lao động, các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế, không giới hạn quy mô, lĩnh vực và địa bàn; phân phối theo lao động, theo vốn góp và mức độ tham gia dịch vụ; hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Thành viên kinh tế HTX bao gồm cả thể nhân và pháp nhân, cả người ít vốn và người có nhiều vốn, cùng góp vốn và góp sức trên cơ sở tơn trọng ngun tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và quản lý dân chủ.
- Kinh tế HTX lấy lợi ích kinh tế làm chính, bao gồm lợi ích của các thành viên và lợi ích tập thể, đồng thời coi trọng lợi ích xã hội của thành viên, góp phần xố đói, giảm nghèo, làm giàu cho các thành viên, phát triển cộng đồng. Đánh giá hiệu quả hoạt động của kinh tế HTX phải trên cơ sở quan điểm tồn diện, cả kinh tế - chính trị - xã hội, cả hiệu quả của tập thể và của các thành viên.
- Tiếp tục phát triển HTX trong các ngành, lĩnh vực, địa bàn, trong đó trọng tâm là ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, trên cơ sở bảo đảm quyền tự chủ của kinh tế hộ, trang trại, hỗ trợ đắc lực cho kinh tế hộ, trang trại phát triển; gắn với tiến trình CNH-HĐH nơng nghiệp và xây dựng nông thôn mới; không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước trong việc tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doan của HTX. Căn cứ chủ trương của Đảng và Nhà nước, ban hành các chính sách trợ giúp các HTXNN trong quá trình xây dựng và phát triển thông qua việc thông tin, mở rộng thị trường, cho vay vốn, xây dựng các quỹ hỗ trợ phát triển, giải quyết nợ tồn đọng, khuyến khích việc tích luỹ và sử dụng có hiệu quả vốn HTX. Phát huy vai trò của Liên minh HTX tỉnh, của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong việc tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia vào HTXNN, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, bảo đảm công tác kiểm tra, giám sát của các thành viên, ngăn ngừa tham nhũng, quan liêu, lãng phí, tiêu cực.
- Phát triển HTXNN theo phương châm tích cực nhưng vững chắc, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, đi từ thấp đến cao, đạt hiệu quả thiết thực, vì sự phát triển của sản xuất; phải tránh duy ý chí, nóng vội, gị ép, áp đặt; đồng thời không buông lỏng
lãnh đạo để mặc cho tình hình phát triển tự phát, chậm nắm bắt và đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh tế HTX của nhân dân.
3.2.2 Mục tiêu phát triển
* Mục tiêu tổng quát:
- Đưa kinh tế tập thể thốt ra khỏi tình trạng yếu kém hiện nay, tăng nhanh năng lực nội tại, đủ sức cạnh tranh tham gia hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, đủ sức cùng kinh tế nhà nước giữ vai trò nền tảng vững chắc của nền kinh tế.
- Phát triển rộng rãi kinh tế tập thể với nhiều hình thức đa dạng và trình độ khác nhau trên tất cả các lĩnh vực, các ngành, vùng và địa phương trên cả nước, đặc biệt là khuyến khích thành lập các HTXNN mới ở những vùng nơng nghiệp hàng hóa đang phát triển mạnh như vùng Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long...để hỗ trợ cho kinh tế hộ trong sản xuất nơng sản hàng hóa.
- Tăng tỷ trọng kinh tế tập thể từ 10%-12% trong GDP, đóng góp quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lao động, CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới.
* Mục tiêu cụ thể:
- Tiếp tục củng cố HTXNN hiện có, xử lý các HTX yếu kém, đảm bảo các HTXNN đều có tác dụng tích cực đối với sản xuất, đời sống của xã viên và kinh tế hộ nông dân.
- Tuyên truyền, vận động, phát triển HTXNN kiểu mới ở những nơi có điều kiện, khơng bng lỏng lãnh đạo, đồng thời khơng nóng vội gị ép, áp đặt, xây dựng HTXNN không phù hợp với trình độ phát triển của sức sản xuất của từng địa phương.
- Nâng cao tỷ lệ số HTXNN kiểu mới hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ có hiệu quả, phấn đấu mỗi năm tăng thêm từ 5-7% số HTXNN so với số lượng HTXNN hiện nay. Phấn đấu số HTXNN làm ăn có lãi tăng lên 80%.
3.2.3 Định hƣớng phát triển HTXNN ở các vùng trong cả nƣớc