Trong khung phân loại thảm thực vật chung của Việt Nam, theo nguyên tắc sinh thái phát sinh, thảm thực vật tự nhiên trong khu vực Hà Nội trước khi con người tác động, thuộc kiểu thảm rừng kín cây lá rộng thường xanh. Trên đất địa đới thoát ngập ở vùng đồi núi có kiểu phụ miền thân thuộc khu hệ bản địa đệ tam Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa; trên đất nội địa đới có kiểu phụ rừng đầm lầy hay trảng cây bụi, cỏ chịu ngập nước ngọt. Khi có con người tác động, trong khu phân bố của các kiểu phụ trên có các quần xã cây trồng thuộc kiểu phụ nuôi trồng nhân tạo; một phần các kiểu thảm nguyên sinh bị phá huỷ sau đó để hoang có trảng cây bụi, trảng cỏ thứ sinh tái sinh.
Hiện nay, thảm thực vật tự nhiên chỉ còn một diện tích nhỏ, gồm trảng cây bụi thứ sinh, trảng cỏ thứ sinh trên các diện tích đất đồi núi hay trên đê để hoang, trảng cỏ thứ sinh chịu ngập trên đất ngập nước mức ngập nông và các quần xã thuỷ sinh trong các đầm, ao, hồ có mức ngập sâu.
Thảm thực vật trồng chiếm diện tích lớn trong khu vực. Theo mục đích sử dụng có thể phân ra hai nhóm nhỏ: khu nơng thơn và thành thị. Trong khu vực nông thôn, các quần xã cây trồng khá đa dạng. Trên đất phù sa ngập định kỳ có Lúa nước; trên đất ngập nước thường xuyên có các loại rau nước, nhiều nơi trồng Sen. Nơi đất cao trong đồng bằng, ven sông thường được trồng các cây màu, rau cạn và hiện tại đang được chuyển hướng sang trồng hoa, cây cảnh. Trên vùng đồi núi, đại đa số diện tích cao dốc được trồng rừng. Nhóm cây lâu năm của vùng nơng thơn có Chè trên đất thấp, bằng ở vùng đồi núi; các cây cho vật liệu xây dựng trên các khu vực đất cao không canh tác được trên đồng bằng; Dâu tằm trong các bãi bồi ven sông; cây ăn quả được trồng trong các trang trại. Trong khu vực đô thị, các cây gỗ được trồng tập trung và thảm cỏ trồng là hai đối tượng có cấu trúc rõ ràng với diện tích đáng kể. Ngồi hai khu vực trên, trong quá trình cư trú, đơ thị hố, các khu dân cư, công sở, khu công nghiệp, cầu cảng, sân bay, bệnh viện, trường học... được hình thành. Trong các khu vực này, lớp phủ thực vật khơng có cấu trúc rõ ràng, ổn định được tách thành một nhóm riêng. Dựa theo độ che phủ ít hay nhiều các đơn vị này lại được tách ra các đơn vị nhỏ hơn.
47
2.1.2. Các nhân tố kinh tế xã hội