Thị trường trái phiếu Châu Âu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường trái phiếu việt nam 004 (Trang 41 - 44)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIÊU

2.1.2 Thị trường trái phiếu Châu Âu

TTTP Châu Âu là một thị trường được hình thành và phát triển trên cơ sở hợp nhất tiền tệ của các quốc gia thuộc khu vực Châu Âu.

™ Thị trường trái phiếu Chính phủ:

Thị trường TPCP đã từng là thị trường chiếm ưu thế của TTTP Châu Âu. Về quy mô, thị trường TPCP bằng đồng euro với số lượng lưu hành có tổng trị giá tương đương 3689 tỷ EUR năm 2003 và có thể sánh với quy mô thị trường TPCP Mỹ

- Lãi suất trên TTTP Châu Âu: Mặc dù có sự khác nhau về phạm vi hay khu vực giữa các nước

thuộc khối Châu Âu, nhưng chế độ liên minh tiền tệ đã làm giảm thấp chi phí vay mượn cho Chính phủ khu vực Châu Âu. Việc cố định loại tiền tệ giới hạn chi phí liên quan đến tiền tệ mà các nhà đầu tư trong khu vực phải gánh chịu, theo đó lần lượt độ lệch lãi suất liên quốc gia

(trong khối EU) được thu hẹp lại. Độ lệch lãi suất thu hẹp phản ánh rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng cũng thu hẹp.

- Sự thay đổi về chiến lược phát hành: Dưới chế độ liên minh tiền tệ, Chính phủ của các nước

đã đẩy mạnh cải thiện tính hấp dẫn của chứng khốn quốc gia mình. Mục tiêu của họ là làm tăng tính thanh khoản của các cơng cụ này. Việc làm tăng tính thanh khoản đã thúc đẩy họ thực hiện việc tái cấu trúc và cải cách trên thị trường. Các phương pháp được đưa ra là tăng quy mô phát hành, xem xét lại thủ tục phát hành, và sự sáng tạo một cơ quan quản lý nợ vay. Những biện pháp này được thực hiện để cải thiện cấu trúc thị trường, bao gồm thúc đẩy một sàn giao dịch điện tử, sàn giao dịch các công cụ phái sinh cũng như thiết lập các hoạt động repo hay các phương thức reopening trái phiếu kho bạc.

™ Thị trường trái phiếu phi Chính Phủ:

- Về quy mô phát hành: sự tăng trưởng nổi bật gần đây nhất của TTTP phi Chính phủ có lẽ là ví

dụ điển hình nhất của việc đống tiền chung EUR như là một chất xúc tác cho sự phát triển này. Triển vọng của việc tiếp cận thị trường vốn liên Châu Âu thơng qua đồng tiền chung (theo đó làm giảm chi phí huy động mà lại khơng phát sinh rủi ro tỷ giá) đã hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài khối EU. Theo dữ liệu chứng khoán của ngân hàng trung ương Châu Âu (European Central Bank), lượng trái phiếu lưu hành trên TTTP bằng đồng EUR khoảng 4742 tỷ EUR vào năm 2002, trong khi đó chỉ có 3851,8 tỷ EUR vào năm 2000 và 2882,2 tỷ EUR vào năm 1998.

- Các loại trái phiếu: bộ phận lớn nhất trên TTTP này thật ra phần lớn là trái phiếu do các tổ

chức tài chính phát hành phần lớn (40% – 50% tổng lượng phát hành) và trái phiếu lãi suất thả nổi phát hành với quy mô vừa và nhỏ. Nhiều sự đổi mới trên TTTP phi Chính phủ cũng liên quan đến tổ chức tài chính, chẳng hạn: sự xuất hiện rộng rãi loại trái phiếu đảm bảo bằng thế chấp kiểu Pfandbriefe (Pfandbriefe – style mortgage bond). Loại cơng cụ này khơng những đã chứng tỏ nó có mức tín nhiệm cao mà những chứng khốn phi Chính phủ này có thể cung cấp tính thanh khoản tương tự như TPCP. Bên cạnh đó, một loại chứng khoán khác là trái phiếu được đảm bảo bằng tài sản thế chấp (asset - backed bond). Các loại chứng khoán này được đảm bảo bằng tài sản chứ không phải là các khoản thế chấp (mortgage), chẳng hạn như: khoảng phải thu, khoản nợ vay. Trái phiếu ABS đã có tốc độ tăng đầy đầy ấn tượng kể từ giữa thập niên 1990, từ số lượng phát hành chỉ có 8 tỷ EUR năm 1995 đã đạt được gần 60 tỷ EUR năm 2001. Tương tự Pfandbriefe, ABS là cơng cụ dại hạn với chất lượng tín dụng cao nhưng với lãi suất thả nổi.

™ Cấu trúc TTTP Châu Âu

- Giao dịch trên thị trường thứ cấp: Tính thanh khoản trên thị trường thứ cấp là điểm chính yếu

trong TTTP có chức năng hiệu quả. Theo đó, việc giao dịch trái phiếu hiện được tập trung chủ yếu qua sàn giao dịch điện tử, mà sàn này cho phép minh bạch về giá cả và tập hợp được dữ liệu của toàn thị trường. Lúc này, TPCP giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán tập trung lại bị giảm.

- Hệ thống thanh toán bù trừ: Sự hợp nhất TTTP đã làm tăng khả năng thực hiện giao dịch

xuyên quốc gia trong khối EU một cách dễ dàng. Để hoàn thiện những giao dịch như vậy, các nhà đầu tư tiếp cận hệ thống ở các nước khác nhau thông qua việc sử dụng các kênh trung gian, được mơ tả bởi tập đồn Giovannini (2001) được thành lập vào năm 1996 bởi ECOFIN. 3 kênh trung gian hiện có là: (1) tổ chức đại diện địa phương mà được đặt trưng là thành viên của lưu ký chứng khốn trung tâm nước ngồi (CSD – Central securities depository), hoặc CSD quốc tế hoặc lưu ký toàn cầu mà cung cấp cho các nhà đầu tư quốc tế một sự tiếp cận đơn nhất. Các nhà đầu tư sử dụng liên kết giữa CSD trong nước với CSD ngoài nước.

™ Thị trường phái sinh (Derivative Market)10

Những năm đầu của thập niên 1990, Châu Âu đã có một số thị trường phái sinh nhưng chỉ mới ở giai đoạn đầu định hình. Thị trường phái sinh lâu đời nhất là LIFFE ở London hình thành vào năm 1982 và bắt đầu giao dịch các hợp đồng tương lai. Một số thị trường phái sinh khác ở EU lần lượt ra đời. Thị trường quyền chọn SOM thành lập năm 1985, theo sau đó là thị trường quyền chọn FOM và thị trường quyển chọn và hợp đồng tương lai FUTOP ra đời năm 1987. Một số nước Châu Âu đã phát triển thị trường phái sinh trong khoản thời gian này, chẳng hạn như Pháp với MATIF (Marche a Terme International de France) thành lập năm 1986 và DTB (DTB Deutsche Terminbõrse ) vào năm 1988, Switzerland với thị trường SOFFEX (Swiss Options and Financial Futures Exchange) vào năm 1986, …

™ Đường cong lãi suất chuẩn trên thị trường EU

Quá trình mà giá cả trên thị trường thu nhập cố định (FIM) được điều chỉnh theo thông tin mới, và theo hướng giá trị cân bằng ngày càng hiệu quả khi thành viên tham gia thị trường chấp thuận cơng cụ nào đó như một công cụ tham chiếu, công cụ chuẩn so sánh cho việc định giá chứng khoán của họ. Sự tồn tại của đường cong lãi suất chuẩn làm cho dự báo về lãi suất trong tương lai dễ dàng hơn, có thể dự báo về triển vọng nền kinh tế vĩ mơ, đánh giá chi phí huy động và so sánh, đối chiếu lãi suất giữa các chứng khoán dễ dàng hơn.

Lãi suất chuẩn so sánh không nhất thiết đồng thời là lãi suất Chính phủ11. Trên nguyên tắc, thậm chí TPDN có thể đáp ứng như một cơng cụ chuẩn so sánh. Sự hữu dụng của đường cong lãi suất như một chuẩn so sánh cho việc định giá cả về toàn cảnh của nền kinh tế vĩ mô mà phụ thuộc vào xác định rõ cấu trúc kỳ hạn. Một cách lý tưởng, cấu trúc kỳ hạn bất cứ thời điểm nào cũng thể hiện kỳ vọng hiện tại của thị trường về lãi suất ngắn hạn trong tương lai. Nghĩa là khơng có yếu tố nào khác hơn lãi suất giao ngay tương lai mong đợi sẽ ảnh hưởng một cách hệ thống lãi suất kỳ hạn.

Một trong những yếu tố quyết định của cơng cụ chuẩn so sánh là tính thanh khoản. Một thị trường thanh khoản là thị trường nơi mà các thành viên tham gia có thể thực hiện chuyển đổi nhanh chóng số lượng lớn một cách nhanh chóng mà chịu tác động khá nhỏ của giá cả. Sự thay đổi lãi suất chuẩn không thể hiện sự mất cân đối cung cầu, mà là hoàn toàn phản ánh những thông tin mới về yếu tố

10 Giới thiệu một số thị trường phái sinh Châu Âu: Xem Phụ lục 8

cơ bản của nền kinh tế vĩ mô. Những yêu cầu cho một thị trường có chiều sâu và có thanh khoản bao gồm một cấu trúc thị trường cạnh tranh nơi mà những thành viên mới và thành viên hiện đang chiếm ưu thế trên thị trường có thể cạnh tranh với nhau; chi phí giao dịch thấp (chẳng hạn: thuế, chi phí cơ sở hạ tầng, và chi phí đền bù cho tính thanh khoản); nhóm các thành viên thị trường không đồng nhất với những nhu cầu giao dịch khác nhau, đánh giá rủi ro, phạm vi đầu tư; cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh đặc biệt hệ thống thanh toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường trái phiếu việt nam 004 (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)