Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển đổi sản xuất chè theo hướng hữu cơ trên địa bàn xã phúc xuân, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 33 - 35)

Vị trí địa lý

Xã Phúc Xuân nằm ở phía Tây Bắc thành phố Thái Nguyên, có vị trí địa lý:

Phía đông giáp xã Phúc Hà và xã Quyết Thắng, Phía tây giáp huyện Đại Từ,

Phía nam giáp thị xã Phủ Yên và xã Phúc Triều, Phía bắc giáp huyện Đại Từ.

Xã Phúc Xuân có diện tích 18,92 km2, dân số năm 1999 là 4.364 người, mật độ dân số đạt 231 người/km2. Xã nằm bên tỉnh lộ 253, tiếp giáp với Hồ Núi Cốc ở phía tây nam.

Năm 1975 xã Phúc Xuân là một xã thuộc huyện Đồng Hỷ. Ngày 2 tháng 4 năm 1985, Hội đồng Bộ Trưởng ban hành quyết định số 102 – HĐBT sáp nhật xã Phúc Xuân vào thành phố Thái Nguyên. Đến năm 2019 xã Phúc Xuân được chia thành 15 xóm: Cao Khánh, Cao Trãng, Cây Sy, Cây Thị, Dộc Lầy, Đồng Đá, Đồng Kiệm, Đồng Lạnh, Giữa 1, Giữa 2, Khuân Năm, Long Giang, Núi Nến, Trung Tâm, Xuân Hòa. Ngày 11 tháng 12 năm 2019, sáp nhập xóm Khuân Năm và Lộc Dầy thành xóm Khuân Năm, sáp nhật xóm Đèo Đá và một phần của hai xóm Cao Trãng và Cây Sy thành xóm Cây Thị, sáp nhập xóm Cao Khánh vào phần còn lại của xóm Cây Sy, sáp nhập một phần xóm Xuân Hòa vào phần còn lại của xóm Cao Trãng, sáp nhập xóm Long Giang vào xóm Đồng Lạnh, sáp nhập xóm Giữa 1 và xóm Giữa 2 thành xóm Giữa, sáp nhập xóm Đồng Kiệm và một phần xóm Núi Nến thành xóm Nhà

Thờ, sáp nhập phần còn lại của hai xóm Xuân Hòa và xóm Núi Nến vào xóm Trung Tâm. Hiện nay xã Phúc Xuân chia thành 8 xóm: Cao Trãng, Cây Sy, Cây Thị, Giữa, Trung Tâm, Đồng Lạnh, Khuân Năm, Nhà Thờ.

Địa hình

Xã Phúc Xuân thuộc địa hình nhiều đồi núi, miền núi trung du nằm rải rác trên toàn bộ địa hình của xã, tạo nên một địa hình khá phức tạp. Địa hình xã cao hơn về phía Bắc thấp dần về phía Nam – Đông Nam. Nhìn chung địa hình xã có những đồi núi cao bao bọc xen kẽ là những thung lũng nhỏ và tập trung chủ yếu ở vùng phía đông xã, những thung lũng này có độ dốc từ 0 – 8 độ. Khu vực phía Tây xã là vùng lòng Hồ Núi Cốc.

Khí hậu

Theo số liệu quan sát của Trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên qua một số năm gần đây cho thấy xã Phúc Xuân nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm bốn mùa rõ rẹt: Xuân, hạ, thu , đông.

Nhiệt độ không khí trung bình năm là 22 độ C, độ ẩm không khí trung bình là 82%, lượng mưa trung bình năm là 2.097 mm, trong đó mùa mưa chiến 91,6% lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8, nhiều khi xảy ra lũ.

Thủy văn

Chế độ thủy văn của xã chịu ảnh hưởng chính của Hồ Núi Cốc. Ngoài ra trên địa bàn xã còn có một số con suối, hệ thống các ao, hồ nhỏ được phân bố rải rác trên địa bàn. Lượng nước trên địa bàn xã phụ thuộc vào lượng nước trong Hồ Núi Cốc và lượng mưa hàng năm.

Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của xã Phúc Xuân rất phong phú và đa dạng: Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất đai toàn xã theo địa giới hành chính là 1835,88 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp là 1.409,15 ha chiếm 76,76%, đất

phi nông nghiệp là 332,84% chiếm 18,13%, đất chưa sử dụng là 47,34 ha chiếm 2, 58%, đất khu dân cư nông thôn là 46,55 ha chiếm 2,54%.

Tài nguyên nước: Nước chủ yếu của xã lấy từ hồ Núi Cốc và các con suối nhỏ chạy xung quanh xã. Các hệ thống suối kết hợp với nguồn nước mưa kết hợp với các hồ chứa nước của xã đã phần nào cung cấp đủ nguồn nước cho phục vụ sản xuất nông nghiệp trên toàn bộ địa bàn xã.

Nguồn nước ngầm: Có độ nước sâu 20m – 30m với chất lượng nước được coi là đảm bảo vệ sinh đáp ứng cho khoảng 95% số hộ.

Tài nguyên rừng: Theo kết quả kiểm kê đất đai xã Phúc Xuân có 765,49 ha đất lâm nghiệp, chủ yếu là keo lá tràm và Bạch đàn…

Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản chủ yếu của xã Phúc Xuân hầu như không có gì nhiều ngoài tài nguyên rừng và trồng chè.

Tài nguyên nhân văn: Với 5 anh em sống trên địa bàn là các dân tộc Kinh, Nùng, Thái , Mường và Sán Chí.phong tục tập quán chủ yếu theo phong tục Kinh.

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển đổi sản xuất chè theo hướng hữu cơ trên địa bàn xã phúc xuân, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 33 - 35)