ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN ĐA KHOA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa khu vực củ chi (Trang 75 - 79)

CHI

3.1.1. Định hướng phát triển chung ngành y tế Việt Nam

Đến năm 2020, Việt Nam về cơ bản đã trở thành một nước công nghiệp phát

triển theo định hướng XHCN, có nền nơng nghiệp sinh thái phát triển, nền kinh tế

đa dạng và năng động, xã hội phát triển lành mạnh trong đó yếu tố con người và các

giá trị nhân văn được coi trọng. Trong điều kiện kinh tế nhiều thành phần, đời sống nhân dân được nâng cao, nhu cầu về CSSK ngày càng tăng và đa dạng. Bên cạnh

đó, nền kinh tế thị trường phát triển sẽ tạo ra sự phân tầng xã hội và tạo ra mức thu

nhập khơng đồng đều giữa các vùng, trong đó người nghèo, người sống ở các vùng khó khăn cần được quan tâm hơn.

Đồng thời đến năm 2020, dân số tiếp tục tăng trong đó cơ cấu dân số người

già sẽ tăng cũng đặt ra những vấn đề về CSSK. Xuất phát từ đặc điểm phát triển

kinh tế xã hội và nhu cầu CSSK của nhân dân, các quan điểm chỉ đạo đã được xác

định trong định hướng chiến lược cơng tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân đến năm 2020:

Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng ta luôn khẳng định con người là nhân tố hàng đầu, là nguồn tài nguyên quý báo nhất quyết định sự phát triển của đất nước trong đó sức khoẻ là cái gốc

để con người phát triển. Vì vậy đầu tư cho sức khoẻ chính là đầu tư cho

sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống cho mỗi cá nhân và gia đình.

- 65 - Thực hiện cơng bằng trong CSSK là quan điểm nhất quán của Đảng.

Với bản chất nhân đạo và định hướng XHCN, NN đảm bảo cho mọi người đều được CSSK cơ bản, có chất lượng, phù hợp với khả năng

kinh tế của xã hội.

Tích cực và chủ động dự phòng CSSK theo phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh bằng cách tạo ra lối sống, môi trường sống, lao động và học tập có lợi cho việc phịng bệnh và tăng cường sức khoẻ. Quan điểm này thể hiện sự coi trọng y tế công cộng, các giải pháp cộng đồng, và chú trọng tới các dịch vụ y tế.

Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tơc. Y học cổ truyền chính là một di sản văn hóa của dân tộc cần được phát huy và phát triển do đó cần triển khai nghiên cứu ứng dụng và hiện đại hóa y học cổ

truyền kết hợp với y học hiện đại.

XHH sự nghiệp CSSK nhân dân là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng. Do đó để thành cơng cần phải huy động

nguồn lực cũng như động viên toàn xã hội tham gia vào cơng tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Trong sự nghiệp này các cơ sở y tế ln giữ vai trị nịng cốt.

Đa dạng hóa các hình thức tổ chức CSSK trong đó y tế NN giữ vai trò

chủ đạo. Trong điều kiện nguồn lực của NN đầu tư cho y tế cịn có giới hạn thì phát triển các loại hình CSSK ngồi cơng lập sẽ phần nào đáp

ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân.

Để hiện thực hóa các quan điểm chỉ đạo trên, Thủ tướng Chính phủ đã phê

duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Theo đó hệ thống y tế Việt Nam được xây dựng nhằm

đạt được mục tiêu chung là từng bước hiện đại, hồn chỉnh, hướng tới cơng bằng,

hiệu quả và phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe.

- 66 - Xuất phát từ định hướng phát triển trên, chủ trương của NN cũng như Bộ Y tế

trong việc đổi mới công tác quản lý BV công ở nước ta là:

Thứ nhất, Chuyển từ mơ hình quản lý thuần t chun mơn sang mơ hình

quản lý đơn vị kinh tế dịch vụ. Tổ chức hệ thống định mức kinh tế hợp lý. Quản lý chặt chẽ các yếu tố đầu vào, chi phí và thu nhập. Chuyển trọng tâm từ “bác sỹ” sang trọng tâm “người yêu cầu dịch vụ”.

Thứ hai, Đa dạng hố các hình thức dịch vụ và đồng bộ hoá dịch vụ nhằm đáp

ứng tốt nhất yêu cầu của người bệnh và xã hội. Thay đổi quan niệm BV ngồi đợi

bệnh nhân đến sang chủ động đến với bệnh nhân, thâm nhập cộng đồng trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu xã hội, tổ chức hệ thống marketing.

Thứ ba, Chủ động thích ứng trong môi trường cạnh tranh. Không chỉ BV NN

làm kinh tế dịch vụ mà gồm cả các BV bán cơng, tư nhân kể cả đầu tư nước ngồi.

Thứ tư, Xoá dần cơ chế xin- cho trong đầu tư và cấp phát KP. Các dự án,

chương trình đầu tư phải qua đấu thầu theo quy định của pháp luật. Tự chịu trách nhiệm chủ động cân đối, bảo đảm các nguồn lực cho hoạt động và cải thiện đời

sống cho CBCNV trong BV.

3.1.2. Định hướng phát triển BVĐKKV Củ Chi

Với mơ hình BV đa khoa hạng hai trên địa bàn huyện Củ Chi thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, BV đã không ngừng cải thiện điều kiện CSSK ban đầu cho nhân dân, tăng cường công tác đào tạo, chỉ đạo tuyến cũng như cơng tác quản lý tài

chính. Hướng đi BV trong thời gian tới nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược trên là:

Một là, BV cho mọi người và mọi người đều được điều trị tại BV, được hưởng

các dịch vụ y tế như nhau không phân biệt giàu nghèo, dân tộc. Đó là hướng đi thực thi công bằng y tế.

Hai là, Thực hiện BV hướng về cộng đồng. Đó là: BV hướng về yêu cầu của

cộng đồng; BV dựa vào cộng đồng; BV là trung tâm sức khỏe cộng đồng; BV là tác nhân phát triển công bằng y tế trong cộng đồng; BV là trung tâm chuyển giao công nghệ trong cộng đồng.

- 67 -

Ba là, Thực hiện và hướng tới khái niệm CSSK ban đầu trong BV. Đó là

hướng ưu tiên sử dụng cơng nghệ thích hợp; Phân tích giá cả hiệu quả để tránh lãng phí; Cập nhật khoa học xem phần nào làm trước, phần nào làm sau? Phần nào nên làm và phần nào không nên làm?.

Bốn là, Để thực hiện công bằng và hiệu quả y tế, BV cần quán triệt quan điểm

thu VP của World Bank (theo Inrestment in health – 1992 WB): Thu VP để giảm bớt gánh nặng cho NSNN mà vẫn giữ được công bằng y tế. Đó là phải “thu phí có chọn lọc”: Người nghèo thì được miễn giảm, người giàu phải đóng đủ. Trong điều kiện NSNN cấp cịn hạn hẹp như hiện nay, BV cần có thêm nguồn KP để đáp ứng nhu cầu KCB của nhân dân. Do đó, một mặt BV cần có biện pháp tăng thu VP và BHYT nhưng đồng thời thực hiện chế độ miễn giảm cho người nghèo, người có

cơng với cách mạng... theo quy định của NN.

Nhìn chung, quản lý tài chính khơng thể tách rời khỏi quản lý BV nhưng đồng thời phải tuân thủ các quy định tài chính của NN. Do đó, cơng tác quản lý tài chính BV đứng trước yêu cầu khắt khe trong quản lý BV nói chung, quản lý tài chính BV nói riêng: phải vừa đảm bảo công bằng y tế, vừa đảm bảo tính hiệu quả kinh tế, cân

đối thu chi. Điều này có nghĩa là vừa đảm bảo “khung” tài chính do NN quy định

(mức giá VP, chế độ miễn giảm...) vừa đảm bảo các mục tiêu cho phát triển BV.

Sơ đồ 3.1: Nguyên tắc quản lý tài chính Bệnh viện

Quản lý tài chính Bệnh viện

Lượng giá chất lượng thực hiện quản lý tài chính

Lượng giá mục tiêu của Bệnh viện

Mục tiêu phát triển Bệnh viện Thực hiện “khung” tài chính quy định

- 68 -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa khu vực củ chi (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)