Các sơng chảy qua huyện Sóc Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học cho tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên huyện sóc sơn, hà nội môi trường 60 85 15 (Trang 48 - 55)

Sông Cầu Sông Công Sông Cà Lồ

Đoạn chảy qua huyện (km) 15 9 7,5

Độ cao bắt đầu (m) 1175 275 1000

Chi lưu/phụ lưu Phụ lưu là sông Cà Lồ, suối Lương Phúc

Phụ lưu của sông Cầu

Phụ lưu của sơng Cầu

Đặc điểm khác Diện tích lưu vực 6030 km2, Mật độ mạng lưới sông 0,95 km/km2 Bắt nguồn từ huyện Đại Từ, Thái Nguyên Nguồn chính của sơng là Đầm Vạc, Thái Nguyên Nguồn: Tổng hợp từ [11]

Suối Lương Phúc: bắt nguồn từ đầm Cầu Cốn chảy giữa lưu vực qua các khu đất bậc thang đổ ra sông Cầu qua cống Lương Phúc, đây là trục tiêu tự chảy quan trọng khu vực Đơng Bắc của huyện. đ/ Suối Đồng Đị: bắt nguồn từ núi Cánh Tay cao 332 m chạy dọc theo biên giới phía Tây huyện, dài 10,5km đổ ra sơng Cà Lồ tại cầu Khả Do. Đây là trục tiêu tự chảy cho khu Tây Nam của huyện. e/ Suối Ngòi Soi: bắt nguồn từ núi Hàm Lợn, núi Chân Chim cao 469m chảy qua sông Cầu Ngăm, hồ Cầu Dọc, kênh Anh Hùng, chảy theo hướng Tây Nam, dài 12,8km và đổ ra sông Cà Lồ tại đập Cầu Soi.

Ngồi ra cịn có các ngòi, suối như: suối Cầu Trắng, suối Bến Tre, suối Cống Cái, suối Cầu Nai, suối Đa Hội, ngòi tiêu Cầu Đen, ngòi tiêu Xuân Kỳ,…

Chế độ thuỷ văn của các sông, suối chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ mưa hàng năm. Vào mùa mưa nước từ các sông đổ về uy hiếp hệ thống đê điều của huyện. Theo số liệu tại trạm Phúc Lộc Phương đo chế độ thuỷ văn trên sông Cầu cho thấy: mực nước lũ lịch sử lớn nhất vào tháng 8 năm 1971 là Hmax= 9,37m ứng với lưu lượng Qmax= 3.490 m3/s. Mùa khô nước các sơng cạn kiệt gây khó khăn cho việc cung cấp nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp.

Nước ngầm: Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Holocen (qh) chỉ phân bố

thành dải hẹp dọc theo sông Cầu, sông Cà Lồ với chiều dày nhỏ. Nguồn cung cấp cho tầng là nước mưa, nước tưới, riêng dải ven sơng do có quan hệ chặt chẽ nên nước sông là nguồn cung cấp chính (về mùa lũ), thốt ra các sơng (về mùa khô), bốc hơi và cung cấp cho các tầng chứa nước nằm dưới.

Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistocen (qp): Tầng chứa nước mơ tả chỉ lộ một ít thành các chỏm nhỏ ở ven rìa vùng núi thuộc huyện Sóc Sơn với chiều dày nhỏ. Phần bị phủ phân bố liên tục từ nam huyện Sóc Sơn trở xuống, chiều sâu bắt gặp 2÷10m ở phía bắc sơng Hồng. Tầng chứa nước qp ngăn cách với tầng chứa nước qh bởi các trầm tích cách nước của hệ tầng Vĩnh Phúc (Q13

vp). Tầng chứa nước qp gồm hai lớp. Lớp trên gồm cát hạt trung thơ lẫn sạn, sỏi có chiều dày trung bình 10÷15m. Lớp dưới là cuội sỏi lẫn cát sạn, đôi nơi lẫn cát sét ở đáy

Tầng chứa nước khe nứt các trầm tích Trias (t) phân bố lộ ra ở vùng núi phía bắc thành phố thuộc vùng tây bắc của huyện Sóc Sơn và chìm xuống dưới các trầm

43 tích Đệ tứ ở đơng nam huyện Sóc Sơn tạo thành dải theo hướng TB-ĐN. Thành phần đất đá chứa nước là cát kết, sét kết. Hệ số dẫn (km) của đất đá chứa nước từ rất nhỏ đến 300m2/ng, tỷ lưu lượng (q) các lỗ khoan thí nghiệm cũng từ rất nhỏ đến 0,52l/sm. Các trầm tích Trias có chất lượng tốt hơn nước trong các trầm tích Đệ tứ nên rất có ý nghĩa để cung cấp sử dụng cho ăn uống, sản xuất cơng nghiệp địi hỏi nước có chất lượng cao.

d) Thổ nhưỡng

Tài ngun đất của huyện có 03 nhóm đất chính [27], trong đó:

a/ Đất phù sa có diện tích phân bố ở hầu khắp trên địa bàn huyện, nhưng tập trung nhiều ở các xã phía nam huyện. Tổng diện tích khoảng 5.061 ha, bao gồm 8 loại sau đây:

- Đất phù sa được bồi hàng năm thường chua (Pbc), với tổng diện tích 385 ha, phân bố ở khu vực ngồi đê sơng Cầu thuộc các xã phía Đơng của huyện như: Tân Hưng, Việt Long, Đức Hoà, Xuân Thu, Kim Lũ. Đất hình thành trên các bãi bồi lịng sơng Cơng và sơng Cà Lồ. Đất đang hình thành ở giai đoạn sơ khai, hình thái phẫu diện đất chưa phân hố và kém ổn định. Đất có độ phì khá cao nên được sử dụng trồng rau, màu trong các giai đoạn khơng bị ngập chìm.

Đất phù sa không được bồi không gley hoặc gley yếu thường chua (Pc), với tổng diện tích 680 ha. Đất phù sa không được bồi gley mạnh úng nước mưa mùa hè (Pj), phân bố ở các xã như Đông Xuân, Kim Lũ, Bắc Phú,… với tổng diện tích 990 ha. Đất phù sa ngòi suối (Py), đây là loại đất chỉ có ở ven các suối đầu nguồn của Sóc Sơn, với tổng diện tích 172 ha. Đất phù sa khơng được bồi dưới có sản phẩm feralitic (Pf), với tổng diện tích 1.209 ha, đây cũng là sản phẩm đặc trưng của các khu vực tiếp giáp giữa đồng bằng với vùng đồi gị.

Đất phù sa được hình thành do quá trình bồi lắng phù sa của các con sơng, đã có sự phân hố theo thời gian, khơng gian và đặc điểm hình thành. Nhìn chung các vùng đất phù sa tương đối bằng phẳng (cốt +3,5 m ÷ +5,5 m); thành phần cơ giới đất từ thịt trung bình đến thịt nặng; thành phần dinh dưỡng khá, hàm lượng mùn đạt 2-3%, đạm 0,15-0,20%. Nhóm đất này thích hợp với nhiều loại cây trồng.

45 b/ Đất bạc màu bao gồm 2 loại:

- Đất bạc màu phát triển trên phù sa cổ có sản phẩm feralitic (B), đây là loại đất phổ biến nhất với tổng diện tích 10.655 ha, chiếm 1/3 tổng diện tích tự nhiên của huyện. Phân bố ở các xã vùng đồi gị như: Minh Trí, Minh Phú, Nam Sơn, Bắc Sơn, Phù Linh, Hồng Kỳ, Quang Tiến,… Đất hình thành trên các đồng bằng cao, đồng bằng đồi, cấu tạo bởi trầm tích sơng, Đệ tứ thống Pleistocen. Quá trình sử dụng đất trong canh tác nông nghiệp lâu dài đã làm đất bị thối hố, bạc màu.

Độ phì đất suy giảm nhưng vẫn được sử dụng trồng lúa và hoa màu. Để nâng cao năng suất cần tăng cường bón phân chuồng, phân xanh và làm cơng tác thuỷ lợi để đảm bảo tưới tiêu thuận lợi cho canh tác nơng nghiệp. Đất có phẫu diện phân hố khá rõ. Tầng mặt thường bị rửa trôi một phần cấp hạt sét.

- Đất dốc tụ xen đồi núi bạc màu khơng có sản phẩm feralitic (D), là loại đất chỉ có ở Sóc Sơn, nằm xen kẽ các thung lũng hẹp, với diện tích 1.846 ha. Q trình sử dụng đất lâu dài trong canh tác nông nghiệp đã làm đất bị thoái hoá, bạc màu, tầng mặt thường có thành phần cơ giới nhẹ, các tầng dưới thường xuất hiện đá ong. Do có địa hình bằng thoải nên đất vẫn có giá trị sử dụng hữu hiệu trong canh tác nơng nghiệp. Nên dành các diện tích này phát triển cây ăn quả và cây cơng nghiệp dài ngày, ví dụ như trồng chè. Nhìn chung, các loại đất bạc màu có hàm lượng mùn và các chất dinh dưỡng thấp. Địa hình phần lớn đồi núi thấp và ruộng bậc thang với tầng canh tác mỏng.

c/ Nhóm đất feralitic: là nhóm đất đặc trưng của vùng đồi gị Sóc Sơn với 5 loại đất sau: Đất feralitic vàng đỏ hoặc vàng phát triển trên đá sa thạch quăczit, cuội kết và dăm kết (Fs), chiếm diện tích khá lớn với 5.845 ha, trên 50% tổng diện tích của vùng đồi gị. Đất feralitic nâu vàng phát triển trên phù sa cổ (Fp), có tổng diện tích 879 ha.

d/ Diện tích cịn lại là các loại đất khác với 3.356 ha chiếm khoảng 11% diện tích tự nhiên của huyện.

e) Thảm thực vật

Trong khung phân loại thảm thực vật chung của Việt Nam, theo nguyên tắc sinh thái phát sinh, thảm thực vật tự nhiên trong khu vực Hà Nội trước khi con người tác động, thuộc kiểu thảm rừng kín cây lá rộng thường xanh. Trên đất địa đới thốt ngập ở vùng đồi núi có kiểu phụ miền thân thuộc khu hệ bản địa đệ tam Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa; trên đất nội địa đới có kiểu phụ rừng đầm lầy hay trảng cây bụi, cỏ chịu ngập nước ngọt. Khi có con người tác động, trong khu phân bố của các kiểu phụ trên có các quần xã cây trồng thuộc kiểu phụ nuôi trồng nhân tạo; một phần các kiểu thảm nguyên sinh bị phá huỷ sau đó để hoang có trảng cây bụi, trảng cỏ thứ sinh tái sinh.

Hiện nay, thảm thực vật tự nhiên chỉ cịn một diện tích nhỏ, gồm trảng cây bụi thứ sinh, trảng cỏ thứ sinh trên các diện tích đất đồi núi hay trên đê để hoang, trảng cỏ thứ sinh chịu ngập trên đất ngập nước mức ngập nông và các quần xã thuỷ sinh trong các đầm, ao, hồ có mức ngập sâu.

Thảm thực vật trồng chiếm diện tích lớn trong khu vực. Theo mục đích sử dụng có thể phân ra hai nhóm nhỏ: khu nơng thơn và thành thị. Trong khu vực nông thôn, các quần xã cây trồng khá đa dạng. Trên đất phù sa ngập định kỳ có Lúa nước; trên đất ngập nước thường xuyên có các loại rau nước, nhiều nơi trồng Sen. Nơi đất cao trong đồng bằng, ven sông thường được trồng các cây màu, rau cạn và hiện tại đang được chuyển hướng sang trồng hoa, cây cảnh. Trên vùng đồi núi, đại đa số diện tích cao dốc được trồng rừng. Nhóm cây lâu năm của vùng nơng thơn có Chè trên đất thấp, bằng ở vùng đồi núi; các cây cho vật liệu xây dựng trên các khu vực đất cao không canh tác được trên đồng bằng; Dâu tằm trong các bãi bồi ven sông; cây ăn quả được trồng trong các trang trại. Trong khu vực đô thị, các cây gỗ được trồng tập trung và thảm cỏ trồng là hai đối tượng có cấu trúc rõ ràng với diện tích đáng kể. Ngồi hai khu vực trên, trong quá trình cư trú, đơ thị hố, các khu dân cư, công sở, khu công nghiệp, cầu cảng, sân bay, bệnh viện, trường học... được hình thành. Trong các khu vực này, lớp phủ thực vật khơng có cấu trúc rõ ràng, ổn định được tách thành một nhóm riêng. Dựa theo độ che phủ ít hay nhiều các đơn vị này lại được tách ra các đơn vị nhỏ hơn.

47

2.1.2. Các nhân tố kinh tế xã hội

a) Dân cư và nguồn lao động

Tỷ lệ số lao động nông nghiệp/ Diện tích đất đất canh tác năm 2006 và 2009 tương ứng: 7,42 và 8,7 (lao động/ha). Điều này chứng tỏ số lao động trong nông nghiệp tăng nhanh hơn so với mức tăng của diện tích sử dụng với mục đích nơng nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học cho tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên huyện sóc sơn, hà nội môi trường 60 85 15 (Trang 48 - 55)