Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển đổi sản xuất chè theo hướng hữu cơ trên địa bàn xã phúc xuân, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 35 - 41)

Trong những năm vừa qua xã Phúc Xuân đã đẩy mạnh việc phát triển kinh tế, đưa các giống cây trồng mới có năng suất cao vào sản xuất, hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn mở rộng quy mô sản xuất, tạo ra những chuyển biến rõ rệt, đời sống vật chất tinh thần của người dân trên địa bàn xã ngày càng được nâng cao.

Tình hình kinh tế

- Lao động, việc làm: Số lượng lao động trong độ tuổi của xã là 3.610 người, lao động của xã chủ yếu trong lĩnh vực nông lâm nghiệp. Mặc dù trong những năm qua xã đã cố gắng phát triển các hướng lao động khác nhưng do điều kiện khó khăn về vị trí, địa hình... nên hầu như các nguồn lao động khác không có nhiều, chủ yếu là lao động nông - lâm nghiệp.

- Thu nhập và mức sống: Trong những năm qua công tác xóa đói giảm nghèo đã đạt được những kết quả tốt. Xã chỉ đạo phối hợp, rà soát lập thống kê các hộ nghèo, tái nghèo, tìm nguyên nhân và có biện pháp tích cực nhằm xóa đói giảm nghèo. Giảm hộ nghèo xuống còn 2,3%.

Hiện nay, xã đang triển khai thực hiện đồng bộ kế hoạch thống kê rà soát hộ nghèo theo chuẩn mới, đồng thời xây dựng chương trình xóa đói giảm nghèo phù hợp với thực tại của xã theo sự đạo chung của thành phố. Thu nhập bình quân của người dân/năm: 18.5 triệu/người/năm. Những năm gần đây, nhờ có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đời sống nhiều hộ gia đình được cải thiện, tỷ lệ hộ có tivi, xe máy... tăng lên rõ rệt. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho sự phát triển kinh tế của xã trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

a. Kinh tế nông nghiệp

Xác định vị trí quan trọng sản xuất Nông - Lâm nghiệp là chủ yếu, trong 5 năm qua xã Phúc Xuân nhận được sự hỗ trợ của nhà nước và đầu tư các chương trình, dự án, khuyến nông tăng hệ số sử dụng đất, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật... Kết quả có nhiều chuyển biến tích cực về diện tích, năng suất và sản lượng.

Về trồng trọt: Tập trung chủ yếu vào các loại cây ngô, lúa, đỗ, đậu tương, đặc biệt là cây chè và các loại cây công nghiệp ngắn ngày, các loại rau màu khác, sản xuất hai vụ lúa là vụ xuân và vụ mùa. Trong đó diện tích trồng chè là 329 ha và sản lượng trung bình năm 2020 đạt 3.195 tấn.

- Về chăn nuôi: Đàn gia súc chú ý phát triển một số vùng, hộ chăn nuôi. Vật nuôi chủ yếu là trâu bò, lợn và gia cầm. Tỷ lệ phòng dịch gia súc, gia cầm được quan tâm và thực hiện theo sự chỉ đạo của UBND thành phố nên trên địa bàn xã có rất ít dịch bệnh hoặc thậm chí không có dịch bệnh xảy ra.

- Về lâm nghiệp: Trong những năm qua các dự án chăm sóc, bảo vệ khoanh nuôi tái sinh và trồng mới rừng được thực hiện có hiệu quả. Diện tích

rừng trồng mới trong 5 năm qua đã hoàn thành tốt, kết quả khoanh nuôi bảo vệ rừng đạt 100%, số rừng trồng được phát huy có hiệu quả đã cho khai thác. Diện tích rừng hiện có trồng theo công tác bảo vệ là 110 ha, rừng phòng hộ là 275 ha, rừng trồng mới 31 ha.

- Về nuôi trồng thủy sản: Nuôi trồng thủy sản chủ yếu là nuôi cá nước ngọt trong các ao hồ nhỏ của hộ gia đình, sản phẩm thu được chưa mang tính hàng hóa, chỉ mang tính cải thiện đời sống cho người dân.

b. Các chỉ tiêu chủ yếu

- Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 là 15 triệu đồng, năm 2020 là 18;5 triệu đồng.

Cơ cấu kinh tế đến năm 2020:

+ Nông, lâm nghiệp, thủy sản: 50 % + Công nghiệp – xây dựng: 30% + Dịch vụ: 20%

- Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân hàng năm là 10,7%.

- Tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân hàng năm là 20%. - Sản lượng lương thực cây có hạt tăng bình quân 13%

- Giá trị sản phẩm trồng trọt trên 1 ha đất nông nghiệp tăng bình quân 20% - Giải quyết việc làm cho người lao động bình quân hàng năm tăng 21%. - Thu hút vốn đầu tư: Môi trường đầu tư được cải thiện rõ rệt tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn xã. Do đó cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của xã từng bước được cải thiện. Hiện đã có 4 doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn.

Tình hình văn hóa xã hội

Được tăng cường chỉ đạo phục vụ nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của xã. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh…như ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam ngày Quốc khánh, ngày khởi nghĩa Thái Nguyên; …. Tham gia các giải thi đấu thể thao và các hội thi, hội diễn văn nghệ thành phố tổ chức. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” tiếp tục được tuyên truyền sâu rộng thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia góp phần tích cực nâng cao đời sống của nhân dân, ngăn chặn tệ nạn xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

- Thường xuyên tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho nhân dân.

- Đã căng treo được 80 băngzôn, panô - áp phích tuyên truyền.

- Có 1383/1383 hộ đăng ký và 1280/1383 hộ đạt gia đình văn hoá, 15/15 xóm đăng ký xóm văn hóa, kết quả bình xét có 07/15 xóm đạt xóm văn hóa.

Dân số và việc làm

Theo báo cáo thống kê, đến năm 2020, dân số xã Phúc Xuân có 5267 người với mật độ 1380 hộ. Mật độ dân số xã là 768 người/ km2 thấp hơn so với mật độ dân số chung của thành phố 1,351 người/km2. Trên toàn địa bàn xã có 06 dân tộc an hem cùng sinh sống, trong đó dân tộc kinh chiếm đa số, ngoài ra còn có dân tộc tày, nùng, sán dìu…

Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về dân tộc, tôn giáo trên địa bàn, tăng cường công tác nắm bắt tình hình và ngăn chặn các đạo trái phép hoạt động, tình hình hoạt động tôn giáo trên địa bàn ổn định. Các chương trình và các hoạt động lễ hội tổ chức đúng chương trình đã đăng ký, đúng nghi thức tôn giáo tuân thủ các quy định của pháp luật.

Công tác y tế: Thực hiện chương trình y tế quốc gia, hoàn thành các chỉ tiêu về công tác khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân và công tác tiêm chủng mở rộng.

- Thực hiện tốt công tác Bảo vệ CSSK Bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình.

- Công tác tổ chức khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân được 7.633 lượt người, trong đó trẻ em là 1.612 lượt; hộ nghèo, cận nghèo là 411 lượt người.

- Công tác tiêm chủng mở rộng: 411 lượt người. - Phụ nữ tiêm phòng uốn ván: 176 người; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Số trẻ em dưới 1 tuổi: 129 trẻ;

- Số trẻ được uống Vitamin A: 311 trẻ = 100% - Số trẻ tiêm phòng viêm não: 372 trẻ;

- Số trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng là 71 trẻ;

- Công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm được tiến hành thường xuyên. Không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trên địa bàn. Tiếp tục triển khai chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 21/10/2011 của Ban bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong tình hình mới”.

Tiếp tục thực hiện các chính sách về dân số, KHHGĐ phấn đấu đạt chỉ tiêu giảm sinh và ngăn ngừa mất cân bằng giới tính. Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực dân số gắn với dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân.

- Thực hiện tốt chương trình y tế Quốc gia, hoàn thành tốt các chỉ tiêu về công tác khám chữa bệnh ban đầu. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Đảm bảo có cán bộ y tế trực 24/24giờ, công khai đơn giá thuốc, làm tốt công tác tiêm chủng mở rộng.

- Tiếp tục thực hiện tốt chương trình hành động Quốc gia về trẻ em và chiến lược dân số Việt Nam.

Giáo dục:

Chỉ đạo tổng kết nhiệm vụ năm học 2020- 2021, triển khai kế hoạch năm học 2021 – 2022, đẩy mạnh phong trào thi đua "dạy tốt- học tốt" không ngừng chất lượng giáo dục.

Ba nhà trường đã tổ chức tổng kết năm học 2020 - 2021, kết quả dạy và học đạt chất lượng cao hơn so với năm học trước

- Trường Mầm non: Nhà trường có 1 giáo viên đạt danh hiệu "Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố", trường đạt tiên tiến.

- Trường Tiểu học: Có 01 học sinh cấp Thành phố (thi giải toán trên mạng), 08 học sinh thi viết vở sạch chữ đẹp cấp Thành phố; 12 giáo đạt danh hiệu "Giáo viên dạy giỏi" cấp trường và 02 giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố.

- Trường THCS: Có 03 học sinh giỏi cấp TP, 02 học sinh giỏi cấp tỉnh, 04 giáo viên giỏi cấp TP.

Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục trong ba nhà trường. Đặc biệt coi trọng giáo dục nhân cách, phẩm chất đạo đức, lối sống; tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”.

Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục; xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ đào tạo, nâng cao chất lượng dạy và học.

Cơ sở hạ tầng

Dự án đường Bắc Sơn kéo dài ( đường hồ Núi Cốc ) và khu dân cư xóm Trung Tâm 1 thực hiện trên địa bàn xã Phúc Xuân có tổng diện tích cần phải giải phóng mặt bằng trên phạm vị 35ha. Vùng bị ảnh hưởng của dự án này có tài sản của 328 hộ gia đình.

Các tuyến đường liên xóm, trục xóm và đường ngõ xóm, đường nội đồng xã…. được đầu tư theo chương trình nông thôn mới.

An ninh – Quốc phòng

An ninh – Quốc phòng trên địa bàn xã Phúc Xuân được đảm bảo an toàn, quần chúng nhân dân đã tích cực tham gia vào công tác giữ gìn an ninh chính trị và phòng ngừa các tệ nạn xã hội. Công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và trật tự an toàn giao thông luân được Cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo sát sao do đó tình hình an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn được giữ vững, tai nạn giao thông từng bước được kiềm chế.

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển đổi sản xuất chè theo hướng hữu cơ trên địa bàn xã phúc xuân, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 35 - 41)