Tổng hợp báo cáo của 48 tỉnh và thành phố năm 2006 trong số 26.240 cán bộ quản lý HTXNN, số cán bộ được đào tạo, tập huấn là 13.325 người (51%). Có 1.212 người được đào tạo từ trung cấp trở lên. Tổng kinh phí nhà nước hỗ trợ các hoạt động đào tạo tập huấn cán bộ HTXNN năm 2006 là 3,8 tỷ đồng. Dù kinh phí bố trí cịn hạn hẹp nhưng một số tỉnh cũng đã cố gắng bố trí kinh phí cho Sở Nơng nghiệp và PTNT hoặc Liên minh HTX tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ quản lý HTXNN, cụ thể: Tỉnh Thừa Thiên Huế trích ngân sách hỗ trợ kinh phí trọn khố học 2 năm trung cấp kế toán cho 20 học viên thi đậu (trong số 55 người do các HTXNN cử đi) khoá 38 lớp trung cấp kế toán do Đại học Kinh tế Huế tổ chức. Tỉnh
Phú Yên đã ban hành và thực hiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ học sinh, sinh viên đại học, cao đẳng ngành nơng nghiệp ra trường tình nguyện về HTXNN làm việc; cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật công tác tại cơ quan Nhà nước được điều động về công tác tại HTXNN được giữ nguyên chế độ, ngoài ra được hưởng phụ cấp gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh của hợp tác xã. Tỉnh An Giang hỗ trợ 100% tiền học phí cho cán bộ được HTXNN cử đi đào tạo, bồi dưỡng tại cơ sở đào tạo của tỉnh; sinh viên ký hợp đồng sau khi ra trường làm việc cho HTXNN được miễn học phí trong suốt thời gian học và được ngân sách tỉnh hỗ trợ 1 năm đầu lương cơ bản. Tỉnh còn chi 200 triệu đồng cho đào tạo, tập huấn cán bộ tổ hợp tác.
Nói chung, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTXNN của các địa phương tuy có đạt được một số kết quả bước đầu nhưng vẫn tồn tại nhiều bất cập. Chương trình đào tạo tập huấn hiện nay nặng về lý thuyết, ít nội dung về kinh nghiệm thực tiễn của các HTXNN. Phương pháp đào tạo tập huấn lạc hậu, ít chú trọng huy động sự tham gia, trao đổi, thảo luận của học viên. Kinh phí bố trí cho các hoạt động đào tạo, tập huấn hạn hẹp.