Đào tạo nguồn nhân lực sản xuất chè hữu cơ

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển đổi sản xuất chè theo hướng hữu cơ trên địa bàn xã phúc xuân, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 65 - 66)

Hiện nay, lực lượng cán bộ kỹ thuật ngành chè nói chung đã có kinh nghiệm, có trình độ nhưng vẫn chưa thể truyền đạt hết cho các nông hộ trên địa bàn xã, đặc biệt là những kinh nghiệm trong sản xuất chè hữu cơ thì còn hạn chế. Ở toàn tỉnh Thái Nguyên cho thấy, trong tỉnh có rất ít cán bộ kỹ thuật

am hiểu về sản xuất chè hữu cơ. Do vậy, việc đào tạo đội ngũ cán bộ am hiểu về phương thức sản xuất này ở đây là rất cần thiết. Hình thức đào tạo có thể là: Mở các khóa học ngắn hạn bồi dưỡng trình độ, cử các cán bộ tham gia khóa đào tạo dài hạn, tiến hành các cuộc hội thảo hướng dẫn trồng chè hữu cơ,...

Thay đổi tư duy, nâng cao kiến thức cho các cá nhân, hộ gia đình tham gia sản xuất chè hữu cơ cũng rất quan trọng. Trước đây họ đã quen với phương thức sản xuất truyền thống, để đảm bảo các cá nhân, hộ gia đình thực hiện đúng và tốt quy trình sản xuất chè hữu cơ cần tiến hành đào tạo bồi dưỡng kiến thức. Hình thức đào tạo có thể là: Mở các khóa tập huấn ngắn hạn và dài hạn, tổ chức các buổi hội thảo về sản xuất chè hữu cơ, tổ chức thăm quan tìm hiểu các mô hình sản xuất chè hữu cơ tiêu biểu,...

Trong giải pháp này cần có sự tham gia của các cá nhân, hộ tham gia sản xuất chè hữu cơ, đặc biệt là sự tham gia của Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Thái Nguyên. Ngoài ra còn cần có sự tham gia của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên trong việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng thêm kiến thức cho cán bộ địa phương.

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển đổi sản xuất chè theo hướng hữu cơ trên địa bàn xã phúc xuân, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 65 - 66)