CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIÊU
4.3 Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam
4.3.1 Tăng cung và đa dạng các loại hàng hóa trái phiếu và phát triển các công cụ bảo hiểm
Đánh giá thực trạng của TTTP đã cho thấy rằng chủng loại trái phiếu trên thị trường vẫn chưa đa dạng. Việc đa dạng hóa các sản phẩm phù hợp với thị hiếu của thị trường sẽ thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường, bởi vì sản phẩm đa dạng vừa làm tăng sự lựa chọn cho nhà đầu tư trong cơ cấu danh mục đầu tư của mình vừa giúp họ giảm thiểu rủi ro.
- Với TPCP: trên thị trường chiếm phần lớn là trái phiếu có lãi suất cố định. Tuy nhiên, không một môi trường kinh tế nào mà khơng chịu tác động ít hay nhiều bởi các yếu tố vĩ mơ bên ngồi, việc phát hành trái phiếu có lãi suất cố định sẽ làm rủi ro cho cả các nhà đầu tư và tổ chức phát hành. Vì vậy, trái phiếu có lãi suất thả nổi linh hoạt sẽ giảm thiểu được rủi ro này. Tuy nhiên, việc xác định mức lãi suất thả nổi hoặc cách thức thả nổi, thời hạn thả nổi,… cần phải cần xác định một cách thận trọng, nếu không hoặc sẽ gây thiệt hại cho nhà đầu tư (do lợi tức thấp so với thị trường) hoặc làm tăng gánh nặng nợ cho tổ chức phát hành và làm giảm tính hấp dẫn của trái phiếu. Ngồi ra, TPCP hiện nay chủ yếu là trái phiếu được phát hành bằng đồng nội tệ, lượng trái phiếu quốc tế chiếm một tỷ lệ khá thấp (do Việt Nam chỉ mới thực hiện thành công 2 đợt phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế như là sự thử nghiệm từng bước). Việc phát hành trái phiếu bằng đồng ngoại tệ ra thị trường quốc tế không những nhà đầu tư có thêm lựa chọn mà cịn khẳng định được mức tín nhiệm của Chính phủ và cịn tạo bước đệm để cho các tổ chức phát hành phi Chính phủ thâm nhập TTTP quốc tế. Một điểm nữa được nêu ra ở phần thực trạng là kỳ hạn của TPCP phần lớn là 5 năm, trong khi đó trái phiếu là cơng cụ nợ dài hạn. Do đó, Chính phủ cần phải phân bổ kỳ hạn trái phiếu được phát hành. Như vậy, Chính phủ có thể đa dạng trái phiếu bằng cách đa dạng kỳ hạn phát hành, đa dạng hình thức trả lãi và loại tiền trái phiếu đựơc phánh hành. Tuy nhiên, một vấn đề Chính phủ cần chú ý và rút kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước là cần định kỳ lập kế hoạch và công bố kế hoạch phát hành để nắm được nhu cầu đầu tư, đồng thời không làm mất cân đối nợ vay quốc gia, làm tổn thương đến mức tín nhiệm quốc gia. TPCP khơng chỉ là cơng cụ để huy động vốn mà cịn định hướng tồn TTTP phát triển và trong số đó cịn là cơng cụ chuẩn để hình thành đường cong lãi suất chuẩn.
- Với TPDN: hiện nay các doanh nghiệp phát hành trái phiếu có lãi suất thả nổi hoặc cố định, trái phiếu có tài sản đảm bảo. Loại trái phiếu chuyển đổi (sang cổ phiếu), trái phiếu kèm theo quyền chỉ mới có vài đơn vị thực hiện. Doanh nghiệp có thể triển khai phát hành các loại trái phiếu chuyển đổi lãi suất, trái phiếu thu nhập, trái phiếu có thể thu hồi,… Tuy nhiên, để doanh nghiệp phát hành thành cơng các loại trái phiếu này thì chúng phải có tính hấp dẫn các nhà đầu tư. Và điều này chỉ có thể đạt được nếu tổ chức phát hành công bố các điều khoản và các thông tin liên quan một cách rõ ràng đối với từng loại trái phiếu, chẳng hạn: thời hạn chuyển đổi, tỷ lệ chuyển đổi, thời hạn thu hồi,… Bên cạnh đó, các văn bản pháp lý về việc phát hành các loại trái phiếu này cũng cần được ban hành và quy định rõ ràng để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng cần khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia phát hành trái phiếu nhằm tăng cung cho TTTP. Vấn đề khó khăn hiện nay là nhà đầu tư chưa có niềm tin, chưa có tín nhiệm đối với các loại trái phiếu do các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát hành. Vì vậy, một mặt các doanh nghiệp này có thể liên kết với nhau để phát hành trái phiếu, mặt khác Chính phủ cần ban hành những quy định thủ tục sao cho tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ có thể tham gia phát hành. Một điểm cần chú ý, rút ra từ kinh nghiệm của các quốc gia, đó chính là chất lượng tín dụng của tổ chức phát hành phi Chính phủ. Nhìn chung, TPDN có độ rủi ro cao hơn so với TPCP. Do đó, để tránh tình trạng thị trường TPDN bị sụp đổ và gây tổn thương đến thị trường TPCP nói riêng và tồn TTTP nói chung, cơ quan chức năng cần phải đưa ra các quy định giới hạn về mức tín nhiệm của các doanh nghiệp khi phát hành trái phiếu. TTTP Việt Nam còn khá non trẻ. Việc phát triển TTTP cần phải có lộ trình thực hiện, tránh tình trạng phát hành trái phiếu ồ ạt, như việc phát hành cổ phiếu trong thời gian qua, sẽ tạo nên gánh nặng cho nền kinh tế. Về vấn đề định hướng nhà đầu tư, nên định hướng phát hành hướng về các nhà đầu tư là các tổ chức tài chính, các cơng ty chứng khốn lớn, các quỹ đầu tư .... vì các tổ chức này sẽ có năng lực quản trị và phân tích hơn các nhà đầu tư nhỏ lẻ trong việc đánh giá tín nhiệm tín dụng, phát hiện ra những rủi ro tiềm ẩn cũng như khả năng vỡ nợ của tổ chức phát hành. Điều này tránh được tình trạng sụp đổ của thị trường khi vừa mới hình thành và cịn non trẻ.
Đa dạng các công cụ bảo hiểm rủi ro
Những người tham gia hoạt động mua và bán trái phiếu luôn phải gánh chịu những rủi ro vỡ nợ, rủi ro lãi suất tiềm ẩn. Với mục đích bảo vệ họ khỏi những rủi ro tiềm ẩn này, công cụ bảo hiểm được thiết kế dưới dạng là các sản phẩm phái sinh tín dụng. Phái sinh tín dụng là sự thỏa thuận song phương giữa người mua sự bảo vệ và người bán sự bảo vệ. Tài sản cơ sở của sản phẩm phái sinh tín dụng này hầu hết là chứng khoán nợ hoặc là những khoản nợ vay khác. Do đó, để TTTP phát triển thì các sản phẩm phái sinh tín dụng này cần phải được thiết kế phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng tham gia mua bán trên thị trường.
Ở nhiếu quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, khu vực Châu Âu,… đã đưa các sản phẩm phái sinh tín dụng. Ở Việt Nam, hiện tại, sản phẩm phái sinh tín dụng nhìn chung là khá mới mẻ, hầu như chưa có. Thị trường phái sinh tín dụng là một thị trường liền kề hỗ trợ cho sự phát triển của TTTP và không thể tách rời khỏi TTTP. Để thị trường phái sinh tín dụng phát triển, cần thực hiện những giải pháp sau :
- Trước hết, do sản phẩm phái sinh tín dụng là khá mới nên cần học hỏi kinh nghiệm của các nước có thị trường phái sinh tín dụng đã phát triển thơng qua việc nhờ những chuyên gia nước ngồi có kinh nghiệm (JP Morgan, merril Lynch,..) để thiết kế những công cụ bảo hiểm phù hợp với điều kiện và sản phẩm trái phiếu ở Việt Nam. Trên thế giới, sản phẩm phái sinh tín dụng phổ biến nhất là “hốn đổi rủi ro tín dụng” (credit default swap). Việt Nam bước đầu có thể thiết kế và phát triển này loại sản phẩm CDS này để thử nghiệm. Khi có kinh nghiệm về thiết kế sản phẩm phái sinh và quản lý thị trường phái sinh tín dụng thì phát triển dần những loại sản phẩm phái sinh tín dụng khác sao cho phù hợp với điều kiện ở thị trường Việt Nam.
- Phái sinh tín dụng hầu hết được hình thành trên những tài sản cơ sở là trái phiếu. Vì vậy, để thiết kế được nhiều sản phẩm thì cần đa dạng chủng loại trái phiếu. Theo đó, việc đa dạng khơng chỉ tạo ra nhiều sự lựa chọn cho các nhà đầu tư trên TTTP để tối đa hóa danh mục đầu tư
mà cịn thúc đẩy sự phát triển các sản phẩm phái sinh tín dụng giúp họ có thêm nhiều cơng cụ để bảo vệ mình khỏi những rủi ro vỡ nợ, rủi ro lãi suất hoặc những rủi ro khác.
- Bên cạnh đó, Chính phủ cần phải xem xét đến những khía cạnh sau để thúc đẩy thị trường phái sinh tín dụng phát triển:
+ Xây dựng những phương thức giao dịch sản phẩm phái sinh tín dụng trên thị trường.
+ Định hướng những nhà thiết kế và cung cấp những sản phẩm phái sinh tín dụng. Thông thường, phù hợp nhất là các NHTM hay các tổ chức tài chính khác. Họ là những thành viên có năng lực tài chính lớn, có khả năng nhạy bén, nắm bắt, phân tích và đo lường những rủi ro trên thị trường, từ đó có thể thiết kế ra nhiều sản phẩm phù hợp.
+ Tương tự như các sản phẩm khác trên thị trường chứng khốn nói chung hay TTTP nói riêng, các sản phẩm này cũng cần có tính thanh khoản. Cơ quan có chức năng nên có những biện pháp làm tăng tính thanh khoản của các sản phẩm này.
+ Hoạt động giao dịch phái sinh tín dụng thường dễ dàng gây ra những hiện tượng đầu cơ trên thị trường, chứ không phải là hình thức sử dụng nó như cơng cụ bảo hiểm rủi ro (chẳng hạn như chủ nợ cho một tổ chức vay nhằm mục đích được hưởng lãi và những đặc quyền khác từ người đi vay, nhưng sau đó lại mua lại sản phẩm phái sinh tín dụng với trị giá lớn gấp mấy lần giá trị tài sản cơ sở của tổ chức này nhằm đạt được một sự hoàn trả lớn hơn rất nhiều so với khoản vốn và lãi mà người cho vay này được hưởng). Do đó, Chính phủ cần có ban hành những quy định một cách chăt chẽ để tránh tình trạng đầu cơ trên thị trường phái sinh tín dụng, vì hiện tượng này dễ dàng gây ra một sự sụp đổ lan tỏa từ thị trường phái sinh đến TTTP và tác động lớn thị trường tài chính trong nước. Học hỏi kinh nghiệm từ những quốc gia đi trước về sự thành công và thất bại, từng bước phát triển thị trường một cách cẩn trọng là một trong những giải pháp để tránh tình trạng sụp đổ của tồn thị trường.
+ Chính phủ cần ban hành những quy định về nghĩa vụ, quyền lợi cũng như trách nhiệm của những đối tượng tham gia mua – bán sự bảo vệ một cách rõ ràng, quy định về sự minh bạch thông tin trước, trong và sau q trình giao dịch các sản phẩm phái sinh tín dụng. Chẳng hạn như: người mua sự bảo vệ có thể được u cầu cung cấp thơng tin tại thời điểm mua về những rủi ro trong tài sản cơ sở để mà giữa họ và người bán có thể đi đến sự thỏa thuận về giá cả của sản phẩm,…
Sự phát triển của thị trường phái sinh tín dụng khơng thể tách rời khỏi sự phát triển của TTTP. Chủng loại trái phiếu khác nhau trên TTTP tạo nên sự đa dạng của các sản phấm phái sinh tín dụng. Ngược lại, sự đa dạng các sản phẩm phái sinh tín dụng trên thị trường này sẽ thúc đẩy TTTP phát triển thông qua việc cung cấp những cơng cụ bảo hiểm trong q trình đầu tư vào các tài sản cơ sở, từ đó làm tăng tính thanh khoản của các tài sản cơ sở trên TTTP.
Nhân tố con người ln đóng vai trị then chốt trong tất cả các hoạt động. Do đó, việc nâng cao nhận thức lẫn trình độ ln là vấn đề được đặt lên hàng đầu và được thực hiện thường xuyên. TTTP phát triển khi các tổ chức và cá nhân trong toàn xã hội nhận thức và hiểu được vai trị và lợi ích của trái phiếu. Và một khi nhận thức của các chủ thể này được nâng cao, dĩ nhiên, sẽ thúc đẩy sự gia tăng và đa dạng chủ thể phát hành, chủ thể đầu tư trên TTTP.
Về phía nhà đầu tư
Đây là khía cạnh tạo ra cầu trái phiếu trên thị trường. TTTP mới nổi lên trong thời đây, do đó những hiểu biết về đầu tư trái phiếu của nhà đầu tư vẫn còn ở mức độ hạn chế. Ngồi ra, các nhà đầu tư cịn hạn chế về khả năng phân tích báo cáo tài chính của tổ chức phát hành, chưa nắm bắt thông tin một cách chính xác, đầy đủ để phân tích diễn biến TTTP,… Trong suốt thời gian qua, phương thức gửi tiền tiết kiệm vào các tổ chức tài chính, mà chủ yếu là NHTM, là kênh đầu tư an toàn mà nhà đầu tư lựa chọn, hoặc đầu tư vào cổ phiếu để kiếm lợi nhuận nhờ kinh doanh chênh lệch giá với mức độ rủi ro cao. Việc đầu tư vào trái phiếu, đặc biệt là TPDN, vẫn chưa đại đa số nhà đầu tư biết đến và có kiến thức nhiều về chúng (ngoại trừ một số tổ chức tài chính và phi tài chính lớn mạnh). Nếu có, phần lớn trong số họ chỉ mua và nắm giữ trái phiếu cho đến khi đáo hạn. Mọi hoạt động, giao dịch mua bán TPCP và TPDN hầu như rất ít. Điều này tác động đến lượng cầu trái phiếu trên thị trường. Vì vậy, nâng cao nhận thức lẫn trình độ về trái phiếu là việc làm cấp thiết. Những lợi ích của việc đầu tư vào trái phiếu như : lợi tức cao hơn tiền gửi tiết kiệm, an toàn hơn đầu tư vào cổ phiếu,... cần phải để nhà đầu tư thấu hiểu. Ngoài ra, cần phải truyền đạt và nâng cao trình độ của họ về việc sử dụng các công cụ phái sinh tài chính. Một mặt họ có thể sử dụng sản phấm phái sinh tín dụng để bảo vệ rủi ro do đầu tư vào trái phiếu, mặt khác có thể vận dụng một cách linh hoạt để có thể giúp họ thực hiện cơ cấu danh mục đầu tư nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
Phương thức phổ cập kiến thức, hiểu biết về trái phiếu nhanh chóng và rộng rãi nhất chính là nhờ vào các phương tiện truyền thơng (báo, tạp chí, internet,..). Kiến thức về trái phiếu cịn nhiều điều khá mới mẻ ở Việt Nam, do đó cần phải mở rộng hợp tác giao lưu quốc tế để được tư vấn, đồng thời liên kết tổ chức các chương trình đào tạo để nâng cao trình độ về lĩnh vực chứng khốn nói chung và trái phiếu nói riêng.
Về phía tổ chức phát hành
Tổ chức phát hành trái phiếu bao gồm cả Chính phủ lẫn tổ chức phi Chính phủ. Đối với TPCP, thị trường này đã được đánh giá là ngày càng phát triển. Vì vậy, ở khía cạnh này, thị trường TPDN là khu vực cần được quan tâm nhất. Đây là yếu tố tạo và làm tăng cung hàng hóa trên TTTP.
Thực tế chỉ ra thói quen huy động nguồn tài trợ của các doanh nghiệp thường thơng qua 2 hình thức là phát hành cổ phần và vay vốn của các tổ chức tín dụng. Như vậy, điều cần thực hiện để tăng số lượng doanh nghiệp phát hành trái phiếu trên thị trường chính là nâng cao nhận thức lẫn kiến thức cho các tổ chức này, mà trước hết là các nhà quản lý tài chính trong doanh nghiệp. Khi bản thân các doanh nghiệp có kiến thức vững chắc và nhận ra được lợi ích của việc sử dụng cơng cụ trái phiếu, họ sẽ mạnh dạn sử dụng công cụ này.
Bên cạnh đó, một thực tại là nhiều doanh nghiệp ngần ngại việc minh bạch thông tin bởi nhiều lý do khác nhau. Do vậy, ngoài việc nâng cao kiến thức và nhận thức của họ về công cụ trái phiếu, họ cũng cần phải được nâng cao nhận thức về sự minh bạch thông tin. Bằng cách những cách thức mềm dẻo (khuyến khích) lẫn cưỡng chế (chế tài, pháp luật) để họ quen dần với sự có mặt kiểm tốn và của các tổ chức định mức tín nhiệm. Cần phải cho họ thấy được rằng minh bạch thông tin cũng là một trong những phương thức quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp cả trong nước lẫn quốc tế, tạo niềm tin ở các nhà đầu tư và làm tăng tính thanh khoản cho trái phiếu của chính doanh nghiệp đó.