Đánh giá chung về thị trường trái phiếu Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường trái phiếu việt nam 004 (Trang 76 - 79)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIÊU

3.2 Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam

3.2.2.4 Đánh giá chung về thị trường trái phiếu Việt Nam

TTTP, một bộ phận của thị trường chứng khoán, một “cái chân kiềng thứ ba” của thị trường vốn, trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu. Tốc độ tăng trưởng lượng trái phiếu lưu hành trên thị trường càng khá mạnh. Theo số liệu thống kê của Ngân hàng phát triển Á Châu, nếu như lưu lượng TPCP tính đến cuối năm 2005 chỉ dừng ở mức 4,2 tỷ USD thì đến cuối năm 2007 con số này tăng gần 100%, đạt mức 8,28 tỷ USD và đến cuối năm 2008 đạt mức 12,4 tỷ USD (tăng gần 50% so với cuối năm 2007). Thị trường TPDN cũng tăng nhanh. Tính đến cuối năm 2008, tổng lượng TPDN lưu hành trên thị trường vào khoảng 0,5 tỷ USD, tăng gần 5 lần so với giai đoạn cuối năm 2005.

Bước đi của TTTP dần dần phù hợp với xu thế chung của TTTP quốc tế.

- Thứ nhất, hệ thống pháp lý dần dần được hoàn thiện nhằm điều chỉnh hoạt động của TTTP ngày càng được công khai, minh bạch, công bằng và hiệu quả. Các nghị định, thông tư lần lượt ra đời như Nghị định 52/2006/NĐ-CP ngày 19-05-2006 đã mở rộng đối tượng được tham gia phát hành trái phiếu cho các tổ chức phi Chính phủ làm tăng đa dạng hàng hóa trên TTTP, Nghị định

53/2009/NĐ-CP ngày 04-06-2009 đã mở rộng phạm vi phát hành trái phiếu cho các tổ chức phi

Chính phủ ra thị trường quốc tế, đồng thời cho phép các tổ chức này tự phát hành trái phiếu quốc tế mà có thể khơng thơng qua sự bảo lãnh của Chính phủ, đáp ứng nhu cầu huy động vốn ngày càng tăng của các tổ chức này. Luật chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29-06-2006 do

Quốc hội khóa 11 ban hành với tính pháp lý cao nhất điều chỉnh thị trường chứng khốn nói chung và TTTP nói riêng đã kiện tồn hệ thống khung pháp lý chứng khoán.

- Thứ hai, trái phiếu được phát hành thơng qua hình thức đấu thầu. Lãi suất dần dần được xác định theo cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, TPCP bước đầu đã thực hiện thử nghiệm phát hành theo lô lớn. Đây là các bước đi để xây dựng đường cong lãi suất chuẩn, một công cụ định giá trái phiếu quan trọng của các doanh nghiệp khi phát hành trái phiếu.

- Thứ ba, Chính phủ thử nghiệm thành công việc phát hành trái phiếu ngoại tệ. Điều này cũng góp phần đa dạng chủng loại hàng hóa, làm tăng cung trên TTTP. Theo đó, nhà đầu tư trong nước có thêm nhiều cơ hội đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình và tổ chức phát hành có thể tăng quy mơ vốn huy động ngoại tệ nhờ tiếp cận được thị trường vốn quốc tế nhằm đáp ứng những nhu cầu sử dụng ngoại tệ của mình.

- Thứ tư, TTTP chuyên biệt dần dần được hình thành. Trái phiếu được giao dịch tách biệt với cổ phiếu. Trái phiếu được gắn mã giao dịch và mã định danh riêng nhằm dễ dàng quản lý, theo dõi và giao dịch. Việc lập TTTP chun biệt sẽ góp phần làm tăng tính thanh khoản của trái phiếu trên TTTP. Bên cạnh đó, cùng với quá trình hình thành TTTP chuyên biệt, mà bước đầu là thiết lập hệ thống giao dịch TPCP chuyên biệt, dự kiến 13 thành viên tham gia hệ thống giao dịch vào ngày 24/09/2009 cho thấy được triển vọng hình thành các nhà tạo lập thị trường.

- Thứ năm, hướng đi mới cho cơ chế giao dịch chủ đạo theo phương thức thỏa thuận bao gồm giao dịch thỏa thuận điện tử và thỏa thuận thông thường đều thơng qua hình thức giao dịch từ xa hay giao dịch trái phiếu không sàn. Cơ chế giao dịch này sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư khắp nơi dễ dàng tiếp cận TTTP, từ đó là tăng cầu trên TTTP. Hơn nữa, phương thức thỏa thuận sẽ đáp ứng nhu cầu đầu tư trái phiếu đa dạng cho các nhà đầu tư, góp phần giảm chi phí giao dịch.

- Thứ sáu, hệ thống thanh tốn được thực hiện thơng qua trung tâm lưu ký. Tiền giao dịch được thực hiện thông qua ngân hàng được chỉ định thanh toán, hiện nay là Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam, trong tương lai tồn bộ hệ thống thanh tốn sẽ được chuyển qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thời hạn thanh toán là T+1. Điều này sẽ đẩy nhanh tốc độ giao dịch trái phiếu và làm tăng tính thanh khoản của trái phiếu.

- Thứ bảy, một thành cơng nữa được kể đến đó là việc phát hành TPCP ra thị trường vốn quốc tế vào cuối tháng 10/2005. Sự thành cơng này ngồi việc huy động thêm nguồn lực để phát triển nguồn vốn trong nước mà cịn tạo nên hình ảnh của Việt Nam trên thị trường vốn quốc tế. Điều này sẽ mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam cơ hội tham gia thị trường vốn quốc tế.

- Thứ tám, thị trường TPDN dần dần khẳng định được vai trò là một trong kênh dẫn vốn hữu hiệu của thị trường vốn. Ngày càng có nhiều tổ chức phi Chính phủ lựa chọn hình thức phát hành trái phiếu để huy động. Điều này sẽ làm giảm áp lực cung cấp vốn của hệ thống NHTM cho các doanh nghiệp.

- Thứ chín, nghiệp vụ Repo đã được triển khai nhưng chỉ mới dừng lại ở TPCP, chưa thực hiện đối với TPDN. Mặc dù vậy, Repo góp phần làm tăng tính thanh khoản cho trái phiếu trên TTTP. Bằng cách sử dụng Repo, nhà đầu tư được đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời để tiếp tục tham gia mua bán chứng khoán.

Mặc dù đã đạt được một số thành công nhất định và dần dần khẳng định mình là một kênh huy động vốn hữu hiệu, tạo nên “kiềng 3 chân” vững chắc của thị trường vốn, nhưng TTTP hiện nay vẫn còn rất non trẻ. Tính đến thời điểm hiện nay, quy mơ vốn từ phát hành trái phiếu chỉ tương đượng 17%GDP, trong khi ở các nước trong khu vực tỷ lệ này chiếm trên 50%, như: Thái Lan là 58%, Malaysia là 82%, Singapore là 74%, Trung Quốc là 53%. Sự non trẻ của TTTP không chỉ thể hiện ở quy mơ của tồn TTTP mà cịn thể hiện ở một số tồn tại ở từng khu vực thị trường:

- Đối với khu vực thị trường TPCP: sự phát triển của khu vực này đóng vai trị chủ đạo trong việc

thúc đẩy toàn TTTP phát triển. Những tồn tại của thị trường thể hiện:

+ Hàng hóa TPCP được phát hành chủ yếu là ngắn hạn, có kỳ hạn 2 năm ,3 năm và phần lớn tập trung ở kỳ hạn 5 năm. Bên cạnh đó, ngày đáo hạn của một loạt TPCP được phát hành không trùng nhau.

+ Lãi suất TPCP được xác định theo phương thức đấu thầu. Tuy nhiên, hiệu quả của các đợt phát hành bằng phương thức này chưa cao do áp dụng cơ chế lãi suất trần, dẫn đến tỷ lệ trúng thầu rất thấp, thậm chí là các phiên đấu thầu bị thất bại liên tục, không một trái phiếu nào được phát hành chỉ vì lãi suất đăng ký đấu thầu cao hơn mức lãi suất trần Bộ tài chính đưa ra. Như vậy, phương thức đấu thầu TPCP hiện nay vẫn chưa thực sự theo cơ chế thị trường. + Hiện nay, số lượng thành viên đủ điều kiện tham gia đấu thầu tăng lên. Tuy nhiên, các thành viên không tham gia đấu thầu thường xuyên. Mỗi phiên đấu thầu bình quân phần lớn chỉ có từ 1 đến 3 thành viên, thậm chí có những phiên khơng có thành viên nào tham gia. Điều này làm giảm tính cạnh tranh của các đợt đấu thầu TPCP.

- Đối với khu vực thị trường TPDN:

+ Quy mô phát hành và giao dịch còn rất nhỏ. So với lượng doanh nghiệp trên cả nước hiện nay có khoảng 300.000 tổ chức, thế nhưng chưa có tới 100 doanh nghiệp bước chân vào tham gia phát hành trên thị trường TPDN. Và các tổ chức phát hành đều là các doanh nghiệp lớn, đầu ngành. Và do quy mô phát hành nhỏ kéo theo quy mô giao dịch TPDN lại càng nhỏ. Điều này khiến cho tính thanh khoản của trái phiếu trên thị trường càng thấp, kéo theo tính hấp dẫn của TPDN đối với nhà đầu tư càng giảm, tâm lý e ngại đầu tư vào trái phiếu, dẫn đến tổ chức phát hành khó huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu,… Một loạt những vấn đề phát sinh sẽ làm cho thị trường TPDN càng ảm đạm.

+ Hầu hết các doanh nghiệp đều phát hành trái phiếu có kỳ hạn ngắn, bình qn từ 3 đến 5 năm, rất ít phát hành trái phiếu có kỳ hạn dài (ngoại trừ BIDV là 20 năm, Cơng ty thép miền Nam 25 năm). Từ đó cho thấy doanh nghiệp chưa tận dụng hiệu quả kênh huy động vốn dài

hạn này. Bởi vì nếu huy động trong thời gian ngắn vẫn sẽ tạo áp lực về thời hạn trả nợ vay của các tổ chức phát hành.

+ Mặc dù quy định pháp luật cho phép doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo phương thức đấu thầu nhưng hầu như doanh nghiệp đều phát hành dưới sự bảo lãnh của các tổ chức tài chính trung gian (ngân hàng hoặc cơng ty chứng khốn)

+ Lãi suất TPDN vẫn chưa xác định theo cơ chế thị trường.

+ Hiện nay khung pháp lý đã cho phép các doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế nhưng cho đến nay, do những yếu tố khác quan lẫn chủ quan, chưa có một doanh nghiệp nào tham gia tự phát hành trái phiếu để huy động vốn trên thị trường quốc tế.

- Đối với thị trường phái sinh: thị trường này đem lại nhiều lợi ích cho tất cả các thành phần tham

gia trên TTTP. Bằng cách sử dụng sản phẩm phái sinh phù hợp, cả nhà đầu tư và tổ chức phát hành đều có thể bảo hiểm rủi ro cho mình trên TTTP. Mặc dù nhận thức được những lợi ích của sản phẩm phái sinh tín dụng nhưng thị trường phái sinh tín dụng vẫn chưa phát triển, nhiều sản phẩm phái sinh tín dụng vẫn chưa được thiết kế và triển khai. Thậm chí, khung pháp lý điều chỉnh hoạt động thị trường phái sinh tín dụng vẫn chưa được ban hành cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường trái phiếu việt nam 004 (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)