Khó khăn ưu tiên khắc phục khi tham gia sản xuất chè hữu cơ của các

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển đổi sản xuất chè theo hướng hữu cơ trên địa bàn xã phúc xuân, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 56 - 58)

4.4.1 .Thuận lợi khi tham gia sản xuất chè hữu cơ của hộ được điều tra

4.4.2. Khó khăn ưu tiên khắc phục khi tham gia sản xuất chè hữu cơ của các

4.4.1.Thuận lợi khi tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra

Nằm ở vùng thổ nhưỡng phù hợp, khí hậu thuận hịa các hộ gia đình có những thuận lợi nhất định khi sản xuất chè nói chung và tham gia sản xuất chè hữu cơ nói riêng. Đối với những hộ sản xuất chè truyền thống thì diện tích đất trồng chè là yếu tố thuận lợi nhất để tham gia vào sản xuất chè hữu cơ, vì vậy cần phải mở rộng thêm diện tích đất để các hộ dân tại địa bàn này chuyển từ sản xuất chè truyền thống sang sản xuất chè theo hướng hữu cơ, tăng hiệu quả kinh tế cho người dân trên địa bàn xã Phúc Xuân. Kiến thức và thị trường tiêu thụ là những thuận lợi lớn nhất đối với các hộ sản xuất chè hữu cơ, vì vậy cần phải mở nhiều lớp tập huấn để bồi dưỡng kiến thức về sản xuất chè hữu cơ cho các nông hộ trên địa bàn xã.

Những thuận lợi khi tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ gia đình điều tra tương đối lớn vì vậy khi chuyển đổi cần tận dụng triệt để những thuận lợi này để đạt hiệu quả cao trong sản xuất chè hữu cơ.

4.4.2. Khó khăn ưu tiên khắc phục khi tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra các hộ được điều tra

Mặc dù các hộ gia đình được điều tra có những thuận lợi nhất định khi tham gia sản xuất chè hữu cơ, tuy nhiên họ cũng gặp phải khơng ít khó khăn, những khó khăn đó cần được giải quyết để đảm bảo sự thành công của hoạt động sản xuất chè hữu cơ, bảng 4.4.2 dưới đây sẽ cho chúng ta thấy được những khó khăn cần giải quyết của các hộ được điều tra:

Bảng 4.4.2: Khó khăn ưu tiên khắc phục khi tham gia sản xuất chè hữu cơ của các hộ được điều tra

Khó khăn ưu tiên khắc phục

Truyền thống An toàn

Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu

103 100% 17 100%

Vốn 79 77% 6 35%

Kiến thức 68 66% 5 29%

Diện tích 33 32% 0 0%

Nhân công lao động 9 8,7% 2 12%

Giống, phân bón,... 13 12,6% 2 12%

Cơ sở hạ tầng 0 0% 1 6%

Thị trường tiêu thụ 36 35% 7 41%

Chính sách nhà nước 3 3% 2 12%

Khác... 0 0% 0 0%

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2021)

Vốn và kiến thức là 2 yếu tố gây khó khăn, cản trở được ưu tiên giải quyết nhiều nhất nếu tham gia sản xuất chè hữu cơ đối với nhóm hộ sản xuất chè truyền thống chiếm 77% số hộ sản xuất chè truyền thống ưu tiên giải quyết khó khăn về vốn, 66% ưu tiên giải quyết khó khăn về kiến thức. Tiếp đến là khó khăn cản trở về thị trường tiêu thụ, chiếm đến 35% số hộ trong nhóm này,diện tích đất trồng chè cũng là một khó khăn cần phải được ưu tiên giải quyết để diện tích chè được mở rộng hơn. Giống, phân bón, chế phẩm hữu cơ cũng là khó khăn cản trở lớn khi tham gia sản xuất chè hữu cơ của nhóm hộ sản xuất chè truyền thống với 12,6% số hộ. Quy trình sản xuất chè hữu cơ nghiêm ngặt, khắt khe, tốn nhiều cơng lao động địi hỏi sự tham gia tỉ mỉ của người lao động và đây cũng là khó khăn cản trở đối với họ do đó có đến 8,7% số hộ cần ưu tiên để giải quyết khó khăn đó.

Nhóm hộ sản xuất chè an tồn khó khăn cần được ưu tiên giải quyết nhiều nhất đối với họ đó là thị trường tiêu thụ 41% số hộ gặp khó khăn này,vốn và kiến thức là những khó khăn ưu tiên thứ 2 của các hộ trồng chè hữu cơ của các hộ trồng chè trên địa bàn xã Phúc Xuân.

Những khó khăn được ưu tiên giải quyết này là cơ sở để xây dựng các giải pháp chuyển đổi từ sản xuất chè thông thường sang sản xuất chè hữu cơ.

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển đổi sản xuất chè theo hướng hữu cơ trên địa bàn xã phúc xuân, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)