Kinh nghiệm phát triển HTXNN ở một số nƣớc trên thế giới 1 Kinh nghiệm phát triển HTXNN của Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác xã nông nghiệp ở việt nam thực trạng, vấn đề và giải pháp (Trang 28 - 32)

- Yếu tố năng lực nội tại của HTXNN: Năng lực nội tại thường bao gồm các

1.3.1 Kinh nghiệm phát triển HTXNN ở một số nƣớc trên thế giới 1 Kinh nghiệm phát triển HTXNN của Nhật Bản

1.3.1.1 Kinh nghiệm phát triển HTXNN của Nhật Bản

Nhật Bản là nước có nền nơng nghiệp phát triển khơng mấy thuận lợi. Vì thế trước thời kỳ Minh Trị, nơng dân Nhật Bản đã có truyền thống hỗ trợ lẫn nhau để sản xuất và sinh sống trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt. Đó chính là hình thức Hiệp hội nông dân, chủ yếu giúp nông dân trao đổi hai loại sản phẩm là vải vóc và chè.

Mơ hình HTXNN đầu tiên được luật hố xuất hiện vào năm 1900. Theo luật này, HTXNN có thể đảm nhận một số trong 4 chức năng: tín dụng, tiêu thụ, chế biến và thu mua. Năm 1930, Luật HTX sửa đổi đã thừa nhận tư cách pháp lý của HTXNN. Hiện nay, HTXNN ở Nhật Bản được tổ chức theo ba cấp: Liên đoàn toàn quốc các các HTXNN; Liên đoàn HTXNN tỉnh; HTXNN cơ sở.

Tại mỗi HTXNN, cơ cấu tổ chức quản lý được xây dựng theo mơ hình chung gồm 3 bộ phận:

- Đại hội xã viên thông qua các vấn đề quan trọng của HTX theo thời hạn 1 năm 1 lần và theo nguyên tắc 1 xã viên 1 phiếu bầu.Đại hội có thể họp bất thường khi 1/5 xã viên chính thức yêu cầu.

- Ban Giám đốc do Đại hội xã viên bầu theo nhiệm kỳ 3 năm trong đó ban giám đốc phải là xã viên chính thức. Ban giám đốc cử 1 Chủ tịch và 1 Giám đốc điều hành hoạt động thường trực.

- Ban thanh tra, kiểm sốt có nhiệm vụ giám sát ban giám đốc và việc sử dụng tài sản của HTX.

Ngồi ra mỗi HTXNN đều có một tổ chức địa phương làm nhiệm vụ thông tin, truyền bá kiến thức.

Ở Nhật Bản, các HTXNN cơ sở gồm 2 loại: đơn chức năng và đa chức năng. Từ nhưngx năm 1961 trở về trước, các HTXNN đơn chức năng khá phổ biến. Từ năm 1961 trở về đây, do Nhật Bản khuyến khích hợp nhất các HTXNN nhỏ thành HTXNN lớn, nên mơ hình hoạt động chủ yếu của các HTXNN là đa chức năng. Các HTXNN đa chức năng chịu trách nhiệm đối với nông dân trên tất cả các lĩnh vực như: cung cấp nơng cụ, tín dụng các mặt hàng nhu yếu phẩm cũng như giúp nông dân chế biến và tiêu thụ sản phẩm và bảo hiểm cho hoạt động của họ. Có thể thấy các ưu điểm của HTXNN Nhật Bản qua phân tích cơ chế quản lý và chức năng hoạt động của các HTX như sau:

- Các HTXNN Nhật Bản cung cấp dịch vụ hướng dẫn nhằm giáo dục, hướng dẫn nông dân trồng trọt, chăn ni có năng suất, hiệu quả cao cũng như giúp họ hoàn thiện kỹ năng quản lý hoạt động sản xuất. Các HTXNN Nhật Bản đều có hệ

trong việc lựa chọn chương trình phát triển nơng nghiệp theo khu vực; lập chương trình sản xuất cho nơng dân xã viên; thống nhất trong nông dân xã viên sử dụng nông cụ và kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Hoạt động hướng dẫn còn tiếp cận cả vấn đề xây dựng khu liên hợp sản xuất, kinh doanh, lập kế hoạch gia đình, tư vấn về vấn đề ăn, mặc, ở, hoạt động văn hoá và y tế...Các tổ chức Liên hiệp tỉnh và Trung ương thường quan tâm tổ chức đào tạo bồi dưỡng cố vấn cho HTXNN.

- HTXNN Nhật Bản tiến hành kinh doanh giúp nông dân xã viên tiêu thụ hàng hoá. Mục tiêu của HTXNN là giúp nơng dân xã viên tiêu thụ hàng hố có lợi nhất để cải thiện cuộc sống của họ. Do đó, mặc dù các HTXNN là đơn vị hạch toán độc lập, lấy thu bù chi nhưng các HTX không đặt lợi nhuận thành mục tiêu hàng đầu mà chủ yếu là trợ giúp nông dân.

- Để nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản do HTX tiêu thụ, HTX đề nghị với nông dân xã viên sản xuất theo kế hoạch với chất lượng và tiêu chuẩn thống nhất với nhau và ưu tiên bán cho HTX. Về phần mình, HTX cúng xác định tỷ lệ hoa hồng thấp. Các HTXNN Nhật Bản tiêu thụ nông sản theo quy mô lớn, không chỉ ở chợ địa phương mà thơng qua liên đồn, tiêu thụ trên tồn quốc với các khách hàng lớn như: xí nghiệp, bệnh viện... HTX đã mở rộng hệ thống phân phối hàng hoá khá tốt ở Nhật Bản.

- HTXNN Nhật Bản cung ứng hàng hoá (cả hàng hoá là đầu vào của sản xuất nông nghiệp và hàng hoá tiêu dùng) cho xã viên theo đơn đặt hàng và theo giá thống nhất, hợp lý. HTX kêu gọi xã viên sử dụng dịch vụ cung ứng hàng hố của HTX để HTX có thể cung cấp dịch vụ theo kế hoạch với khối lượng lớn và giá cả thấp hơn thị trường.

- HTXNN Nhật Bản cung cấp tín dụng cho các xã viên của mình và nhận tiền gửi của họ với lãi suất thấp. Các khoản cho xã viên vay có phân biệt: cho xã viên khó khăn vay với lãi suất thấp (có khi Chính phủ trợ cấp cho HTX để bù vào phần lỗ do lãi suất cho vay thấp). Các HTXNN Nhật Bản cũng có thể cho các tổ chức công cộng địa phương vay hoặc thông qua Liên hiệp HTXNN điều chuyển cho xã viên HTX khác vay. HTXNN cũng được phép sử dụng tiền gửi của xã viên để kinh doanh. Nhật Bản tổ chức một Trung tâm ngân hàng HTXNN để giúp các

HTXNN quản lý số tín dụng cho tốt. Trung tâm này có quyền cho các tổ chức kinh tế cơng nghiệp vay nhằm phục vụ phát triển nông nghiệp.

- HTXNN còn sở hữu các phương tiện sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản để tạo điều kiện giúp nông dân sử dụng các phương tiện này hiệu quả nhất (hết cơng suất, chi phí rẻ), hạn chế sự chi phối của tư nhân. Các loại phương tiện thuộc sở hữu HTX thường là: máy cày cỡ lớn, băng chuyền sản xuất, phân xưởng chế biến, máy bơm, máy phân loại đóng gói nơng sản... HTX trực tiếp quản lý việc sử dụng các tài sản này. Đơi khi HTX cịn giúp xã viên chuyển nhượng đất. Cả HTXNN cơ sở, cả Liên hiệp HTXNN và Trung ương đều có các cơ sở sản xuất để vừa cung ứng cho nông dân vừa chế biến sản phẩm giúp nơng dân.

- Ngồi ra các HTXNN Nhật Bản còn tiến hành các nhiệm vụ giáo dục xã viên tinh thần HTX thông qua các tờ báo, phát thanh, hội nghị, đào tạo, tham quan cả ở ba cấp HTXNN cơ sở, tỉnh và Trung ương. Hiện tại các Liên hiệp các HTXNN của Nhật Bản có khơng ít hơn 4 tạp chí và báo khác nhau.

- Các HTXNN còn là diễn đàn để nông dân kiến nghị với chính phủ các chính sách hợp lý cũng như tương trợ lẫn nhau giữa các HTX và địa phương.

Như vậy, có thể thấy các HTXNN của Nhật Bản đã bén rễ và phát triển cả quãng đường dài hơn 100 năm. Từ các đơn vị tự phát lẻ tẻ ban đầu, các HTXNN Nhật Bản đã phát triển vững mạnh qua giai đoạn đơn năng để ngày nay trở thành các tổ chức đa năng dịch vụ mọi mặt cho đời sống của nông dân và tổ chức liên kết quy mơ lớn tồn quốc. Hiện nay, Liên hiệp HTXNN toàn quốc Nhật Bản đã có 25.000 đơn vị (chủ yếu là các HTXNN cơ sở) với 250.000 nhân viên. Rõ ràng là ở một số nước cơng nghiệp hố như Nhật Bản, hình thức tổ chức sản xuất nơng nghiệp hiệu quả vẫn là hộ gia đình, do đó HTXNN, một mặt được thành lập để hỗ trợ nông dân, giúp họ vừa nâng cao hiệu quả sản xuất, vừa cải thiện cuộc sống ở nơng thơn, mặt khác vẫn tơn trọng mơ hình kinh tế hộ nơng dân và chỉ thay thế hộ nông dân và tư thương ở khâu nào HTX tỏ ra có ưu thế hơn hẳn trong tương quan với mục tiêu hỗ trợ nông dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác xã nông nghiệp ở việt nam thực trạng, vấn đề và giải pháp (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)