Giải pháp về vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển đổi sản xuất chè theo hướng hữu cơ trên địa bàn xã phúc xuân, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 64 - 65)

Đầu tiên thể khẳng định rằng không một ngành sản xuất nào đạt hiệu quả nếu không có vốn đầu tư. Nói cách khác vốn đầu tư đóng vai trò hết sức quan trọng cho quá trình sản xuất. Qua nghiên cứu thực tế cho thấy, hầu hết các hộ nông dân trồng chè tại xã Phúc Xuân đều thiếu vốn đầu tư. Bởi vì đa số các hộ được điều tra có nguồn thu nhập chính từ nông nghiệp, hiện nay thu nhập đem lại từ nông nghiệp vẫn chưa được cao, hơn nữa những người trồng chè hữu cơ cần ít nhất là 2 năm để chuyển đổi từ sản xuất chè thường sang sản xuất chè hữu cơ mới được công nhận là chè hữu cơ. Diện tích trồng chè chủ yếu của xã Phúc Xuân là giống chè TRI777 và một số giống chè khác nhưng năng suất và chất lượng vẫn còn chưa cao, cần phải đưa các giống chè mới, có năng suất và chất lượng cao vào trong sản xuất. Vậy những năm chuyển đổi này họ sẽ bán sản phẩm cho ai, trong khi năng suất cũng như chất lượng chè hữu cơ thì không cao, nếu bán trên thị trường thì giá chè hữu cơ cũng rất thấp, không bù lại chi phí để đầu tư cho sản xuất chè hữu cơ. Chúng ta cũng có thể khẳng định rằng, người nông dân không có nhiều vốn để đầu tư để chịu lỗ trong vài năm.

Để giải quyết vấn đề này, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên cần liên kết, mời thầu các gói đầu tư chuyển đổi, phát triển sản xuất chè hữu cơ. Bên cạnh đó nhà nước cần có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ kịp

thời về vốn như: Cho người nông dân sản xuất chè hữu cơ vay vốn dài hạn với lãi suất ưu đãi, có thể hỗ trợ họ những năm đầu khi tiến hành sản xuất như: Ưu đãi về phân bón và có thể bao tiêu sản phẩm cho họ trong những năm đầu.

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển đổi sản xuất chè theo hướng hữu cơ trên địa bàn xã phúc xuân, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 64 - 65)