STT Hình thức Hộ sản xuất chè truyền thống Hộ sản xuất chè an toàn Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) 1 Hộ sản xuất chè 103 100% 17 100% 2 Bán lẻ tại chợ 10 9,7% 0 0%
3 Bán cho thương lái 93 90,3% 17 100%
4 khác 0 0% 0 0%
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2021)
Qua bảng số liệu trên ta thấy có 10 hộ chiếm 9,7% trong tổng số 103 hộ sản xuất chè truyền thống tiêu thụ chè qua hình thức bán lẻ sản phẩm tại các chợ trên địa bàn xã Phúc Xuân. Có 93 hộ chiếm 90,3% hộ sản xuất chè truyền thống và 100% hộ sản xuất chè an toàn đã tiêu thụ sản phẩm chè bằng cách bán cho các thương lái. Cả 2 hướng sản xuất chè an tồn và chè truyền thống khơng có hộ gia đình nào tiêu thụ theo hình thức bán cho doanh nghiệp, cơng ty hoặc bán tại cửa hàng gia đình.
Các thương lái thu mua chè tại xã Phúc Xuân chủ yếu đến từ các nơi khác nhau, thương hiệu về sản phẩm chè Phúc Xuân vừa có từ những năm gần đây, do vậy thương lái cũng đến từ nhiều nơi khác nhau, chất lượng chè cũng khá cao trong các vùng chè tại Thái Nguyên. Sản xuất chè tại đây vẫn mang tính tự phát, sản xuất theo phương thức truyền thống, sản xuất chè an toàn ở xã Phúc Xuân mới chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Với mục tiêu đảm bảo ổn định đầu ra cho sản phẩm chè tại đây các cơ quan, ban ngành sở tại cần thay đổi nhận thức của người dân trong sản xuất, tìm đầu ra, liên kết tiêu thụ các sản phẩm chè cho các hộ sản xuất, như vậy mới thúc đẩy ngành chè tại đây phát triển hơn nữa.
4.3. Nhận thức, nhu cầu tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ tham gia
4.3.1. Sự tham gia tập huấn, hội thảo về chè hữu cơ của các hộ được điều tra
Nhằm nâng cao chất lượng chè, thay đổi nhận thức của người dân về phương thức sản xuất các cơ quan, ban ngành tại xã Phúc Xuân đã xây dựng các chương trình tập huấn, hội thảo về sản xuất chè hữu cơ. Tỉ lệ tham gia vào các khóa tập huấn, hội thảo của các hộ điều tra được thể hiện ở bảng sau: