- Liên kết các HTXNN khác
2.2 Thực trạng HTXNN từ khi có Luật HTX (từ sau năm 1996) 1 Thực trạng HTXNN từ năm 1996 đến năm
2.2.1 Thực trạng HTXNN từ năm 1996 đến năm 2003
Nền kinh tế đất nước chuyển từ cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung bao cấp theo mệnh lệnh hành chính sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, có sự quản lý của Nhà nước. Cơ chế tổ chức, quản lý và hoạt động của HTXNN thành lập trước đây khơng cịn phù hợp, cần phải được đổi mới để thích ứng với cơ chế quản lý mới.
Năm 1996, Luật HTX đã được quốc hội thơng qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1997. Đây là Bộ luật HTX đầu tiên ở nước ta. Nội dung cơ bản của Luật HTX gồm 11 vấn đề chủ yếu, quy định nguyên tắc, cơ chế tổ chức, quản lý và nội dung hoạt động của HTX; vai trò của quản lý nhà nước đối với HTX.
Để Luật HTX áp dụng được vào thực tiễn, Chính phủ đã ban hành các Nghị định kèm theo để hướng dẫn thi hành Luật HTX như: Nghị định 16/CP về chuyển đổi, đăng ký lại HTX theo Luật; Nghị định 43/CP về việc ban hành Điều lệ mẫu HTXNN; Nghị định 15/CP về chính sách khuyến khích phát triển HTX.
Những HTXNN đã thực hiện chuyển theo quy định của Nghị định 16/CP của Chính phủ, song việc xử lý những vấn đề cụ thể như: xử lý tài sản, vốn quỹ, công nợ ở HTX cũ; xác định xã viên và vốn góp của xã viên HTX mới có sự khác nhau,
* Chuyển đổi HTXNN cũ thành HTXNN hoạt động theo Luật HTX
Các HTXNN đã thực hiện các bước chuyển đổi chủ yếu nhằm điều chỉnh những gì chưa phù hợp với Luật HTX, cụ thể:
- Xử lý tài chính của HTX, bao gồm: tài sản, cơng nợ phải thu, phải trả. - Xác định xã viên HTX và vốn góp của xã viên. Hầu hết xã viên cũ (90- 100%) đã trở thành xã viên HTX mới thông qua làm đơn, ký tên vào danh sách đã chuẩn bị sẵn hoặc chỉ thơng qua danh sách mới. Tồn bộ giá trị tiền vốn của HTX bao gồm: giá trị tài sản cố định sau khi được đánh giá lại và vốn lưu động sau khi khấu trừ các khoản nợ phải trả được chia thành vốn góp của xã viên.
- Ban trù bị chuyển đổi HTX đã xây dựng Điều lệ HTX, phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ trình Đại hội xã viên quyết định; hồn thiện hồ sơ, đăng ký lại theo Luật HTX.
- Nội dung hoạt động của nhiều HTXNN chuyển đổi về cơ bản vẫn là những dịch vụ mà HTXNN cũ đã làm trước đây. Một số HTX có phân phối lãi theo vốn góp, cịn hầu hết các HTX chưa thực hiện phân phối lãi theo mức độ sử dụng dịch vụ của xã viên.
Nói chung, hình thức chuyển đổi này có ưu điểm là ít gây xáo trộn, thu hút được sự tham gia của đông đảo quần chúng và phát huy được tác dụng ở các HTXNN làm ăn khá. Các HTXNN này đang trở thành những mơ hình HTXNN kiểu mới. Tuy vậy, trong số các HTXNN chuyển đổi theo hình thức này, có nhiều HTXNN (chủ yếu là HTXNN trung bình và HTXNN yếu kém) chuyển đổi chỉ mang tính hình thức nhằm hồn thành các thủ tục để đăng ký kinh doanh, nông dân khơng thấy được tính ưu việt của mơ hình HTX mới theo Luật HTX. Ở những HTX này, vốn quỹ còn lại của HTX được phân bổ thành vốn góp của xã viên, xã viên khơng góp thêm vốn hoặc chỉ góp tượng trưng nên tiềm lực tài chính của HTX rất yếu; nội dung và phương thức tiến hành các hoạt động của HTX vẫn như cũ, HTX vẫn thu phí quản lý, quỹ theo “đầu sào”. Một số HTX chuyển đổi xong nhưng do vốn quỹ khơng có, nợ nần nhiều, năng lực cán bộ quản lý yếu nên không thực hiện được phương án hoạt động đề ra.
Nhìn chung, hoạt động của các HTXNN sau khi chuyển đổi theo Luật HTX năm 1996 tuy có khởi sắc nhưng vẫn cịn những hạn chế sau:
- Vốn sản xuất kinh doanh trong các HTXNN chuyển đổi nhìn chung là thấp và không tương xứng với các phương án sản xuất kinh doanh đã đề ra. Trong cơ cấu vốn, vốn cố định chiếm tỷ trọng cao, vốn lưu động thấp (cơ cấu vốn lưu động và vốn cố định tính trung bình một HTXNN là 72/28), khơng đủ để duy trì các hoạt động thường xuyên phục vụ cho quá trình sản xuất của hộ xã viên, đồng thời phản ánh hoạt động của các HTXNN còn rất đơn điệu, nghèo nàn. Số vốn lưu động của các HTXNN chiếm khoảng 40% nhưng chủ yếu lại bị các hộ gia đình xã viên chiếm dụng. Vì thế, các HTXNN ln trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng và ảnh hưởng đến tính linh hoạt trong kinh doanh, dẫn đến kém năng động và nhạy bén trước sự đòi hỏi của cơ chế thị trường. Hầu hết các HTXNN vẫn chỉ đảm nhiệm những dịch vụ nơng nghiệp có tính cộng đồng, trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp như: thủy lợi (chiếm 87,63%), làm đất (20,84%), bảo vệ thực vật (chiếm 60,28%), cung ứng giống cây, giống con (chiếm 59,39%).
- Số xã viên trong các HTXNN thường rất đông, theo báo cáo của các địa phương về 3.772 HTXNN chuyển đổi, bình quân mỗi HTXNN có 1.036 xã viên. Thực tế cho thấy, mỗi HTX chỉ có 40-50 xã viên trực tiếp tham gia làm dịch vụ cho các hộ nông dân và chủ yếu làm dịch vụ tưới tiêu; số xã viên còn lại (chiếm 95- 96%) hầu như chỉ là người hưởng (sử dụng) dịch vụ của HTX. Có tình trạng trên là do nhiều HTX đã chuyển toàn bộ các hộ xã viên của HTXNN cũ sang HTXNN mới, lấy đại diện mỗi hộ 1 người. Chính vì vậy có những xã viên tham gia HTX chỉ là hình thức ghi tên.
- Vốn góp của các xã viên HTXNN chuyển đổi thường rất thấp, góp vốn thường chiếu lệ, có HTXNN mỗi xã viên chỉ góp 30.000đồng đến 50.000đồng. Nhận thức cũ vẫn còn tồn tại phổ biến trong nhân dân, nhiều hộ sợ thiệt thịi nếu khơng được vào HTXNN, nhưng lại khơng muốn đóng góp cổ phần, chưa thực sự thấu suốt nội dung và bản chất của HTXNN mới theo Luật.
và 55,5% (năm 1999). Mức lãi nhìn chung thấp, chủ yếu là chênh lệch giữa tiền thu từ các hoạt động dịch vụ nội bộ trừ đi chi phí trực tiếp, trong đó khơng tính hoặc chưa tính hết khấu hao các tài sản cố định đang dùng. Thu nhập của ban quản lý HTX còn thấp, từ 100.000đồng đến 300.000 đồng/người/tháng. Khả năng thu từ dịch vụ nội bộ (từ xã viên ) rất hạn chế; các hoạt động kinh doanh ra bên ngồi chưa phát triển; tích lũy cho phần sở hữu tập thể còn rất khiêm tốn.
* Thành lập HTXNN mới theo Luật HTX năm 1996:
Sau khi Luật HTX có hiệu lực, tính chung trong cả nước, đến tháng 3 năm 1998 có 78 HTXNN mới thành lập theo Luật HTX, trong đó chủ yếu có ở các tỉnh Nam Bộ. Đến quý I năm 2001, cả nước có 1.022 HTXNN thành lập mới, chiếm 13,6% tổng số HTXNN hiện có. Nhìn chung, các HTXNN thành lập mới đều do những người lao động tự nguyện lập ra trên cơ sở thừa nhận điều lệ mẫu và các nguyên tắc của HTX. Các HTXNN mới đã thực hiện các quy định của Luật HTX: xây dựng điều lệ; phương án sản xuất kinh doanh; góp vốn điều lệ; tổ chức Đại hội xã viên bảo đảm thực hiện các nguyên tắc dân chủ; bầu Ban quản trị, Ban kiểm soát. Các xã viên HTXNN thành lập mới đã cùng nhau hùn vốn và thống nhất phương án sản xuất kinh doanh. Bình qn mỗi HTXNN có khoảng 900 triệu đồng. Số xã viên trong các HTXNN mới thành lập thường không đơng, bình qn khoảng 100 người/HTXNN, gồm những người thực sự có nhu cầu, có trách nhiệm cùng nhau xây dựng HTX. Nội dung hoạt động của HTXNN mới không chỉ làm dịch vụ đầu vào cho sản xuất của hộ xã viên mà còn làm một số dịch vụ đầu ra và chế biến nơng sản. Đây là dấu hiệu rất tích cực để đảm bảo xã viên gắn bó với HTX.
Các HTXNN mới thành lập thường lựa chọn phương án sản xuất khá sát với nhu cầu thực sự của xã viên và nhu cầu dịch vụ cho kinh tế hộ, nhưng cịn gặp nhiều khó khăn về vay vốn ngân hàng, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành HTXNN, đặc biệt là kinh nghiệm hoạt động, kiến thức tiếp thị và quản lý kinh tế.
Có thể thấy, các HTXNN dịch vụ nông nghiệp đã phần nào thực hiện tốt các khâu dịch vụ trực tiếp cho các nông hộ, giúp cho họ ổn định và phát triển. Trong số các loại hình dịch vụ, trước hết phải nói rằng dịch vụ thủy lợi, cung ứng vật tư nông nghiệp, khuyến nông …là những dịch vụ được hộ gia đình xã viên quan tâm. Song
sự đáp ứng các loại hình dịch vụ này của HTXNN vẫn chưa thể thỏa mãn nhu cầu đòi hỏi thực tế. Điều này cho thấy các HTXNN mới chuyển đổi nên còn quá rụt rè và bỡ ngỡ trước sự khắt khe và đầy biến của nền kinh tế thị trường, do trình độ tổ chức và khả năng quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, do thiếu năng động trong việc tìm kiếm nguồn hàng…
Ngoài hai loại HTXNN chuyển đổi và HTXNN thành lập mới theo Luật HTX, vẫn còn tồn tại những HTXNN kiểu cũ, chưa chuyển đổi hoặc không chuyển đổi được do không giải quyết được tài sản và công nợ của HTX cũ, những HTXNN này phần lớn làm ăn yếu kém, vốn quỹ hầu như khơng cịn, cơng nợ nhiều và việc tồn tại chỉ là hình thức. Tính đến tháng 12 năm 2000, thì cả nước vẫn cịn 3.128 HTXNN chưa chuyển đổi. Tình hình hoạt động của các HTXNN được thể hiện ở một số bảng số liệu và bảng biểu sau:
ĐVT: HTX 10289 10289 3128 3745 1713 934 142 108 519 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 Cả n-ớc Trung du min núi phía Bắc ng bng Bc B Duyờn hi Bắc Trung Bộ Duyờn hi Nam Trung Bộ
Tây Nguyờn ụng Nam B
ng bng sụng Cu
Long
Bng 2.1: Vốn bình quân một HTXNN năm 2000
ĐVT: Triệu đồng, %
TT Vốn của HTXNN HTXNN đã
chuyển đổi HTXNN mới thành lập 1 Vốn bình quân của một HTXNN (tr.đ), trong đó : 638,3 49,7 1.1 Vốn cố định (%) 72,17 84,75 1.2 Vốn lưu động (%) 27,83 15,25 2 Bình qn vốn tự có của một HTXNN (tr.đ), trong đó: 333,3 35,3 2.1 Vốn cố định (%) 80,6 67,5 2.2 % so với tổng vốn của HTX 52,2 70,9
Nguồn: Việt Nam trên con đường lớn (trang 500,501)
Bảng 2.2: Nợ của các HTXNN năm 2000 TT Trung bình nợ phải thu và nợ phải trả của
một HTXNN Số tiền (tr.đ)
1 Nợ phải trả 72,89
Trong đó nợ Ngân hàng 21,57
2 Nợ phải thu 115,51
Trong đó xã viên nợ HTX 92,98
Nguồn: Việt Nam trên con đường lớn-trang 502
Bảng 2.3: Hoạt động dịch vụ của các HTXNN năm 2001
ĐVT: HTX, % TT Hoạt động dịch vụ của HTXNN Cả nƣớc (HTX) % so với tổng số HTXNN Tổng số HTXNN 7.171 1 Dịch vụ thuỷ nông 6.284 87,63 2 Dịch vụ bảo vệ thực vật 4.323 60,28 3 Dịch vụ giống cây trồng 4.259 59,39 4 Dịch vụ cung ứng vật tư 3.457 48,2 5 Dịch vụ làm đất 1.495 20,84 6 Dịch vụ chăn nuôi 850 11,85 7 Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm 538 7,5 8 Dịch vụ khác 3.517 49,04
Bảng 2.4: Trình độ văn hố và chun mơn của các cán bộ quản lý HTXNN năm 2001
ĐVT: HTX, % TT Các chức danh quản lý Số lƣợng HTXNN % trên tổng số HTXNN 1 Chủ nhiệm HTXNN 7.171 100 1.1 Trình độ văn hố Cấp I 189 2,64 Cấp II 2.912 40,61 Cấp III 4.070 56,76 1.2 Trình độ chun mơn Sơ cấp 2.326 32,44 Cao đẳng, trung cấp 2.234 31,15 Đại học trở lên 556 7,75
2 Trƣởng ban kiểm soát 6.978 100
2.1 Trình độ văn hố Cấp I 340 4,87 Cấp II 3.913 56,08 Cấp III 2.725 39,05 2.2 Trình độ chun mơn Sơ cấp 2.361 33,83 Cao đẳng, trung cấp 1.344 19,26 Đại học trở lên 110 1,58 3 Kế toán trƣởng 7.108 100 3.1 Trình độ văn hố Cấp I 109 1,53 Cấp II 2.315 32,57 Cấp III 4.684 65,9 3.2 Trình độ chuyên môn Sơ cấp 2.581 36,31 Cao đẳng, trung cấp 2.643 37,18 Đại học trở lên 231 3,25
Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2001
Bảng 2.5: Phân loại HTXNN năm 2001
ĐVT:%
Vùng Loại khá Trung bình Yếu
Miền núi phía Bắc 23 45 32
Đồng bằng sông Hồng 35 46 19
Duyên hải miền trung 31 50 19
Tây nguyên 29 18 53
Đông Nam Bộ 35 40 25
Nói tóm lại, sau khi Luật HTX năm 1996 có hiệu lực thi hành, các địa phương đã triển khai trên diện rộng, tập trung chủ yếu vào chuyển đổi HTXNN cũ theo luật. Một số địa phương, đặc biệt ở các tỉnh phía Nam đã tiến hành xây dựng các HTXNN mới, những HTXNN đã thực hiện chuyển đổi, đăng ký theo Luật HTX bước đầu đã đạt được kết quả tích cực, làm rõ và giải quyết cơ bản những vấn đề của HTX cũ, bước đầu hình thành cơ chế và bộ máy hoạt động theo mơ hình mới. Nhưng quá trình chuyển đổi HTXNN trong thời gian này cịn có những điểm chưa thực hiện đúng Luật HTX và các Nghị định của Chính phủ dẫn đến có tình trạng chuyển đổi mang tính chất hình thức, cụ thể là:
- Về tài chính của HTX:
+ Ở một số địa phương, HTXNN cũ xử lý vốn quỹ còn lại chưa đúng theo quy định tại Nghị định 16/CP. Giá trị tài sản dùng chung cho sản xuất kinh doanh dịch vụ của HTX và vốn quỹ còn lại của HTX khơng được phân bổ thành vốn góp của xã viên mà chuyển ngay cho HTX mới làm vốn quỹ chung, vì vậy xã viên vào HTX mới khơng biết rõ phần vốn của mình đã góp vào HTX cũ, nhưng lại không xử lý thỏa đáng yêu cầu của xã viên cũ muốn rút vốn này khi không tham gia HTX mới. Có nhiều HTX huy động thêm vốn góp của xã viên nhưng xã viên chưa góp và chờ đợi xem kết quả hoạt động thực tế của HTX, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX.
+ Hầu hết tài sản dùng chung cho cộng đồng được xây dựng và mua sắm bằng nguồn vốn của HTX, song việc chuyển giao những tài sản này cho chính quyền mới được thực hiện bằng hiện vật, còn nguồn vốn, công nợ dùng để mua sắm, xây dựng chưa được phân tích và giải quyết triệt để giữa HTX và chính quyền địa phương.
+ Một số tài sản dùng cho sản xuất của HTX cũ nay bàn giao cho chính quyền, sau đó được giao cho HTX mới để làm dịch vụ cho nông dân trên địa bàn với mức khấu hao rất thấp như: các cơng trình thủy lợi, trạm điện…Nói chung các cơng trình này ở HTX đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng HTX khơng có kinh phí để tu bổ, sửa chữa nên tài sản có nguy cơ xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX.
+ Công nợ trong HTX, đặc biệt là nợ của xã viên, chưa được giải quyết rõ ràng. Ở khơng ít HTX, xã viên chây ỳ không trả nợ. HTX không thu được nợ, khơng có điều kiện trả nợ cho ngân hàng để có thể vay vốn hoạt động. Bình qn một HTXNN có số nợ phải thu (chủ yếu xã viên nợ) 115,51 triệu đồng, trong đó đã thu được 0,1%; chuyển HTX mới thu 74,7%; xóa nợ 2,13% và chuyển cho ủy ban nhân dân xã thu là 23,07%.
- Về xã viên: Theo một cuộc điều tra khảo sát nguyện vọng của các hộ nông dân cho thấy hầu hết các hộ nông dân đều muốn có HTX, muốn trở thành thành viên của HTX, nhưng động cơ vào HTX chưa rõ ràng, một số tham gia bởi tính cộng đồng, làng xóm, bởi sự ràng buộc về kinh tế (như có liên quan tới hệ thống tưới tiêu), do quyền lợi của xã viên HTX cũ chưa được giải quyết. Ở một số địa phương chưa thực hiện giao đất cho hộ gia đình theo Nghị định 64/CP của Chính