Thị trường trái phiếu Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường trái phiếu việt nam 004 (Trang 44 - 46)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIÊU

2.1.3 Thị trường trái phiếu Mỹ

TTTP Mỹ bao gồm thị trường TPCP, trái phiếu chính quyền địa phương, thị trường TPDN và thị trường phái sinh. Các thị trường này trong thời gian gần đây đã phát triển một cách nhanh chóng theo nhu cầu ngày càng gia tăng của tín dụng. Trong khi quy mô của TTTP thế giới năm 2007 vào khoảng 44 nghìn tỷ đơ la, thị trường Hoa Kỳ ước khoảng 25 nghìn tỷ đơ la (trên 50% thị trường thế giới).

Khởi đầu của TTTP Hoa kỳ là thị trường TPCP. Năm 1992, Kho bạc Hoa Kỳ đã phát hành trái phiếu. Nhu cầu cho trái phiếu quá lớn đến nỗi Kho bạc đã thực hiện hình thức đấu giá. Các hình thức đấu giá trở thành sự kiện thường xuyên và quan trọng bởi vì lãi suất của mỗi trái phiếu có kỳ đáo hạn khác nhau được sử dụng như “lãi suất phi rủi ro” cho các mục đích tín dụng. Từ đó, các trái phiếu chính quyền địa phương, TPDN khác có thể đưa ra lãi suất một cách hệ thống, mà phụ thuộc vào sự đánh giá tín dụng. Việc giao dịch cơng cụ nợ Chính phủ hếu hết được thực hiện trên thị trường OTC và phản đối việc giao dịch trên sàn.

Vào những năm đầu của thập niên 1980, lãi suất trái phiếu dần dần gia tăng do sự gia tăng của giá cả hàng hóa, lương của người lao động gia tăng và do sự thâm hụt gia tăng. Khi sinh hoạt phí gia tăng, giá trái phiếu giảm giá trị, thì sự cạnh tranh của các chứng khốn có lãi suất làm gia tăng rủi ro tín dụng, và do đó lãi suất trái phiếu tăng. Kết quả là, tín dụng doanh nghiệp cũng tăng lãi suất, nhưng lượng TPCP tràn ngập sẽ làm lượng TPDN có rủi ro hơn tăng nhanh hơn TPCP. Từ đó, các sản phẩm phái sinh ra đời, được sử dụng như công cụ quản trị rủi ro.

Sự gia tăng của sức mạnh công nghệ thông tin cùng với mong muốn quản lý một danh mục đầu tư tốt hơn dẫn đến sự ra đời của thị trường phái sinh. Công cụ phái sinh đã tách biệt phần vốn (phần thanh toán khi đến hạn của trái phiếu) ra khỏi dòng tiền lãi. Theo đó, trong giai đoạn lãi suất tăng, nhà đầu tư muốn dòng tiền quay trở về để mà đầu tư ở mức lãi suất cao hơn.

™ Thị trường TPCP

- Chứng khốn Chính phủ Mỹ là công cụ nợ phi rủi ro được phát hành bởi Chính phủ Mỹ. Các chứng khốn này đóng vai trị quan trọng, thậm chí là duy nhất trên thị trường tài chính bởi vì chúng an tồn, thanh khoản cao, chi phí giao dịch thấp. Tính đến thời điểm tháng 10/2007, kho bạc Mỹ phát hành 4 loại chứng khoán được biết đến là tín phiếu kho bạc (Treasury bill) có thời gian đáo hạn ngắn nhất (dưới 1 năm), cơng cụ có thời hạn trung bình (2, 5 hoặc 10 năm) là Treasury Note, trái phiếu có kỳ hạn trên 10 năm và các loại chứng khoán ngăn ngừa lạm phát có kỳ hạn 5 – 10 – 20 năm (gọi là TIPS – Treasury Inflation Protected Securities).

- Các thành phần cơ bản tham gia trên thị trường TPCP

+ Cục dự trữ liên bang trên thị trường TPCP Mỹ: ngân hàng dự trữ liên bang New York, theo

sự chỉ định của Hội đồng thị trường mở liên bang (FOMC), là thành viên quan trọng duy nhất trên TTTP. Mỗi 6 tuần/lần FOMC xem xét tình hình nền kinh tế và xác định mục tiêu cho lãi suất huy động liên bang, mà ở mức lãi suất này ngân hàng Hoa Kỳ thực hiện cho vay hoặc đi vay.

+ Hệ thống nhà tạo lập thị trường: trong số thành viên quan trọng nhất của khu vực tư nhân trên

thị trường TPCP là hệ thống nhà tạo lập thị trường. Các dealer này phải “tham gia đầy đủ và đúng nghĩa ở cả hoạt động thị trường mở của Fed và đấu giá TPCP, … cung cấp thông tin giao dịch thị trường và sự phân tích này hữu ích cho chính sách tiền tệ”. Cục dự trữ liên bang không điều tiết thường xuyên các nhà tạo lập thị trường này nhưng buộc họ đáp ứng những yêu cầu về nguồn vốn. Cục dự trữ liên bang có thể “bãi nhiệm” nhà tạo lập thị trường nếu họ không thể tham gia vào các cuộc đấu giá, hoặc tham gia thị trường mở hoặc nguồn vốn dự trữ của họ giảm thấp dưới mức yêu cầu.

+ Nhà môi giới: trước năm 2000, hầu hết các nhà môi giới thực hiện giao dịch TPCP bằng truyền miệng trên thị trường thứ cấp. Tất cả các nhà môi giới phải báo cáo hoạt động giao dịch của mình lên GovPX. Tháng 03/1999 một sàn giao dịch điện tử được thiết lập hỗ trợ cho các thành viên tham gia, gọi là eSpeed và hệ thống này nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Năm 2000, hệ thống môi giới điện tử, BrokerTec, được đưa ra thị trường. Các hệ thống giao dịch điện tử hỗ trợ cho việc thực hiện giao dịch bằng truyền miệng sang phương thức giao dịch bằng mạng lưới thông tin điện tử (ECNs) và chiếm lĩnh trong việc giao dịch công cụ TPCP cho đến nay.

™ Thị trường trái phiếu phi Chính phủ

Trong phần TTTP phi Chính phủ, tác giả tập trung đề cập chủ yếu những kinh nghiệm về cầu trúc vi mô của thị trường TPDN để đạt được sự minh mạch trong giao dịch trên TTTP phi Chính phủ. Tính bền vững lâu dài của thị trường TPDN một phần phụ thuộc vào thị trường thứ cấp làm cho thị trường vốn trở nên hiệu quả. Thị trường TPDN ở Mỹ đã thiết lập một cấu trúc riêng để thúc đẩy đạt được sự minh bạch sau giao dịch.

Hầu hết giao dịch TPDN diễn ra trên thị trường OTC. Các broker – dealer thực hiện một số lượng lớn giao dịch (theo lệnh của khách hàng) bằng năng lực về vốn của họ và họ thực hiện giao dịch với nhau trên thị trường dealer để đạt được số lượng chứng khoán mà khách hàng của họ mong muốn và để quản lý lượng chứng khoán tồn kho của họ.

Thị trường TPDN Mỹ khơng có hệ thống yết giá liên kết các dealer tập trung và do đó khơng thể mơ tả được thị trường dealer đấu giá theo giá và cả thị trường đấu giá theo lệnh. Việc giao dịch được thực hiện bằng cách thương lương qua điện thoại hoặc thư điện tử (e – mail). Các nhà đầu tư nhỏ lẻ thực hiện giao dịch chủ yếu thông qua điện thoại. Tuy nhiên, gần đầy việc giao dịch đã dần dẩn chuyển hướng sang thương thảo điện tử.

Đầu năm 1998, vấn đề nổi lên là thị trường TPDN Mỹ không thể điều chỉnh thông qua cạnh tranh. Hơn nữa, khoảng giữa năm 1998, sức cạnh cạnh không thể bắt kịp những cải tiến công nghệ kỹ thuật trong giao dịch. Cho rằng một cấu trúc thị trường dealer cạnh tranh về mối quan hệ, thì khơng có gì ngạc nhiên rằng sự can thiệp mang tính pháp lý cần thiết cho sự minh bạch đối với thị trường TPDN Mỹ. Thật ra, cải thiện sự minh bạch ở thị trường dealer ở Mỹ thường đến từ sự can thiệp hoặc khuyến khích mang tính pháp lý.

Theo yêu cầu của chủ tịch SEC (Arthur Levitt), hiệp hội NASD đã tạo được sự minh bạch về giá cả ở thị trường TPDN OTC thông qua hệ thống TRACE (Trade Reporting and Compliance Engine). TRACE quan sát, nắm bắt thông tin báo cáo và sự minh bạch của các hoạt động giao dịch OTC ở TPDN. TRACE bắt đầu hoạt động vào 01/07/2002 và dần hoàn thiện theo từng giai đoạn phát triển. Một điều lưu ý rằng TRACE không giám sát tất cả chứng khốn mà được gọi là cơng cụ nợ vay của doanh nghiệp. Các công cụ này có thể bao gồm trái phiếu trung - dài dạn, trái phiếu có thể chuyển đổi, trái phiếu có lãi suất cố định, với cả trái phiếu có lãi suất cao và trái phiếu được đánh giá xếp hạng khác nhau,…Tuy nhiên, việc giao dịch trái phiếu được phát hành theo quy định 144A phải được báo cáo về NASD, việc giao dịch các chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản và chứng từ thương mại không cần báo cáo về NASD và do đó giao dịch ở những công cụ này không minh bạch.

Mặc dù sự minh bạch chịu chi phối bởi pháp lý nhưng áp lực cạnh tranh vẫn là cần thiết để đạt được hiệu quả minh bạch. Một điều có thể nhận thấy rằng những người thi hành luật không thể ép buộc các thành viên thị trường sử dụng thông tin nhưng sự truyền đạt thông tin tốt nhất đến các dealer, các tổ chức tài chính, các nhà đầu tư và các thành viên khác phụ thuộc vào sức cạnh tranh của thị trường. Do vậy, sự minh bạch sẽ bị giới hạn nếu như nhu cầu về thơng tin khơng có.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường trái phiếu việt nam 004 (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)