Quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu ĐNN của Bộ TNMT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lượng giá kinh tế các cảnh quan khu vực đất ngập nước đồng rui, huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 36 - 55)

Chương trình 2: Kiểm kê, xây dựng cơ sở dữ liệu và lập quy hoạch về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng ĐNN

 Kiểm kê và cập nhật định kỳ hiện trạng ĐNN (diện tích, phạm vi phân bố, số lượng, loại hình, giá trị, chức năng,.v.v..) để làm cơ sở cho quy hoạch sử dụng, bảo tồn và quản lý ĐNN theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.

 Điều tra các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, đa dạng sinh học tại các vùng ĐNN có tầm quan trọng; xác định và lập danh sách các vùng ĐNN có tầm quan trọng quốc tế và quốc gia, các vùng ĐNN bị đe dọa.

 Xây dựng và cập nhật thường xuyên cơ sở dữ liệu về các vùng ĐNN làm căn cứ cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng ĐNN cho các mục đích bảo tồn và phát triển bền vững các vùng ĐNN.

 Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững từng vùng ĐNN, bao gồm: xác định phương hướng, mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững; xác định phạm vi và diện tích vùng ĐNN; xác định nội dung bảo tồn và phát triển bền vững ĐNN; xác định các biện pháp chính về bảo tồn và PTBV vùng ĐNN.

Thứ tƣ, thơng tin về giá trị kinh tế góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng và xã hội về bảo tồn và quản lý bền vững ĐNN

Nâng cao nhận thức để dẫn tới sự thay đổi thái độ và hành vi của các đối tượng quản lý và sử dụng ĐNN là một cách tiếp cận quản lý mang tính truyền thống đơn giản nhưng có hiệu quả cao, được nhiều quốc gia và tổ chức sử dụng. Về cơ bản, nhận thức của cộng đồng và xã hội được cải thiện thơng quan các chương trình giáo dục và truyền thơng mơi trường. Thơng qua đó, cộng đồng xã hội được truyền đạt những kiến thức và kỹ năng gìn giữ, bảo tồn, sử dụng ĐNN theo cách thức bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai.

Thực tế cho thấy sự thay đổi hành vi trong quản lý ĐNN theo hướng bền vững chỉ có thế đạt được khi đối tượng truyền thơng có những hiểu biết và thái độ mạnh mẽ, sâu sắc về vai trò, giá trị của ĐNN cũng như lợi ích của việc bảo vệ ĐNN. Các thông tin về giá trị kinh tế hỗ trợ rất nhiều trong việc định hình thái độ quản lý và sử dụng ĐNN bởi những thông tin này thường rất gần gũi, dễ nhớ, dễ suy ngẫm và sử dụng với nhiều nhóm đối tượng quản lý ĐNN khác nhau. Từ đó, thơng tin về giá trị kinh tế có thể là một chất liệu quan trọng cần phải được lồng ghép trong các chương trình giáo dục và truyền thơng ĐNN.

Ở Việt Nam, Nghị định 109/2003/NĐ-CP của Chính phủ về Bảo tồn và phát triển bền vững ĐNN và Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng ĐNN của Bộ TNMT đều nhấn mạnh nâng cao nhận thức ĐNN là một ưu tiên hàng đầu trong chương trình hành động quản lý.

1.3. Quan điểm, phƣơng pháp và quy trình nghiên cứu

1.3.1. Quan điểm nghiên cứu

Các quan điểm nghiên cứu cảnh quan khu vực ĐNN Đồng Rui gồm: quan điểm hệ thống và tổng hợp, quan điểm lịch sử viễn cảnh, quan điểm phát triển bền vững

a. Quan điểm hệ thống và tổng hợp: Theo quan điểm này, các đối tượng nghiên cứu được xem xét một cách tổng hợp và xét trong mối quan hệ tác động qua

lại lẫn nhau. Không những xem xét các yếu tố, các hợp phần vô cơ mà các yếu tố hợp phần hữu cơ. Cảnh quan như một hệ thống nhiều hợp phần tác động qua lại lẫn nhau (địa chất, địa hình, khí hậu, đất, nước, động thực vật) bởi dòng vật chất và năng lượng. Các cảnh quan này có sự biến đổi theo khơng gian và thời gian. Khu vực nghiên cứu Đồng Rui cũng bao gồm nhiều cảnh quan khác nhau.

b. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh: Theo quan điểm này, cảnh quan được nghiên cứu theo các khía cạnh biến đổi cảnh quan theo thời gian do tác động của các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội và có thể dự báo được trạng thái của cảnh quan trong thời gian tương lai nhất định. Kết quả nghiên cứu theo quan điểm này sẽ cho phép lượng giá kinh tế các cảnh quan và đề xuất các giải pháp quản lý thích hợp.

c. Quan điểm phát triển bền vững: Theo quan điểm này, việc khai thác và sử

dụng cảnh quan phải đảm hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả về mơi trường. Vì vậy, khi khai thác các giá trị cảnh quan của khu vực để phục vụ phát triển phải song hành với việc đảm bảo cuộc sống sinh kế, ổn định xã hội cho người dân ven biển đồng thời cũng bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học

1.3.2. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng

Trong quá trình thực hiện, luận văn đã sử dụng một số phương pháp sau:

1. Phương pháp kế thừa: luận văn kế thừa các tài liệu, tư liệu, kết quả của các

cơng trình nghiên cứu trong nước và quốc tế để khái quát và hệ thống hóa cơ sở lý luận của việc lượng giá kinh tế đất ngập nước. Và một số tài liệu và kết quả đã được nghiên cứu tại khu vực nghiên cứu.

2. Phương pháp chuyên gia: được sử dụng để đánh giá ưu nhược điểm của

một số phương pháp, quy trình lượng giá kinh tế ĐNN đã áp dụng tại Việt Nam; nhận diện và lựa chọn các giá trị kinh tế quan trọng của cảnh quan ĐNN Đồng Rui; xây dựng và hồn thiện các bảng hỏi thu thập thơng tin.

3. Phương pháp điều tra xã hội học: được thực hiện chủ yếu tại hiện trường

nghiên cứu với các đối tượng gồm các cơ sở nuôi trồng thủy sản, người dân, các nhà quản lý nhằm thu thập các dữ liệu đầu vào. Tác giả đã điều tra được 50 phiếu.

4. Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý thống kê: Các biện pháp và quy

trình quản lý sẽ được đề xuất dựa trên những kết quả phân tích và tổng hợp.các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được xử lý bằng phần mềm thống kê MFIT3 và Excel;

5. Phương pháp lượng giá kinh tế: gồm 3 phương pháp chính sau: phương

pháp giá thị trường (MP); phương pháp chi phí thiệt hại tránh được; phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)

a. Phương pháp giá thị trường (MP)

Phương pháp này dùng để đánh giá: giá trị thủy sản (bao gồm khai thác bãi

triều và đánh bắt trong đầm nuôi) và giá trị tồn tại (hay đa dạng sinh học)

Giá trị thuỷ sản khai thác bãi triều (TS1)

Để đánh giá khả năng cung cấp nguồn lợi hải sản của một khu vực này, luận văn đã tiến hành đánh giá như sau:

- Bước 1: Điều tra đại diện số người trên tổng số lượng người đi khai thác - Bước 2: Tính sản lượng khai thác trung bình của 1 người trong năm và tổng sản lượng khai thác của tổng số người trong năm

- Bước 3: Tính tổng doanh thu thuỷ sản trung bình trong 1 năm

Giá trị thuỷ sản đánh bắt trong đầm nuôi (TS2)

Giá trị này được tiến hành như sau:

- Bước 1: Điều tra 1 số cảnh quan đầm nuôi thủy sản trong tổng số cảnh quan đầm nuôi của vùng.

- Bước 2: Tính năng suất đánh bắt được đối với từng loài thủy sản và tổng doanh thu thuỷ sản trong các cảnh quan đầm nuôi

- Bước 3: Tính tổng chi phí ni thuỷ sản trên 1 ha trong 1 năm

Bao gồm:Chi phí con giống; Chi phí thuê đầm hàng năm; Chi phí tu sửa đầm hàng năm

- Bước 4: Tính giá trị kinh tế trung bình của thuỷ sản trong tồn bộ diện tích cảnh quan đầm nuôi của vùng trong 1 năm.

Giá trị tồn tại (EV)

Đây là giá trị rất khó đo lường vì giá trị tồn tại bao gồm các đánh giá mang tính chủ quan của mỗi cá nhân. Sự đo lường kinh nghiệm thường được xác định dựa trên sự viện trợ của các tổ chức bảo tồn thiên nhiên trong và ngoài nước.

- Bước 1: Thu thập số liệu về các dự án đầu tư với mục đích bảo tồn tài nguyên thiên nhiên của vùng nghiên cứu trong những năm vừa qua

- Bước 2: Quy đổi dòng tiền của các dự án về thời điểm tính tốn

- Bước 3: Xác định tổng vốn đầu tư trung bình hàng năm cho vùng nghiên cứu

b. Phương pháp chi phí thiệt hại tránh được

Rừng ngập mặn đóng vai trị như một “tấm đệm” chắn sóng có khả năng bảo vệ giảm bớt thiệt hại của bão gây ra cho đê biển, giúp duy trì được tính bền vững của đê. Hiện nay để tính giá trị phịng hộ thiên tai của đê biển, phương pháp được sử dụng phổ biển là chi phí thiệt hại tránh được. Phương pháp này được xây dựng trên giả định là nếu con người phải gánh chịu những chi phí khi một dịch vụ mơi trường nào đó mất đi (chi phí này có thể là những thiệt hại về vật chất có nguyên nhân từ sự mất đi của dịch vụ môi trường hoặc chi phí để phục hồi lại dịch vụ mơi trường đã mất) thì dịch vụ mơi trường sẽ có giá trị nhỏ nhất bằng tổng chi phí mà con người phải chi trả để có dịch vụ tương đương.

Để ước lượng được giá trị phòng hộ đê biển của cảnh quan ĐNN Đồng Rui, luận văn tiến hành thu thập chi phí tu bổ bảo dưỡng thường niên của đê biển trong khoảng thời gian 8 năm trở lại đây. Giá trị phịng hộ đê biển trung bình của một ha RNM được tính như sau:

B = C/S

B: là giá trị phịng hộ trung bình của một ha RNM

C: Tổng chi phí tránh được cho việc tu bổ tuyến đê có RNM bảo vệ S: Tổng diện tích rừng ngập mặn.

c. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)

Phương pháp CVM được dùng để đánh giá: Giá trị lựa chọn (OV) và giá trị

để lại (BV)

Cụ thể áp dụng cho bài nghiên cứu này: Cách tiến hành chung

- Bước 1: Xây dựng bảng hỏi: trong bảng hỏi giả sử sẽ hình thành 2 quỹ:

+ Quỹ 1: Dùng để bảo tồn, khôi phục và phát triển nguồn tài nguyên của cảnh quan rừng ngập mặn nhằm duy trì chúng phục vụ cho nhu cầu sử dụng hiện tại của người dân sống tại Đồng Rui

+ Quỹ 2: Dùng để bảo tồn, khôi phục và phát triển nguồn tài nguyên của cảnh quan rừng nhằm duy trì chúng phục vụ cho nhu cầu sử dụng của thế hệ tương lai sống tại đó

- Bước 2: Tiến hành điều tra thu thập số liệu

Trong phạm vi của đề tài, đối tượng của cuộc điều tra chỉ gồm dân cư của xã Đồng Rui. Thông tin được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp đối với từng hộ gia đình, mỗi gia đình sẽ được điều tra bằng 1 phiếu đại diện.

- Bước 3: Tổng hợp số liệu thu thập được - Bước 4: Ước lượng các hệ số hồi quy

+ Đề tài sử dụng phần mềm MFIT3 để hồi quy số liệu thu thập được, từ đó xác định WTP trung bình của người được phỏng vấn.

+ Xác định giá trị

GT = WTP trung bình x Tổng số hộ dân trong vùng - Bước 5: Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới WTP

1.3.3. Quy trình nghiên cứu

Lượng giá kinh tế cảnh quan ĐNN về bản chất là một quá trình nghiên cứu khoa học mang tính liên ngành gồm có nhiều bước, mỗi bước đều có những đặc trưng riêng và địi hỏi sự tham gia của những đối tượng khác nhau. Dựa trên các tài

liệu tham khảo và kinh nghiệm, luận văn khái quát quy trình lượng giá kinh tế cảnh quan ĐNN gồm 3 bước sau:

Bước 1: Xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Đây là bước đầu tiên và quan trọng trong quy trình này. Việc xây dựng được cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu phù hợp sẽ giúp định hướng đúng đắn nội dung các công việc tiếp ở các bước tiếp theo. Ở bước này gồm 3 nội dung chính: Xác định mục tiêu, nội dung cần nghiên cứu; Tổng quan các cơng trình nghiên cứu và Xây dựng cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu.

Bước 2: Xác định đặc điểm và hiện trạng khai thác các cảnh quan

Sau khi xây dựng được cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu thì đây là bước tiếp theo để áp dụng những lý luận ở trên vào một khu vực nghiên cứu cụ thể (ở đây là Đồng Rui). Trong bước này gồm 3 nội dung: Đánh giá điều kiện tự nhiên, và điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng đến thành tạo cảnh quan; Xác định đặc điểm cảnh quan và hiện trạng khai thác sử dụng các cảnh quan.

Bước 3: Lượng giá kinh tế cảnh quan và đề xuất giải pháp quản lý

Trên cơ sở nhận dạng các giá trị kinh tế trên các cảnh quan để tiến hành lượng giá kinh tế đối với từng giá trị cụ thể. Các phương pháp lượng giá sẽ được sử dụng để lượng hóa giá trị kinh tế của cảnh quan ĐNN phải dựa trên những thông tin đã thu thập được. Việc lựa chọn các phương pháp để lượng hóa các nhóm giá trị kinh tế phải tùy thuộc vào bản chất của từng loại giá trị, khả năng đáp ứng về nguồn dữ liệu cũng như điều kiện thời gian và kinh phí. Sau khi có kết quả lượng giá kinh tế, kết hợp với đặc điểm cảnh quan của khu vực sẽ đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp.

Hình 1.3: Sơ đồ quy trình nghiên cứu lượng giá kinh tế cảnh quan đất ngập nước Đồng Rui

1.1. Mục tiêu, nội dung

2.3. Đặc điểm cảnh quan và hiện trạng khai thác cảnh quan

3.1. Lƣợng giá kinh tế

3.2. Đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng

1.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu

1.3. Cơ sở lý luận và phương pháp NC

2.1. Điều kiện tự nhiên 2.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

Bƣớc 1

Bƣớc 2

CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG CÁC CẢNH QUAN ĐẤT NGẬP NƢỚC ĐỒNG RUI

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội ảnh hƣởng thành tạo cảnh quan và khai thác sử dụng thác sử dụng

2.1.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý a. Vị trí địa lý

Đồng Rui là xã đảo thuộc huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Xã nằm trong toạ độ địa lý từ 21011’ đến 21033’ vĩ độ Bắc và từ 107013’ đến 107032’ kinh độ Đông. Trung tâm xã cách huyện Tiên Yên 23km về phía Nam; phía tây giáp huyện Ba Chẽ; phía đơng giáp xã Đại Xuyên, huyện Vân Đồn; phía đơng nam giáp xã Bình Dân và phía bắc giáp xã Hải Lạng, thị trấn Tiên n. (Hình 2.1)

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 4.974,21 ha, được chia thành bốn thôn gồm: thơn Thượng, thơn Trung, thơn Hạ và thơn Bốn.

Hình 2.1: Sơ đồ vị trí xã Đồng Rui, Tiên Yên, Quảng Ninh

b. Điều kiện địa chất –địa hình

Xã Đồng Rui nằm kẹp giữa hai con sông là Sông Voi lớn và sơng Ba Chẽ với địa hình tương đối bằng phẳng. Vị trí của Đồng Rui là vùng bồi tụ ven biển bị ngăn cách bởi đồi núi chạy sát biển, có địa hình thấp thoải dần ra biển, độ cao từ 1,5m - 3m. Một số nơi đã được cải tạo thành đất canh tác, đắp đầm nuôi trồng thủy sản (NTTS), còn lại là bãi Sú Vẹt, cồn cát ven biển bị ngập nước thuỷ triều.

Địa chất: Các thành tạo đá hầu hết không lộ trên mặt đảo mà nằm dưới lớp phủ Đệ Tứ 5 -8m. Hệ tầng Hà Cối, phân hệ tầng trên: cát kết, bột kết, đá phiến sét.

Dựa theo nguồn gốc-hình thái, địa hình xã Đồng Rui được phân hóa thành các dạng địa hình sau:

Dạng địa hình bóc mịn: địa hình sườn đồi thấp bóc mịn tích tụ trên các đồi

núi sót chịu q trình bóc mịn yếu, độ cao 10-21m, được phân bố gần sát bờ biển, ở phía đơng, đơng bắc và tây nam. Phủ trên các gò đồi là cây bụi và rừng trồng keo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lượng giá kinh tế các cảnh quan khu vực đất ngập nước đồng rui, huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 36 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)