Năng suất chè của các hộ được điều tra

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển đổi sản xuất chè theo hướng hữu cơ trên địa bàn xã phúc xuân, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 50)

STT Loại chè Số lứa/ năm (lứa) Năng suất/ lứa (kg) Truyền thống An toàn Truyền thống An toàn

1 Chè hạt 8 8 60 50 2 Chè cành LDP1 8 8 68 59 3 Chè cành F1 8 8 61 58 4 Chè TRI777 8 8 62 50

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2021)

Diện tích đất trồng chè tương đối lớn cùng với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi cho cây chè phát triển, thời gian sản xuất trong một năm kéo dài. Bình quân cả 2 hướng sản xuất đều đạt 8 lứa chè/năm. Nhìn chung ở hai hướng sản xuất chè truyền thống và chè an tồn thì mỗi hướng đều có cách chăm sóc chè riêng và sử dụng lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật khác

nhau nên năng suất chè búp tươi bình quân mỗi lứa/sào khá cao và có sự chênh lệch giữa hai hướng sản xuất, cụ thể:

Nhóm hộ sản xuất chè truyền thống có năng suất chè búp tươi mỗi lứa giống chè hạt đạt 60kg/lứa/sào, chè cành LDP1 đạt 68kg/lứa/sào, chè cành F1 đạt 61kg/lứa/sào và chè TRI 777 đạt 62kg/lứa/sào. Nhóm hộ sản xuất chè an tồn năng suất chè búp tươi bình quân mỗi lứa/ sào thấp hơn so với nhóm hộ sản xuất chè truyền thống, cụ thể: Giống chè hạt đạt 50kg, giống chè cành LDP1 đạt 59kg, giống chè cành F1 đạt 58kg và giống chè TRI 777 đạt 50kg/lứa/sào. Năng suất của các giống chè có sự chênh lệch khơng q lớn. Sự chênh lệch đó là do sản xuất chè an toàn hạn chế sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nguồn gốc hóa học có tác dụng nhanh thay vào đó đẩy mạnh sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc vi sinh, sử dụng các biện pháp sinh học trong q trình sản xuất đảm bảo khơng cịn tồn dư chất hóa học trong sản phẩm từ đó kéo theo năng suất bị sụt giảm nhưng tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn, bảo vệ sức khỏe cho cả người sử dụng và người sản xuất.

4.2.5. Giá bán chè bình quân của các hộ điều tra

Cây chè từ lâu đã là cây trồng chủ lực tại địa bàn xã Phúc Xuân đã góp phần tăng thu nhập cho các hộ dân, nhờ trồng chè mà đã giúp đỡ những người dân nơi đây có việc làm, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo và từng bước vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, việc trồng và chế biến chè tại đây vẫn mang tính tự phát, giá bán sản phẩm không ổn định và giá chè vẫn chưa đạt ở mức cao.

Bảng 4.2.5: Giá bán chè búp khô của hộ sản xuất chè thường so với hộ sản xuất chè an toàn

STT Loại chè Mùa vụ Giá bán (nghìn đồng) Truyền thống An tồn 1 Chè hạt Đầu vụ 120 150 Cuối vụ 200 250 2 Chè Lai F1 Đầu vụ 150 170 Cuối vụ 225 285 3 Chè TRI 777 Đầu vụ 130 160 Cuối vụ 200 225 4 Chè LDP1 Đầu vụ 125 165 Cuối vụ 215 270

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2021)

Từ bảng trên ta thấy được giá chè búp khô của hai hướng sản xuất có sự chênh lệch khá cao, giá chè của nhóm hộ sản xuất chè an tồn cao và ổn định hơn so với giá chè của nhóm hộ sản xuất chè thơng thường. Giá bán của cả 2 nhóm đều có xu hướng tăng vào cuối vụ, thời điểm cuối vụ là thời điểm giáp tết Nguyên Đán nhu cầu của thị trường tăng và mùa đông thời tiết khô, lạnh cây chè chậm phát triển chủ yếu là chè từ mùa thu. Từ đó ta thấy giá bán bình qn của nhóm sản xuất chè hữu cơ cao hơn so với các hộ sản xuất chè thường và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

4.2.6. Hình thức tiêu thụ của nơng hộ

Sản xuất chè tại xã Phúc Xuân chủ yếu sản xuất theo hộ gia đình, sản xuất manh mún nhỏ lẻ, chất lượng chè không đồng đều, hợp đồng liên kết tiêu thụ với các tổ chức, doanh nghiệp cịn hạn chế, vì vậy chè tại đây được tiêu thụ chủ yếu là bán lẻ. Qua điều tra tơi thu được kết quả về tình hình tiêu thụ chè của các hộ điều tra trong bảng 4.2.6a:

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển đổi sản xuất chè theo hướng hữu cơ trên địa bàn xã phúc xuân, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)