Thị trường trái phiếu Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường trái phiếu việt nam 004 (Trang 37 - 39)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIÊU

2.1.1 Thị trường trái phiếu ở một số quốc gia Châ uÁ

2.1.1.3 Thị trường trái phiếu Nhật Bản

™ Tổng quan thị trường trái phiếu Nhật

Sự phát triển TTTP Nhật Bản có thể được nhìn thấy thông qua sự phát triển của thị trường TPCP Nhật Bản (JGB). JGB đóng vai trị trọng tâm trên thị trường tài chính, chứng khốn. Chứng khốn do Chính phủ phát hành là cơng cụ tài chính được giao dịch trên thị trường, có mức độ thanh khoản và chất lượng tín dụng cao. Do đó, JGB được xem là tiêu chuẩn của TTTP Nhận Bản. Sự phát triển thị trường TPCP của được tóm tắt như sau:

- Trái phiếu tài trợ cho thâm hụt được phát hành vào thời gian sau đại chiến thế giới thứ II. Trong khoảng thời gian 1960 – 1970, trái phiếu được bán cho các tổ chức tài chính.

- Năm 1974, khủng hoảng dầu khí đầu tiên tạo áp lực lên Chính phủ buộc phải phát hành càng nhiều TPCP. Lúc này, Chính phủ lệ thuộc vào TPCP. TPCP được mua bởi một nhóm các tổ chức tài chính, bao gồm ngân hàng tư nhân, cơng ty chứng khốn, cơng ty bảo hiểm. Tuy nhiên, với số lượng lớn được phát hành đã tạo ra nhiều khó khăn cho các tổ chức tài chính này có thể nắm giữ toàn bộ trái phiếu JGB. Năm 1997, trái phiếu JGB được giao dịch đầu tiên trên thị trường. Năm 1982, trái phiếu JGB lãi suất thả nổi kỳ hạn 15 năm được chào bán ra công chúng. - Năm 1983, ngân hàng bắt đầu bán TPCP cho nhà đầu tư cá nhân. Năm 1989, phương thức đầu

giá cạnh tranh TPCP kỳ hạn 10 năm được đưa ra. Năm 2006, tất cả trái phiếu JGB được giao dịch trên thị trường tài chính.

Trái ngược với sự tăng trưởng của thị trường TPCP, thị trường TPDN thì chưa phát triển. Năm 1905, quy định phát hành TPDN phi bảo đảm (không bảo lãnh và không thế chấp) được đưa ra và số lượng TPDN đã tăng. Tuy nhiên, với số lượng lớn TPDN được phát hành đã tạo ra sự sụp đổ của TTTP. Năm 1935, chất lượng tín dụng bắt đầu được củng cố. Hơn nữa, trước đó, ngân hàng Chính phủ Nhật cung cấp những khoảng vay dài hạn cho doanh nghiệp, điều này góp phần làm cho các doanh nghiệp giảm bớt sự quan tâm đến thị trường TPDN. Do đó, giao dịch của TPDN trên TTTP thấp hơn TPCP.

Các loại trái phiếu: Chính phủ phát hành các loại trái phiếu như: ngắn hạn (trái phiếu kho bạc nhà nước kỳ hạn 6 tháng – 1 năm), trung hạn (trái phiếu kỳ hạn từ 2 đến 5 năm), dài hạn (trái phiếu 10 năm), siêu dài hạn (trái phiếu lãi suất thả nổi kỳ hạn 15 năm, trái phiếu 20 năm, 30 năm và 40 năm), trái phiếu cho các nhà đầu tư JGB cho các nhà đầu tư cá nhân (kỳ hạn 5 năm và 10 năm), trái phiếu theo chỉ số lạm phát (kỳ hạn 10 năm).

Cơ cấu các nhà đầu tư: Cơ cấu các nhà đầu tư TPCP bao gồm ngân hàng Nhật, tổ chức tài chính, bảo hiểm nhân thọ, …

Hình 2.6: Cơ cấu trái chủ của trái phiếu JGB (tháng 06/2007)

™ Cơ chế chủ yếu cho sự phát hành và giao dịch trái phiếu

- Về phương thức phát hành trái phiếu9: việc phát hành trái phiếu được thực hiện theo phương

thức đấu giá: Đấu giá cạnh tranh về giá hoặc lãi suất , đấu giá phi cạnh tranh, đấu giá cạnh tranh phi giá

- Về TTTP thứ cấp: được chia ra bởi giao dịch trên sàn tập trung và giao dịch thông qua thị trường

OTC, chẳng hạn như giao dịch tại các cơng ty chứng khốn. OTC là phương thức giao dịch trái phiếu chiếm ưu thế hơn bởi vì trái phiếu phát hành với số lượng lớn nên giao dịch, thủ tục có xu hướng phức tạp, và bản thân nghiệp vụ giao dịch cũng phức tạp. Hiện nay, trái phiếu JGB kỳ hạn 2, 5, 10, 20, và trái phiếu JGB lãi suất cố định 30 năm được niêm yết trên sàn giao dịch Tokyo, Osaka và Nagoya, giao dịch hàng ngày đều được công bố. Ở thị trường OTC, theo nguyên tắc, giá được thương lượng giữa các thành viên tham gia. Tuy nhiên, để giao dịch trái phiếu trên OTC đảm bảo cơng bằng và bình đẳng, hiệp hội dealer chứng khoán Nhật bản đưa ra quy định Fair Business Practice (thực hiện giao dịch công bằng), u cầu các cơng ty chứng khốn duy trì sự công bằng của các giao dịch bằng cách thực hiện ở mức giá thích hợp. Hơn hữa, để cải thiện chức năng công bố thông tin giá cả của TTTP OTC, hiệp hội đưa ra giá tham chiếu cho giao dịch trái phiếu OTC vào mỗi ngày giao dịch, trên cơ sở báo cáo từ các thành viên công ty chứng khốn hoặc các tổ chức tài chính. Năm 1997, Nhật quy định khoảng thời gian giữa giao dịch được thực hiện và thanh toán là “T+3”, nghĩa là việc thanh toán được thực hiện

vào ngày làm việc thứ 3 kể từ ngày giao dịch được thành công. Nhật đã có nhiều nỗ lực để rút ngắn thời gian thanh toán. Tháng 01/2003, một hệ thống thanh toán mới được đưa ra và tổ chức thanh toán bù trừ TPCP được thành lập vào tháng 10/2003 và hoạt động vào ngày 02/05/2005. Để thực hiện thanh toán bù trừ cho trái phiếu JGB, hệ thống mạng lưới tài chính ngân hàng Nhật bản (sau đây gọi là BOJ – NET: Bank of Japan Network system) được sử dụng. Dưới BOJ – NET, phương thức thanh toán chứng khoán DVP được đưa ra nhằm giảm thiểu rủi ro thanh toán.

- Nghiệp vụ cho vay trái phiếu: nghiệp vụ này còn gọi là nghiệp vụ Repo. Với nghiệp vụ này, TPCP được cho mượn cùng với tiền mặt như là khoản ký quỹ. Sau khoảng thời gian nào đó, người cho vay (trái phiếu) nhận lại số lượng trái phiếu và hoàn lại tiền ký quỹ cho người đi vay. Ở khía cạnh khác, nghiệp vụ Repo (nghiệp vụ giao dịch trái phiếu bằng hợp đồng mua lại) được sử dụng như một phương thức huy động vốn. Tuy nhiên, một đề xuất rằng thị trường Repo Nhật bản, mà trên cơ sở hệ thống duy nhất để cho vay và cho mượn có ký quỹ, sẽ được thay thế bởi một loại giao dịch được chuẩn hóa tồn cầu. Và ở Nhật, nghiệp vụ giao dịch trái phiếu gensaki với cơ chế xây dựng để quản lý rủi ro đã được đưa ra vào tháng 04/2001. Trong tương lai, nghiệp vụ này được mong đợi đóng vai trị then chốt trên thị trường tiền tệ ngắn hạn và không chỉ là nghiệp vụ trong nước mà sẽ được phổ biến xuyên quốc gia.

- Nghiệp vụ hoán đổi lãi suất: là nghiệp vụ mà các dạng thanh toán lãi suất khác nhau (chẳng hạn

lãi suất thả nổi và cố định) được chuyển đổi trong thời gian nhất định nào đó. Nghiệp vụ hốn đổi lãi suất, nhằm mục đích quản lý được khoản nợ vay, được thực hiện theo quy định của luật về Special Account of Government Debt Consolidation Fund, và được sửa đổi vào năm 2002.

- Chương trình “Mua lại”: đây là chương trình Chính phủ chấp dứt khoản nợ bằng cách mua lại

trái phiếu chưa đáo hạn. Chương trình này tương tự như chiết khấu/ khấu trừ trả trước. Nhưng thực tế, nó khác với thực hiện “chiết khấu trả trước”. Với chiết khấu trả trước, nợ được trả tính trên vốn theo mệnh giá hồn tồn khơng quan tâm đến sự sẵn lòng của trái chủ. Với chương trình Buy – back, chỉ thực hiện khi trái chủ sẵn lòng thực hiện giao dịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường trái phiếu việt nam 004 (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)