a) Khí hậu
Sóc Sơn nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10; mùa khô, lạnh từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau.
Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 24,460C. Số giờ nắng trung bình khá dồi dào với 1.645 giờ. Trung bình một ngày có 3-5 giờ nắng, tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 7 và tháng 10 (trung bình mỗi ngày có tới 7 giờ nắng). Bức xạ tổng cộng hàng năm của khu vực là 125,7 kcal/cm2, bức xạ quang hợp chỉ đạt 61,4 kcal/cm2. Tổng nhiệt độ hàng năm đạt 8.500-9.0000C.
Lượng mưa trung bình năm 1.600 - 1.700 mm (1.670 mm), lượng mưa năm ít nhất là 1.000mm, lượng mưa năm nhiều nhất là 2.630mm. Song lượng mưa phân bố không đều trong năm, mùa mưa tập trung vào các tháng 7, 8, 9 với lượng mưa chiếm 80-85% lượng mưa của cả năm, mùa này thường có những trận mưa kéo dài, kèm theo gió xốy và bão. Lượng bốc hơi trung bình năm đạt 650mm. Độ ẩm khơng khí trung bình 84%.
Có 2 hướng gió chính thịnh hành: Gió mùa Đơng nam thổi vào mùa hè và gió mùa Đơng bắc thổi vào mùa Đông. Hàng năm huyện Sóc Sơn nói riêng và Thành phố Hà Nội nói chung chịu ảnh hưởng trực tiếp của khoảng 5 - 7 cơn bão. Bão thịnh hành từ tháng 7 đến tháng 10, tháng 8 bão xảy ra nhiều nhất, bão thường trùng với thời kỳ nước sông Hồng lên cao, đe dọa không chỉ sản xuất nông nghiệp mà cả đời sống nhân dân.
Sóc Sơn khơng có mùa hè với q nhiều ngày khơ nóng. Mùa hè vẫn là thời kỳ có nền nhiệt độ khá cao với khá nhiều ngày nóng trên 350C. Tuy nhiên ở đây, các đợt nắng nóng thường khơng kéo dài 7 - 10 ngày và xen giữa các đợt nắng nóng đó là những ngày mưa với cường độ đáng kể. Ngay trong những ngày nhiệt độ trên 35 - 360C vẫn có thể có mưa dơng và mưa rào vào chiều tối
41 Nhìn chung, khí hậu của Sóc Sơn có điều kiện lợi thế phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật ni. Hạn chế của khí hậu ở đây là lượng mưa lớn tập trung vào khoảng thời gian ngắn dễ gây lũ lụt, đất đai bị xói mịn, rửa trơi làm cho đất bị nghèo kiệt, nhất là đối với những diện tích đất khơng có thảm thực vật che phủ, độ dốc lớn. Do địa hình phức tạp và sự khác biệt về chế độ mưa nên thuỷ lợi là yếu tố hết sức quan trọng và thực sự là biện pháp hàng đầu tác động mạnh đến kết quả sản xuất nông nghiệp của huyện.
b) Thủy văn
Điều kiện khí hậu (lượng mưa trung bình 1670 mm) mang lại tiềm năng thủy văn cho khu vực. Được chia theo: nước mặt và nước ngầm. Đối với vùng đồi gị Sóc Sơn là một phần của nguồn sinh thuỷ, với mạng lưới suối và kênh mương từ 1,2-1,5 km/km2, bao gồm: suối Cầu Chiền, suối Cầu Lai, suối Thanh Hoa, suối Lương Phú, suối Đồng Quang, ngịi Nội Bài, chảy ra 3 sơng bao quanh huyện là: sơng Cơng (phía Bắc), sơng Cầu (phía Đơng) và sơng Cà Lồ (phía Nam).
Hệ thống sông suối của huyện quan trọng nhất là sông Cầu, sông Công và sơng Cà Lồ, có ảnh hưởng đến chế độ thuỷ văn của huyện. Bên cạnh đó là hệ thống các suối và nhiều đầm, hồ tự nhiên là nguồn dự trữ nước quan trọng vào mùa khô.
Hệ thống sông không chỉ là nguồn cung cấp nước tưới và nước sinh hoạt mà còn là nơi tiếp nhận nguồn nước thải và tiêu nước khi mùa mưa lũ đến.
Bảng 2.3: Các sơng chảy qua huyện Sóc Sơn
Sơng Cầu Sơng Cơng Sông Cà Lồ
Đoạn chảy qua huyện (km) 15 9 7,5
Độ cao bắt đầu (m) 1175 275 1000
Chi lưu/phụ lưu Phụ lưu là sông Cà Lồ, suối Lương Phúc
Phụ lưu của sông Cầu
Phụ lưu của sông Cầu
Đặc điểm khác Diện tích lưu vực 6030 km2, Mật độ mạng lưới sông 0,95 km/km2 Bắt nguồn từ huyện Đại Từ, Thái Ngun Nguồn chính của sơng là Đầm Vạc, Thái Nguyên Nguồn: Tổng hợp từ [11]
Suối Lương Phúc: bắt nguồn từ đầm Cầu Cốn chảy giữa lưu vực qua các khu đất bậc thang đổ ra sông Cầu qua cống Lương Phúc, đây là trục tiêu tự chảy quan trọng khu vực Đơng Bắc của huyện. đ/ Suối Đồng Đị: bắt nguồn từ núi Cánh Tay cao 332 m chạy dọc theo biên giới phía Tây huyện, dài 10,5km đổ ra sông Cà Lồ tại cầu Khả Do. Đây là trục tiêu tự chảy cho khu Tây Nam của huyện. e/ Suối Ngòi Soi: bắt nguồn từ núi Hàm Lợn, núi Chân Chim cao 469m chảy qua sông Cầu Ngăm, hồ Cầu Dọc, kênh Anh Hùng, chảy theo hướng Tây Nam, dài 12,8km và đổ ra sông Cà Lồ tại đập Cầu Soi.
Ngồi ra cịn có các ngịi, suối như: suối Cầu Trắng, suối Bến Tre, suối Cống Cái, suối Cầu Nai, suối Đa Hội, ngòi tiêu Cầu Đen, ngòi tiêu Xuân Kỳ,…
Chế độ thuỷ văn của các sông, suối chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ mưa hàng năm. Vào mùa mưa nước từ các sông đổ về uy hiếp hệ thống đê điều của huyện. Theo số liệu tại trạm Phúc Lộc Phương đo chế độ thuỷ văn trên sông Cầu cho thấy: mực nước lũ lịch sử lớn nhất vào tháng 8 năm 1971 là Hmax= 9,37m ứng với lưu lượng Qmax= 3.490 m3/s. Mùa khơ nước các sơng cạn kiệt gây khó khăn cho việc cung cấp nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp.
Nước ngầm: Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Holocen (qh) chỉ phân bố
thành dải hẹp dọc theo sông Cầu, sông Cà Lồ với chiều dày nhỏ. Nguồn cung cấp cho tầng là nước mưa, nước tưới, riêng dải ven sơng do có quan hệ chặt chẽ nên nước sơng là nguồn cung cấp chính (về mùa lũ), thốt ra các sơng (về mùa khô), bốc hơi và cung cấp cho các tầng chứa nước nằm dưới.
Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistocen (qp): Tầng chứa nước mơ tả chỉ lộ một ít thành các chỏm nhỏ ở ven rìa vùng núi thuộc huyện Sóc Sơn với chiều dày nhỏ. Phần bị phủ phân bố liên tục từ nam huyện Sóc Sơn trở xuống, chiều sâu bắt gặp 2÷10m ở phía bắc sơng Hồng. Tầng chứa nước qp ngăn cách với tầng chứa nước qh bởi các trầm tích cách nước của hệ tầng Vĩnh Phúc (Q13
vp). Tầng chứa nước qp gồm hai lớp. Lớp trên gồm cát hạt trung thơ lẫn sạn, sỏi có chiều dày trung bình 10÷15m. Lớp dưới là cuội sỏi lẫn cát sạn, đơi nơi lẫn cát sét ở đáy
Tầng chứa nước khe nứt các trầm tích Trias (t) phân bố lộ ra ở vùng núi phía bắc thành phố thuộc vùng tây bắc của huyện Sóc Sơn và chìm xuống dưới các trầm
43 tích Đệ tứ ở đơng nam huyện Sóc Sơn tạo thành dải theo hướng TB-ĐN. Thành phần đất đá chứa nước là cát kết, sét kết. Hệ số dẫn (km) của đất đá chứa nước từ rất nhỏ đến 300m2/ng, tỷ lưu lượng (q) các lỗ khoan thí nghiệm cũng từ rất nhỏ đến 0,52l/sm. Các trầm tích Trias có chất lượng tốt hơn nước trong các trầm tích Đệ tứ nên rất có ý nghĩa để cung cấp sử dụng cho ăn uống, sản xuất cơng nghiệp địi hỏi nước có chất lượng cao.