Mục tiêu, chiến lược và hành động đề xuất phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học cho tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên huyện sóc sơn, hà nội môi trường 60 85 15 (Trang 121)

Mục tiêu Chiến lƣợc Dự án, kế hoạch hành động

Phát triển nông nghiệp của Huyện gắn liền với hình thành các vùng, tiểu vùng chuyên canh, phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế của từng vùng, đặc biệt phải gắn kết với phát triển loại hình du lịch sinh thái

Xác định, khoanh vùng sản xuất nông nghiệp và đưa ra mơ hình nơng nghiệp kỹ thuật cao Xây dựng hồ và đập chứa nước lớn

- Dồn điền đồi thửa, phát triển vùng chuyên canh tập trung ở phía đơng của huyện

- Tại vùng gị đồi phía bắc của huyện trồng cây lâu năm gắn với phát triển du lịch

- Tại vùng phía đơng nghiên cứu xây dựng thành vùng nơng nghiệp sinh thái có chất lượng cao như trồng hoa và rau sạch cung cấp cho thành phố

- Tổ chức thí điểm và thực hiện các mơ hình sản xuất áp dụng công nghệ hiện đại

- Thực hiện công tác nạo vét, mở rộng và nâng cấp một số kênh, Xây dựng các hồ và đập giữ nước: Đồng Đò, Hồ Hàm Lớn

Phát triển ngành chăn nuôi như là một chuyên ngành cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng

Đẩy mạnh chăn nuôi gia súc như bò, trâu, ngựa, lợn hơn gia cầm, đây là thế mạnh của Sóc Sơn

Kiểm sốt và phịng chống hiệu quả các dịch bệnh

Tăng cường đầu tư vào hình thức trang trại chăn nuôi lớn Phát triển vùng chăn ni bị tập trung ở khu vực gò đồi như Tân Minh, Bắc Sơn do có sẵn nguồn cỏ

Đảm bảo và thực hiện tốt công tác thú y

Bảo vệ diện tích rừng hiện có nhằm đảm bảo chức năng phịng hộ

Khơng chuyển đổi đất rừng sang mục đích canh tác khác

Kết hợp giữa phát triển lâm nghiệp, bảo tồn với phát triển du lịch

Quy hoạch phân khu bảo tồn rừng

115 Kiến nghị các dự án phát triển Bảng 3.11: Kiến nghị các dự án phát triển Lĩnh vực Tên dự án Phân bố Phát triển công nghiệp mang tính chiến lược

KCN sạch Sóc Sơn (huyện Sóc Sơn)

KCN Sóc Sơn II (huyện Sóc Sơn) (xây mới)

Xã Mai Đình

Phát triển nơng lâm ngư nghiệp

Xây dựng Nhà máy chế xuất nông sản Nghiên cứu thêm về tiểu vùng II, kiến nghị đặt tại khu công nghiệp Tân Dân - Minh Trí

Phát triển đơ thị

Xây dựng các đường dây 220 KV Hiệp Hịa (Sóc Sơn)

Xây dựng, lắp đặt thêm máy 2 tại trạm 220 KV Sóc Sơn 2

Xây dựng trung tâm thƣơng mại tại thị trấn Sóc Sơn

Xây dựng nghĩa trang tập trung (nên xây mới tại tiểu vùng III)

Thành phố đã có quy hoạch nghĩa trang tại xã Minh Phú

Trung tâm thương mại nên đặt tại trung tâm thị trấn Sóc Sơn, gần với khu đền Sóc và khu vui chơi, giải trí Núi Đơi

Cung cấp dịch vụ

Khu trung tâm kho vận quốc tế lớn nhất miền Bắc

Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái và nhà nghỉ cuối tuần tại Sóc Sơn Hà Nội Khu du lịch sinh thái văn hóa Sóc Sơn huyện Sóc Sơn

Trung tâm kho vận đặt gần cảng hàng không quốc tế Nội Bài.

Phát triển

nguồn nhân

lực

Bệnh viện cấp cứu

Đầu tư xây dựng cụm Trung tâm y tế chuyên sâu (tổ hợp nghiên cứu, khám chữa bệnh)

Mở rộng quy mô và chất lượng bệnh viện trên nền hiện trạng hiện có

KẾT LUẬN

Sóc Sơn là huyện nằm ở cửa ngõ phía bắc của Hà Nội, là mắt xích trong liên kết vùng giữa Thủ đô với các tỉnh lân cận. Những năm gần đây, do có nhiều biến động về địa giới, quy hoạch, chính sách, các tuyến lực… đã phá vỡ tính liên kết lãnh thổ, tạo nên những mâu thuẫn, cản trở phát triển của huyện. Thực tế đó đặt ra tính cấp thiết phải sắp xếp, bố trị lại đối tượng phát triển đảm bảo nguyên tắc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Trên cơ sở khảo sát thực địa, kế thừa các nguồn tài liệu trước đó, cùng với những phân tích về hiện trạng, nhận xét về quy hoạch, chính sách, đề tài đã đưa ra một số kết quả chính sau:

Giữa tổ chức lãnh thổ và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên có mối quan hệ chặt chẽ. Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên là mục tiêu hướng đến của tổ chức lãnh thổ và tổ chức lãnh thổ chỉ là một trong nhiều công cụ để đạt được mục tiêu ấy. Tổ chức lãnh thổ tạo nên bộ khung, trong đó con người là trung tâm của tổ chức, được coi là chủ thể, là nhân tố hài hòa các mối quan hệ trong tổng thể lãnh thổ, bên cạnh các nhân tố bổ trợ là chi phí vận chuyển, lao động, sản xuất hoặc chính sách về thuế, đất đai, thu hút đầu tư, chất lượng mơi trường.

Vị trí địa lý đã mang đến sự phân hóa lãnh thổ, tạo nên nét đặc sắc, độc đáo cho khu vực Hà Nội. Trên nền tảng địa chất là các trầm tích hệ Trias và Đệ tứ, cùng với sự tương tác của các yếu tố khí hậu, thủy văn, địa hình huyện Sóc Sơn có sự phân hóa thành 3 khu vực chính, thấp dần từ tây sang đông và từ bắc xuống nam: khu vực đồi núi nằm ở phía bắc, khu vực chuyển tiếp là các gò cao lượn song, nằm ở bậc địa hình tiếp theo cao phổ biến 10-15m, và phần đồng bằng nằm ở rìa phía đơng và nam của huyện. Lãnh thổ chịu ảnh hưởng lớn bởi 3 con sông là: Cầu, Công và Cà Lồ, đồng thời cũng là một phần ranh giới với các huyện lân cận. Trầm tích Pleistocen hệ tầng Vĩnh Phúc chiếm diện tích lớn đã chi phối mạnh đến quá trình phát sinh đất, hình thành nên loại đất xám, phổ biến nhất ở đây.

Sự phân hóa về tự nhiên, cùng với vị trí địa lý và đặc thù kinh tế tạo nên tài nguyên vị thế, là động lực cho phát triển kinh tế. Qua phân tích gravity cho thấy huyện mặc dù lực tương tác giữa với trung tâm thấp hơn nhiều so với các huyện nằm lân cận, nhưng vẫn ở mức trung bình, trong khi đó Sóc Sơn có lợi thế so sánh tuyệt đối là cảng hàng không quốc tế Nội Bài, là nơi giao cắt của các tuyến lực quan

117 trọng của đất nước như quốc lộ 2, quốc lộ 3, quốc lộ 18, đường cao tốc Thăng Long – Nội Bài, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Thái Nguyên. Ngoài ra, trong thời gian tới Sóc Sơn cịn được thừa hưởng các cơ hội phát triển mới từ sự lớn mạnh của các đô thị lớn lân cận như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh.

Sóc Sơn là địa bàn có tỷ lệ tăng tự nhiên ổn định, tỷ lệ tăng cơ học mặc dù tăng trưởng hàng năm nhưng vẫn còn ở mức thấp so với các huyện Hà Nội biểu hiện quá trình đơ thị hóa thấp. Quy mơ kinh tế của huyện chưa tương xứng với những tiềm năng trên, quy mô sản xuất, tiểu thủ cơng nghiệp cịn nhỏ, lẻ, phân tán; khả năng thu hút lao động và giải quyết việc làm chưa cao; trình độ cơng nghệ các ngành sản xuất ở mức trung bình. Kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội tuy được đầu tư cao, xong chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển của một huyện địa bàn rộng lớn, điểm xuất phát thấp, đặc biệt là giao thông, nước sạch, thủy lợi.

Đề tài đã phân tích khá chi tiết hiện trạng tổ chức lãnh thổ theo ngành và theo cấu trúc không gian. Tổ chức lãnh thổ theo ngành có đặc điểm: tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu đạt kế hoạch đề ra nhưng chưa mạnh, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện. Hình thức trang trại của huyện chưa phát triển và không ổn định. Du lịch mặc dù đã thu hút lượng khá lớn du khách, song khách lưu trú thấp, do cơ sở hạ tầng du lịch chưa đáp ứng nhu cầu. Cơng nghiệp có sự phân bố hợp lý, thuận lợi cho trao đổi hàng hóa, xu hướng hiện nay là đẩy mạnh hình thức cụm cơng nghiệp vừa và nhỏ. Tổ chức lãnh thổ theo cấu trúc không gian, giữa nông thôn và đô thị không thấy rõ ràng chênh lệch, thị trấn Sóc Sơn khơng phải là một trung tâm công nghiệp, dịch vụ và đô thị thực sự. Kết quả phân tích dân số, lao động, các đặc trưng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và đặc thù của đô thị cho thấy tỷ lệ đô thị rất nhỏ bé nằm ở trung tâm của một vùng nông thôn rộng lớn bao quanh, chưa đủ sức hấp dẫn, kích thích sự phát triển cho cả một huyện.

Năm 2011, đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng 58,73%, đất phi nông nghiệp 37,82%, đất chưa sử dụng là 3,45%. Quỹ đất của Sóc Sơn cịn nhiều, tuy nhiên phần lớn là đất dốc, ít thuận lợi cho xây dựng. Thực tế Sóc Sơn đang đứng trước thách thức suy giảm diện tích đất nơng nghiệp do xây dựng khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng… gây nên áp lực lao động, việc làm đối vơi người nông dân mất đất. Về tài nguyên nước, diện tích mặt nước sử dụng cho nuôi trồng thủy sản thấp, khu vực thành thị, khu cơng nghiệp, sân bay đều có các trạm cấp nước riêng, tuy nhiên vấn

đề nổi cộm vẫn là tình trạng thiếu nước khu vực nổi cao, úng lụt tại một số khu vực rìa phía đơng bị vào mùa mưa do đặc điểm địa hình. Tài nguyên rừng đứng trước nhiều thách thức suy giảm diện tích như cháy rừng và khai thác đất trái phép, tỷ lệ che phủ rừng có xu hướng giảm, hiện tại độ che phủ rừng là 14,1%. Thành phố và huyện đang có nhiều nỗ lực để bảo tồn và phát triển rừng phịng hộ Sóc Sơn.

Để nâng cao độ tin cậy trong định hướng, đề tài đã đưa ra một vài phép tính định lượng. Trước tiên, tính tốn chỉ số chun mơn hóa cho thấy chế biến thực phẩm là ngành chun mơn hóa của huyện. Đây thực sự là hướng đi của huyện khi

kết hợp cùng với lợi thế kinh tế khác tạo nên hệ thống dịch vụ logistic mà ở miền

Bắc chỉ riêng Sóc Sơn mới có được sự độc đáo này. Ngồi ra, đề tài cịn áp dụng phương pháp tốn thống kê, phân tích tổng hợp kinh tế xã hội bằng mơ hình hồi quy cho thấy quy luật tập trung dân cư, phân hóa giàu nghèo; kết quả phân tích nhóm chỉ ra 3 nhóm có những nét chung, khá trùng hợp với sự phân vùng theo định hướng phát triển của huyện, đây được coi là một căn cứ để tiến hành phân vùng tiếp theo.

Qua phân tích nhóm kinh tế-xã hội, cùng với nền tảng tự nhiên và sử dụng đất, đặc biệt tham khảo các quy hoạch của huyện tiến hành phân vùng phát triển, kết quả làm rõ huyện Sóc Sơn được chia ra làm 3 tiểu vùng cùng với chức năng đề xuất: tiểu vùng đô thị công nghiệp và dịch vụ (I), tiểu vùng chuyên canh nông nghiệp và chế biến nông-thủy sản (II), tiểu vùng bảo tồn tự nhiên và phát triển du lịch (III).

Để tiến hành định hướng theo vùng, đề tài dựa trên các căn cứ: kết quả phân vùng, kết quả phân tích các quy hoạch của huyện trước đó, đánh giá kết quả đạt được so với các mục tiêu đề ra trong giai đoạn 2006-2010, và phân tích SWOT phát triển bền vững của huyện. Cuối cùng đưa ra định hướng chung phát triển kinh tế, xã hội theo từng tiểu vùng và theo từng lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ đồng thời đề xuất mục tiêu, chiến lược và kế hoach hành động một cách cụ thể cho từng ngành. Ý tưởng phát triển một Sóc Sơn với mũi nhọn là cơng nghiệp và dịch vụ, gắn với ngành cơng nghiệp chun mơn hóa là chế biến thực phẩm, với sức bật đột phá là dịch vụ logistic gắn với cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Quan điểm tổng hợp trong thế phát triển bền vững với thế mạnh nơng nghiệp vốn có cung cấp nguyên liệu nông sản cho ngành công nghiệp chế biến.

119

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Phạm Quang Anh (1984), Phân vùng tự nhiên Tây Nguyên, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

2. Hoàng Quý Châu (2011), Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bình Định, Luận án Tiến sỹ Địa lí, 162tr.

3. Chi cục thống kê huyện Sóc Sơn, Niên giám thống kê huyện Sóc Sơn các năm 2005,

2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011.

4. Trương Thị Kim Chuyên (2011), ―Một vài suy nghĩ về chính sách phát triển vùng ở việt nam nhìn từ cách tiếp cận của báo cáo phát triển thế giới‖, trích trong Cơ sở khoa học

cho phát triển vùng trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam. Nhà xuất bản Thế

giới.

5. Lưu Đức Hải (2010), ―Quy hoạch định hướng phát triên thủ đơ Hà Nơi‖, trích trong kỷ yếu Phát triển bền vững thủ đơ Hà Nội: văn hiến, anh hùng, vì hịa bình, nhà xuất bản Hà Nội.

6. Đoàn Văn Điếm (2002), Xây dựng hệ thống canh tác phù hợp với điều kiện sinh thái vùng đất bạc màu huyện Sóc Sơn - Hà Nội, LAPTSKH Nông nghiệp, 192tr.

7. Trương Quang Hải (2011), ―Cấp vùng trong hệ thống các đơn vị tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế - xã hội ở việt nam‖, trích trong Cơ sở khoa học cho phát triển vùng trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam. Nhà xuất bản Thế giới.

8. Trương Quang Hải, (2007), ―Spatial organization for rational land use and environmental protection in Uong Bi Town by functional sub-areas‖, VNU Journal of Science, Earth Science, 23 (67).

9. Trương Quang Hải (chủ biến) (2010), Atlas Thăng Long-Hà Nội, Nhà xuất bản Hà Nội.

10. Tống Võ Lệ Hà (2011), Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển bền

vững nông - lâm nghiệp và du lịch khu vực huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, Luận văn

Thạc sỹ khoa học, Đại học khoa học tự nhiên.

11. Nguyễn Trung Hậu (2010), Đánh giá ảnh hưởng của chuyển đổi hệ thống cây trồng

đến hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn huyện Sóc Sơn – thành phố Hà Nội. Luận văn

Thạc sỹ nông nghiệp.

12. Nguyễn Cao Huần (2008), ―Quy hoạch bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững lãnh thổ cấp tỉnh và cấp huyện – nghiên cứu trường hợp thị xã ng bí, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam‖, Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 3.

13. Nguyễn Cao Huần, (2004) Nghiên cứu tổ chức không gian cho phát triển kinh tế, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ Môi trường ở cấp tỉnh và huyện (Trường

hợp nghiêncứu tại tỉnh Lào Cai), Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia, Khoa học tự nhiên

và Công nghệ, Số.4 / XX (2004) 55.

14. Nguyễn Cao Huần và nnk (2005), "Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ tỉnh miền núi biên giới phía Bắc phục phát triển kinh tế - xã hội thời kì CNH - HĐH đến năm 2020 (Ví dụ tỉnh Lào Cai)" - Đề tài khoa học đặc biệt cấp ĐH Quốc gia, mã số QG 02.15, 2005. 15. Huyện Ủy Sóc Sơn (2011), Lịch sử Đảng bộ và nhân dân huyện Sóc Sơn (1930- 2010), Nhà xuất bản chính trị hành chính, 407tr.

16. Đỗ Thị Mùi (2010), Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Sơn La, LATS Địa lí, 202tr.

17. Phạm Văn My (1995), Nghiên cứu và phát triển cây trồng cạn ngắn ngày trên đất

bạc màu huyện Sóc Sơn Hà Nội, LAPTSKH Nông nghiệp, 110tr.

18. Ngân hàng Thế giới (2008), Tái định dạng địa kinh tế, Nhà xuất bản văn hóa thơng tin.

19. Vũ Văn Phái (chủ biên) (2011), Hà Nội - địa chất, địa mạo và tài nguyên liên quan, Nhà xuất bản Hà Nội, 279tr.

20. Đặng Văn Phan, Vũ Như Vân (2008), ―Tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế - xã hội việt nam: nhận thức và hành động hướng tới phát triển bền vững‖, Hội thảo Quốc tế

Việt Nam học lần thứ 3.

21. Đặng Văn Phan, Vũ Như Vân (2002), ―Tổ chức lãnh thổ kinh tế xã hội Việt Nam: một số vấn đề lý luận và thực tiễn trên quan điểm địa lý học đổi mới và phát triển‖, Tạp

chí Khoa học xã hội, số 6.

22. Đặng Văn Phan (2008), Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản

Giáo dục, 283tr.

23. Pierre Laborde (Người dịch Phạm Thị Khánh Thủy) (2011), Không gian đô thị trên

thế giới, Nhà xuất bản Thế giới, 287tr.

24. Ngân hàng Thế giới (2008), Tái định dạng Địa kinh tế, Nhà xuất bản văn hóa-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học cho tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên huyện sóc sơn, hà nội môi trường 60 85 15 (Trang 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)