Tăng cường cơ sở vật chất, đưa tiến bộ tin học ứng dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa khu vực củ chi (Trang 87)

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀ

3.2.3.1. Tăng cường cơ sở vật chất, đưa tiến bộ tin học ứng dụng

vào cơng tác quản lý tài chính

Để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ được giao, việc tăng cường cơ sở vật chất,

hiện đại hóa TTB làm việc, đưa ứng dụng tin học vào trong quản lý tài chính nhằm nâng cao chất lượng quản lý là việc làm hết sức có ý nghĩa.

Trước mắt, BVĐKKV Củ Chi cần nhanh chóng đầu tư trang bị một số máy móc thiết bị, y dụng cụ phục vụ cơng tác chuyên môn, như bộ dụng cụ phẩu thuật sọ não, máy siêu âm tim, máy đo điện tim, ... Vì hiện nay, các máy móc, y dụng cụ này

đã xuống cấp nghiêm trọng. Bên cạnh đó, BV cũng phải tập trung xây dựng phần

mềm quản lý BV. Phần mềm này phải bao gồm đầy đủ các phân hệ như quản lý

- 77 - khoa khám bệnh, quản lý các khoa lâm sàng, các khoa cận lâm sàng, quản lý dược,

quản lý tài chính, quản lý nhân sự,....

Để đáp những nhu cầu cấp thiết nêu trên, BV có thể sử dụng Quỹ phát triển

hoạt động sự nghiệp hoặc từ nguồn thu viện phí của đơn vị để trang bị.

Về lâu dài, Bệnh viện nên tập trung đầu tư xây dựng cơ sở làm việc, cơ sở KCB, trang bị những máy móc hiện đại như máy mổ mắt Phaco, máy tán sỏi thận,... bằng nguồn vốn tự huy động như vốn vay kích cầu, vống NS cấp, từ nguồn XHH,....

Trong quá trình thực hiện giải pháp này cần chú ý tới một số vấn đề sau:

 Việc mua sắm tài sản phải cân đối với nhiệm vụ được giao, đặc biệt là các máy móc chun mơn cần theo chiến lược sử dụng. Công nghệ thích hợp: cơng nghệ mới, hiện đại nhưng giá cả phải chăng, dễ sử dụng, dễ bảo trì,

nguồn nguyên liệu cho hoạt động của máy móc phải đa dạng, có nguyên liệu thay thế.

 Hiện đại hóa TTB làm việc khơng có nghĩa là mua sắm thiết bị đắt tiền mà là cung cấp đầy đủ TTB cần thiết phục vụ hoạt động cho BV. Đảm bảo các

thiết bị tối cần thiết cho hoạt động hành chính như: Phương tiện đi lại, máy vi tính... theo hướng tiết kiệm, hiệu quả.

 Tăng cường quản lý tài chính bằng cách thực hiện triển khai đồng bộ việc

ứng dụng công nghệ vào trong quản lý. Đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống

mạng nội bộ. Đưa phần mềm quản lý văn phòng nội, ngoại trú vào sử dụng cũng như nâng cấp, cải tiến phần mềm kế toán đang dùng.

3.2.3.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế tốn

Có thể nói, một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến cơng tác quản lý nói chung và cơng tác quản lý tài chính BV nói riêng là đội ngũ cán bộ cơng tác tài chính kế tốn. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ tài chính chun trách, có tinh

thần trách nhiệm, có nghiệp vụ tài chính kế tốn cần được xem như một khâu then chốt trong việc hồn thiện quản lý tài chính. Để thực hiện giải pháp này cần từng bước thực hiện các bước sau:

- 78 -

 Rà sốt đánh giá lại tồn bộ bộ máy quản lý tài chính kinh tế về năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức. Trên cơ sở đó tiến hành sắp xếp lại tổ chức,

kiện toàn lại toàn bộ bộ máy quản lý tài chính theo hướng tinh gọn, chuyên trách, hoạt động có hiệu quả.

 Tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ bằng nhiều hình thức : Tham gia các lớp đào tạo trung, cao cấp, tham dự các lớp tập huấn để nâng cao NVCM cũng như cập nhật các văn bản chế độ, kiến thức mới trong

quản lý.

 Cán bộ làm cơng tác tài chính kế tốn phải là những cán bộ trung thực, phải có NVCM giỏi. Do đó, việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ phải tồn diện cả về lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức trình độ chun mơn và năng lực thực tiễn. Trong điều kiện hiện nay, BVĐKKV Củ Chi cũng khơng nằm ngồi quy luật cạnh tranh, phải đối mặt với các cơ sở y tế ngồi cơng lập và các cơ sở y tế nước ngoài. Và để đạt được hiệu qủa hoạt động cao, BV cần phải xây dựng chương

trình, chiến lược, mục tiêu cùng các biện pháp thực hiện. Thơng tin kế tốn quản trị sẽ giúp đơn vị thực hiện nhiệm vụ này. Như thế, BV cần phải tổ chức bộ máy kế tốn theo hình thức hổn hợp kế tốn tài chính và kế tốn quản trị. Theo mơ hình này, bộ máy kế toán sẽ được tổ chức như [phụ lục 4].

Theo mơ hình này, phịng kế tốn thực hiện cả hai chức năng kế tốn tài chính và kế toán quản trị. Các phần hành kế tốn thơng thường như kế toán vật tư, TSCĐ, kế toán thanh toán, kế toán BHYT, kế toán viên theo dõi phần hành kế tốn nào thì sẽ thực hiện cả hai phần kế tốn tài chính và kế tốn quản trị phần hành đó.

Đối với phần hành kế tốn trọng yếu như kế toán thu VP nội trú, kế toán thu VP

ngoại trú, kế tốn kho dược thì tổ chức nhân sự thực hiện kế tốn tài chính và kế tốn quản trị riêng biệt để đảm bảo tính khách quan và chất lượng của thông tin

phục vụ công tác quản lý tài chính BV. Kế tốn tổng hợp hoặc kế toán trưởng đảm nhiệm việc tổng hợp, phân tích số liệu, cụ thể gồm các nhiệm vụ sau:

 Thực hiện kiểm tra tổng hợp phần việc của kế tốn tài chính, kiểm tra đối chiếu số liệu liên quan đến kế tốn tài chính từ các phần hành kế toán riêng biệt, tổng hợp số liệu, lập báo cáo tài chính.

- 79 -  Thực hiện kiểm tra tổng hợp các dự toán chi tiết do các bộ phận kế toán khác

lập, tổng hợp hồn chỉnh hệ thống dự tốn của đơn vị, kiểm tra các báo cáo thực hiện, phân tích các chỉ tiêu trong báo cáo kế tốn quản trị, đề xuất các

phương án tư vấn cho lãnh đạo đơn vị.

3.2.4. Xây dựng quy trình quản lý tài chính cho BVĐKKV Củ Chi

Thơng qua việc khảo sát tình hình sử dụng phần mềm kế tốn, thơng tin BV; từ việc đánh giá một số hạn chế trong cơng tác quản lý tài chính của BV và tham khảo một số giải pháp áp dụng CNTT để nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính trong BV, tơi đề xuất mơ hình quản lý tài chính như Hình 3.1.

Việc áp dụng mơ hình này, sẽ đảm bảo được các mục tiêu sau:

Thứ nhất, thống nhất cơng tác quản lý tài chính trong BV theo đúng quy trình hiệu quả; Đảm bảo các khâu liên quan được gọn, tránh được tình trạng nhầm lẫn,

gây lãng phí thời gian của đối tượng tham gia vào quy trình quản lý này; Đảm bảo cơng tác quản lý tài chính trong BV được nhanh chóng, chính xác, có được các loại báo cáo cần thiết ở các khâu công việc, các báo cáo với cơ quan quản lý và tài

chính.

Thứ hai, tạo thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển phần mềm quản lý BV hoặc quản lý tài chính BV.

- 80 -

Trong mơ mình 3.1, chức năng, nhiệm vụ và sản phẩm của mỗi bộ phận (gọi tắt là khâu hoặc đối tượng) có thể xác định như sau:

 Bộ phận tiếp nhận:

 Lập hồ sơ bệnh nhân bao gồm các thông tin: Thông tin cá nhân, tình trạng bệnh nhân, loại hình bảo hiểm (nếu có), các vấn đề

khác có liên quan, ...; Tiếp nhận Bệnh nhân Chương trình xử lý chính Cấp cứu Khám bệnh Kế hoạch Kếtốn Tổchức Vật tư, thiết bị Dược Điều trị Xét nghiệm Quan hệ trực tiếp Liên hệ bằng chương trình

Hình 3.1 - Mơ hình đề xuất cho cơng tác quản lý tài chính trong bệnh viện

đa khoa khu vực Củ Chi

- 81 -  Kết thúc quá trình tiếp nhận, chuyển hồ sơ về bộ phận Khám

bệnh;

 Có thể xuất báo cáo liên quan đến tình hình bệnh nhân phục vụ theo dõi, tổng hợp, hoặc phục vụ kế hoạch KCB,...

 Bộ phận khám bệnh

 Nhận hồ sơ từ bộ phận tiếp nhận (thơng qua hệ thống chương trình);  Đề xuất các xét nghiệm cần thiết (nếu có);

 Đề xuất hình thức điều trị (qua việc khám bệnh hoặc thông qua các

kết quả xét nghiệm nhận lại từ bộ phận Xét nghiệm), chuyển hồ sơ về bộ phận Điều trị;

 Đề xuất cấp thuốc (đến bộ phận Dược);

 Có thể xuất các báo cáo liên quan đến việc KCB phục vụ theo dõi, tổng hợp hoặc phục vụ lập kế hoạch KCB,...

 Bộ phận cấp cứu

 Lập phiếu cho bệnh nhân (các thông tin cá nhân, tình trạng bệnh nhân, loại hình bảo hiểm nếu có, các thơng tin liên quan khác,...);  Xác nhận các xét nghiệm, điều trị, thuốc sử dụng, vật tư sử dụng;  Gửi hồ sơ liên quan của bệnh nhân sang bộ phận Kế tốn để tính

tốn VP và thanh tốn;

 Có thể xuất các báo cáo liên quan đến tình hình bệnh nhân cấp cứu phục vụ theo dõi, tổng hợp hoặc lập báo cáo phục vụ xây dựng kế hoạch,....

 Bộ phận xét nghiệm

 Thực hiện các xét nghiệm theo đề xuất của bộ phận khám bệnh (thông qua hệ thống chương trình);

 Tổng hợp và gửi lại các kết quả xét nghiệm cho bộ phận Khám bệnh;

- 82 -  Có thể xuất các báo cáo liên quan đến việc xét nghiệm phục vụ theo

dõi, tổng hợp hoặc phục vụ lập kế hoạch KCB,....  Bộ phận điều trị

 Tiếp nhận hồ sơ từ bộ phận Khám bệnh, bổ sung hồ sơ các thông tin cần thiết (phòng bệnh, giường bệnh,...);

 Xác nhận xuất viện và chuyển hồ sơ về bộ phận Kế toán làm thủ tục thanh toán VP;

 Đề xuất các công việc liên quan đến việc điều trị bệnh nhân gửi các

bộ phận liên quan (Dược, vật tư, thiết bị,...);

 Có thể xuất các báo cáo liên quan đến việc điều trị bệnh nhân phục vụ theo dõi, tổng hợp hoặc phục vụ lập kế hoạch KCB,....

 Bộ phận Dược

 Nhận yêu cầu từ bộ phận Khám bệnh hoặc bộ phận Điều trị;

 Xác nhận các loại thuốc đã sử dụng và hồ sơ bệnh nhận (chủng loại, số lượng,...) và chuyển lại bộ phận tương ứng;

 Có thể xuất các báo cáo liên quan đến việc quản lý dược phục vụ theo dõi, tổng hợp hoặc phục vụ lập kế hoạch KCB,....

 Bộ phận quản lý vật tư, thiết bị y tế:

 Nhận yêu cầu về vật tư, thiết bị y tế từ bộ phận Điều trị;

 Xác nhận các loại vật tư, thiết bị đã cấp vào hồ sơ bệnh nhân (chủng loại, số lượng,...) và chuyển cho bộ phận tương ứng;

 Có thể xuất các báo cáo liên quan đến việc quản lý vật tư, thiết bị y tế phục vụ theo dõi, tổng hợp hoặc phục vụ lập kế hoạch KCB,....  Bộ phận Tổ chức, Nhân sự:

 Thực hiện các công tác quản lý nhân sự (chấm công, tổng hợp lịch phân trực từ các khoa, phòng, xác nhận các chế độ được hưởng,...);  Gửi bộ phận kế tốn để tính lương cho cán bộ, công nhân viên;

- 83 -  Có thể xuất các báo cáo liên quan đến quản lý nhân sự của BV phục

vụ theo dõi, tổng hợp....  Bộ phận Tài chính kế tốn:

 Tiếp nhận hồ sơ từ các bộ phận như bộ phận Khám bệnh, bộ phận

Điều trị hoặc bộ phận Nhân sự;

 Tính tốn VP cho bệnh nhân trên cơ sở hồ sơ của bệnh nhân và thu VP;

 Tính tốn lương cho cán bộ, công nhân viên và phát lương;

 Có thể xuất các báo cáo liên quan đến tình hình quản lý tài chính của BV phục vụ theo dõi, tổng hợp, báo cáo theo các quy định về tài chính,...

 Bộ phận kế hoạch: Tiếp nhận báo cáo, thống kê từ các bộ phận khác, tham khảo để xây dựng kế hoạch hoạt động.

Trong mơ hình trên (hình 3.1), chức năng, nhiệm vụ và sản phẩm của mỗi bộ phận có thể xác định như sau:

(1) Bộ phận Tiếp nhận hoặc bộ phận Cấp cứu lập hồ sơ bệnh nhân chuyển Khoa Khám bệnh.

(2) Bộ phận Khám bệnh nhận hồ sơ, đề xuất điều trị, xét nghiệm và cung

ứng thuốc, xác nhận trong hồ sơ bệnh nhân.

(3) Các bộ phận Điều trị, Xét nghiệm, Dược xác nhận thơng tin chi phí

thực tế phát sinh vào hồ sơ bệnh nhân.

(4) Bộ phận Kế tốn tính tốn, tổng hợp chi phí phát sinh trên cơ sở tổng khối lượng dịch vụ cung cấp, in hóa đơn cho bệnh nhân hoặc đối chiếu

quyết toán với cơ quan bảo hiểm. Định kỳ tổ chức lập các báo cáo chi tiết theo các tiêu thức khác nhau.

- 84 -

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Trong 20 năm qua, hệ thống y tế Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, nhưng vẫn được đánh giá là chậm đổi mới và còn nhiều bất cập mà NN cần tiếp tục

đổi mới.

3.3.1. Về phía Chính phủ

Thứ nhất, Cần xây dựng một khung chính sách chiến lược tổng thể cho việc

đổi mới hệ thống y tế. Mặc dù Chính phủ đã phê duyệt các chiến lược và kế hoạch

dài hạn đầu tư cho y tế, song trên thực tế vẫn chưa có một khung chính sách chiến lược tổng thể cho việc đổi mới hệ thống y tế. Nhiều vấn đề phức tạp và mới mẻ cả về lý luận lẫn thực tiễn đang đòi hỏi được giải đáp nhằm tiếp tục đổi mới hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển. Để hình thành chiến lược đổi mới hệ thống y tế nước ta trong 10-15 năm tới, trước hết cần xây dựng một khung lý thuyết, nêu rõ những mục tiêu, nguyên tắc và phương pháp tiếp cận chung của quá trình đổi mới hệ thống y tế. Dựa trên sự phân tích thực trạng hệ thống y tế nước ta và tổng hợp những kinh nghiệm quốc tế. Khung chính sách để đổi mới hệ thống y tế Việt Nam có thể và cần phải bao gồm những vấn đề chính sau đây:

Thực hiện cơng bằng trong CSSK nhân dân trong điều kiện chênh lệch giàu – nghèo, chênh lệch giữa các vùng miền đang có xu hướng gia tăng;

Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cung ứng dịch vụ y tế

công lập;

Mở rộng khu vực y dược tư nhân như một bộ phận hợp thành của hệ thống y tế quốc gia và quản lý thích hợp để khu vực tư nhân phục vụ tốt các mục tiêu chung của hệ thống y tế;

Đổi mới cơ chế huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính để bảo đảm tính cơng bằng và hiệu quả của hệ thống y tế trong điều kiện đất nước

còn nghèo, thu nhập của người dân còn rất thấp, giá thành chăm sóc y tế tăng;

Đổi mới và nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý NN để đáp ứng yêu cầu đổi mới hệ thống y tế...

- 85 - Qua tổng kết mười năm cải cách hệ thống y tế ở các nước đang phát triển, A.

Berman và cộng sự (Berman & Bossert, 2000) đã chỉ ra để đổi mới thành cơng, cần phải có những điều kiện nhất định và những điều kiện của việc cải cách đó là cơ hội chính trị thuận lợi cho sự thay đổi, sự lãnh đạo mạnh mẽ, sự ổn định của chính phủ trong thời gian dài, để bảo đảm cho cải cách được thực hiện theo một chiến lược

chặt chẽ, và các điều kiện về năng lực cán bộ, thông tin và tổ chức. So với những

điều kiện đó, Việt Nam có những thuận lợi như: sự ổn định về chính trị và sự cam

kết của Đảng và NN đảm bảo cho quá trình đổi mới được thực hiện liên tục trong trong tiến trình chung của cơng cuộc đổi mới toàn diện của đất nước. Tuy nhiên, chúng ta cần phải tạo ra một số tiền đề quan trọng, đó là: năng lực và kỹ năng của cán bộ, bảo đảm hệ thống thông tin và tổ chức. Và một điều kiện không thể thiếu là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa khu vực củ chi (Trang 87)