Quy trình quản lý tài chính của Bệnh viện:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa khu vực củ chi (Trang 29 - 32)

1.2. Nội dung quản lý tài chính Bệnh viện:

1.2.6. Quy trình quản lý tài chính của Bệnh viện:

Quy trình quản lý tài chính trong BV ở Việt Nam gồm 4 bước:  Lập dự toán thu chi.

 Thực hiện dự toán.  Quyết toán.

 Thanh tra, kiểm tra, đánh giá.

Bước 1: Lập dự toán thu chi

Lập dự toán thu chi các nguồn tài chính của BV là thơng qua các nghiệp vụ tài chính để cụ thể hóa định hướng phát triển và kế hoạch hoạt động của BV. Nhằm

tăng nguồn thu hợp pháp và vững chắc, đảm bảo được hoạt động thường xuyên của BV, đồng thời từng bước củng cố và nâng cấp cơ sở vật chất của BV, tập trung đầu tư đúng, đạt hiệu quả cao, hạn chế tối đa lãng phí và tiêu cực, đảm bảo công bằng

trong sử dụng các nguồn đầu tư cho BV.

Xây dựng dự toán theo hướng phát triển, mở và khả thi. Khi xây dựng dự toán thu chi của BV cần căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ của đơn vị, chỉ tiêu, kế

hoạch có thể thực hiện được, kinh nghiệm thực hiện các năm trước, khả năng

NSNN cho phép khả năng tăng thu của đơn vị, khả năng cấp vật tư của NN và của thị trường, khả năng tổ chức quản lý và kỹ thuật của đơn vị...v.v.

Bước 2: Thực hiện dự toán

- 19 - Thực hiện dự toán là khâu quan trọng trong quá trình quản lý tài chính BV.

Đây là q trình sử dụng tổng hoà các biện pháp kinh tế tài chính và hành chính

nhằm biến các chỉ tiêu đã được ghi trong dự toán thành hiện thực. Thực hiện dự toán đúng đắn là tiền đề quan trọng để thực hiện các chỉ tiêu phát triển BV. Tổ chức thực hiện dự toán là nhiệm vụ của tất cả các phòng, ban, các bộ phận trong đơn vị.

Đây là nội dung đặc biệt quan tâm trong công tác quản lý tài chính của BV. Việc

thực hiện dự toán thường diễn ra trong một niên độ NS (ở nước ta là một năm từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng năm).

Căn cứ thực hiện dự toán:

 Căn cứ dự toán thu chi (kế hoạch) của BV đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đây là căn cứ mang tính chất quyết định nhất trong chấp hành dự toán của BV. Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, cùng với việc tăng cường quản lý NN bằng pháp luật, một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý tài chính ngày càng được hồn thiện. Việc chấp

hành dự toán thu chi ngày càng được luật hoá, tạo cho đơn vị chủ động thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.

 Căn cứ khả năng nguồn tài chính có thể đáp ứng nhu cầu hoạt động của BV.

 Căn cứ vào chính sách, chế độ chi tiêu và quản lý tài chính hiện hành của NN.

Yêu cầu của công tác thực hiện dự toán:

 Đảm bảo phân phối, cấp phát, sử dụng nguồn KP một cách hợp lý, tiết kiệm

và hiệu quả.

 Đảm bảo giải quyết linh hoạt về KP vì có thể do sự hạn hẹp của nguồn KP và

những hạn chế về khả năng dự tốn nên chi phí thực tế và dự tốn có thể có những khoảng cách nhất định địi hỏi phải có sự linh hoạt trong quản lý.

Nguyên tắc chung là chi theo dự toán nhưng nếu khơng có dự tốn hoặc dự tốn khơng đủ mà cần chi thì có quyết định theo thứ tự ưu tiên việc gì trước, việc gì sau, thường ưu tiên theo thứ tự:

 Khâu vệ sinh phòng dịch

 Thuốc men đảm bảo khám và chữa bệnh

- 20 -  Trang thiết bị

 Tiền lương và phụ cấp cho CBCNV  Sửa chữa, nâng cấp BV...v.v.

 Chủ động thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán.

 Chủ động thu nhận các nguồn tài chính theo kế hoạch và theo quyền hạn.

 Tổ chức thực hiện các khoản chi theo chế độ, tiêu chuẩn và định mức theo do NN quy định trên cơ sở đánh giá hiệu quả, chất lượng cơng việc.

Bước 3: Quyết tốn

Cơng tác quyết tốn là khâu cuối cùng của quá trình tổ chức quản lý tài chính BV. Đây là q trình phản ánh đầy đủ các khoản chi vào báo cáo quyết toán NS và các nguồn chuyên dùng theo đúng chế độ báo cáo về biểu mẫu, thời gian, nội dung và các khoản chi tiêu. Trên cơ sở các số liệu báo cáo quyết tốn có thể đánh giá hiệu quả phục vụ của chính BV, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đồng thời rút ra

ưu, khuyết điểm của từng bộ phận trong quá trình quản lý để làm cơ sở cho việc

quản lý ở chu kỳ tiếp theo đặc biệt là làm cơ sở cho việc lập kế hoạch của năm sau.

Muốn công tác quyết toán được tốt cần phải:

 Tổ chức bộ máy kế toán theo quy định nhưng đảm bảo tinh giản, gọn nhẹ,

linh hoạt và hiệu quả.

 Mở sổ sách theo dõi đầy đủ và đúng quy định.

 Ghi chép cập nhật, phản ánh kịp thời và chính xác.

 Thường xuyên tổ chức đối chiếu, kiểm tra.

 Cuối kỳ báo cáo theo mẫu biểu thống nhất và xử lý những trường hợp trái với chế độ để tránh tình trạng sai sót.

 Thực hiện báo cáo quý sau 15 ngày và báo cáo năm sau 45 ngày theo quy

định của NN.

Bước 4: Thanh tra, kiểm tra, đánh giá

- 21 - Việc thực hiện kế hoạch không phải bao giờ cũng đúng như dự kiến. Do vậy,

địi hỏi phải có sự thanh tra, kiểm tra thường xuyên để phát hiện sai sót, uốn nắn và đưa cơng tác quản lý tài chính đi vào nề nếp. Việc kiểm tra giúp đơn vị nắm được

tình hình quản lý tài chính nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư.

Cùng với việc thanh tra, kiểm tra, công tác đánh giá rất được coi trọng trong quá trình quản lý tài chính. Đánh giá để xem việc gì đạt hiệu quả, những việc gì khơng đạt gây lãng phí để có biện pháp động viên kịp thời cũng như rút kinh

nghiệm quản lý. Tuy nhiên các tiêu chí đánh giá hiện nay chưa thống nhất cịn nhiều tranh luận và càng khó khăn do tính đặc thù của ngành, hoạt động kinh tế của BV gắn bó hữu cơ với mục tiêu “cơng bằng trong cung cấp dịch vụ y tế cho nhân dân”. Hiện nay người ta thường dùng ba nội dung để đánh giá hiệu quả hoạt động tài

chính của BV. Đó là:

Chất lượng chuyên môn: Liên quan đến cơ cấu tổ chức, phương pháp tiến

hành hoạt động và tình trạng bệnh nhân khi xuất viện.

Hạch tốn chi phí BV: Liên quan đến chi phí kế tốn và chi phí kinh tế.

Mức độ tiếp cận các dịch vụ BV của nhân dân trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa khu vực củ chi (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)