Chính sách khuyến nông, khoa học và công nghệ: Việc đẩy mạnh nghiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác xã nông nghiệp ở việt nam thực trạng, vấn đề và giải pháp (Trang 109 - 111)

cứu và ứng dụng tiến bộ KH-CN vào sản xuất nơng nghiệp có vai trị hết sức to lớn. Đó là động lực trực tiếp thúc đẩy quá trình phát triển các HTXNN và nền nơng nghiệp hàng hóa tiến lên sản xuất lớn, hiện đại. Căn cứ vào nội dung và phương thức đưa tiến bộ KH-CN vào sản xuất nông nghiệp và nông thôn trong thời gian qua, đặc biệt từ khi có Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về KH-CN, Nghị quyết 06-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn, các địa phương đã chú trọng hơn đến hoạt động khuyến nông nhằm đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật về tạo ra giống cây, con mới có hiệu quả và năng suất cao; cách thức gieo trồng, chăn ni, chăm sóc cây, con một cách khoa học để nâng cao các hoạt động dịch vụ của HTXNN cho hộ nơng dân. Chính sách KH-CN thời gian tới là ứng dụng chuyển giao là chính, lựa chọn đón đầu các cơng nghệ mới đã được nghiên cứu trong nước và trên thế giới phù hợp với điều kiện tự nhiên và khả năng tiếp cận ở từng địa phương để đưa vào sản xuất, cụ thể:

- Tiến hành quy hoạch lại nông nghiệp, nơng thơn theo hướng sản xuất hàng hố, để phát huy lợi thế từng HTXNN và tiềm năng đất đai, khí hậu thuận lợi của từng vùng, nhất là tập trung cho miền núi, vùng sâu, vùng xa để ổn định lương thực tại chỗ.

- Đối với HTXNN, các chủ thể sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản (nông hộ, trang trại, HTX, doanh nghiệp) được hỗ trợ kinh phí, hoặc trợ giá một phần cho

- Thực hiện chính sách ưu đãi về các loại thuế, mức lãi suất tín dụng... như không điều tiết thuế thu nhập trong những năm đầu đối với nguồn thu do ứng dụng thành công tiến bộ KH-CN, giảm lãi suất tín dụng đối với nguồn vốn vay; miễn, giảm thuế cho các hoạt động ứng dụng tiến bộ KH-CN sản xuất các máy móc nơng lâm cụ như máy làm đất, máy gặt đập liên hợp phù hợp với quy mô sản xuất nhỏ và vừa để từng bước giải phóng sức lao động.

- Điều tra đánh giá lại đội ngũ cán bộ khuyến nông, cán bộ KH-CN ở các địa phương, đơn vị để có kế hoạch bố trí cơng việc; kết hợp với đào tạo đội ngũ cán bộ HTXNN, cán bộ quản lý cấp xã về kiến thức KH-CN để triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án về ứng dụng tiến bộ KH-CN ở nông thôn. Trên cơ sở này giúp cho HTXNN thực sự trở thành cầu nối giữa cơ quan nghiên cứu khoa học với nông hộ, trang trại nhằm nâng cao hiệu quả quá trình chuyển giao KH-CN vào thực tiễn sản xuất.

- Đầu tư kinh phí cho các hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ nông nghiệp từ khâu giống đến phương pháp canh tác, sản xuất và sử dụng phân bón vi sinh, chế phẩm sinh học, thuốc trừ sâu phù hợp yêu cầu phát triển bền vững nền nông nghiệp sinh thái. Du nhập và khảo nghiệm các loại giống có chất lượng, năng suất cao, chống chịu sâu bệnh và phù hợp cho từng tiểu vùng sinh thái của các địa phương; chú trọng các giống lúa thích hợp cho miền núi. Trên cơ sở các cây ăn quả đầu dòng đã được xác định, đầu tư hoàn thiện vườn giống để đủ vật liệu tạo cây giống, mở rộng diện tích sản xuất trồng cây ăn quả này thành vùng hàng hoá và tiến đến tạo thương hiệu riêng. Khuyến khích các cơ sở chăn nuôi hộ nông dân đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị, hiện đại hoá từng bước các khâu chăm sóc ni dưỡng như chuồng lồng, máng ăn, máng uống tự động, trồng cỏ có hàm lượng dinh dưỡng cao, bổ sung thức ăn tinh…ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào nhân giống con vật nuôi, tạo ra giống gia súc, gia cầm có năng suất cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho xã hội và xuất khẩu.

- Tăng cường hoạt động của các trung tâm khuyến nông trong việc hướng dẫn, phổ biến sử dụng phương pháp sản xuất mới đến hộ nơng dân thơng qua các HTXNN theo quy trình sản xuất khép kín một cách khoa học, chuyên nghiệp, hiệu quả từ khâu giống, chăm sóc, ni trồng đến khâu thu hoạch và bảo quản sau thu

hoạch. Đồng thời, tăng cường quan hệ giữa cơ quan nghiên cứu khoa học với các HTXNN, các trung tâm khuyến nông để rút ngắn thời gian chuyển giao, áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất phù hợp với dân trí và tâm lý nơng dân.

- Có chính sách ưu tiên nghiên cứu quy trình sản xuất sạch, chuyên nghiệp gắn với xây dựng quảng bá thương hiệu cho các loại cây trồng đặc sản của địa phương như: cây quế Trà My, bưởi trụ, bưởi Thanh trà, bưởi Năm Roi, nhãn lồng Hưng Yên, Gạo tám Hải Hậu, vũ sữa Lò Rèn, nho Ninh Thuận…, nghiên cứu phục vụ cho việc xây dựng các vùng cây thực phẩm, cây nguyên liệu, phát triển các làng nghề trồng rau, hoa, cây cảnh…

- Cần có chính sách khuyến khích đối với sinh viên tốt nghiệp các trường đại học có chun mơn phù hợp về cơng tác ở nông thôn miền núi, các HTXNN cùng với những chế độ ưu đãi thỏa đáng đối với những người hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thực hiện tốt chính sách này sẽ có tác dụng xây dựng mạng lưới nhân lực khoa học ở nông thơn, góp phần thực hiện mục tiêu đã đề ra.

Nói tóm lại, nhiệm vụ của cơng tác khuyến nơng là phải tư vấn và hỗ trợ được

cho HTXNN trong việc sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? cho hiệu quả để vừa

đáp ứng được nhu cầu của thị trường, vừa phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác xã nông nghiệp ở việt nam thực trạng, vấn đề và giải pháp (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)