Hiện trạng khai thác, sử dụng các cảnh quan khu vực đất ngập nƣớc Đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lượng giá kinh tế các cảnh quan khu vực đất ngập nước đồng rui, huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 68 - 74)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Hiện trạng khai thác, sử dụng các cảnh quan khu vực đất ngập nƣớc Đồng

Rui

Dựa trên đặc điểm và sự phân bố của các đơn vị cảnh quan ĐNN Đồng Rui, luận văn sẽ đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng theo từng nhóm dạng cảnh quan:

1. Nhóm dạng cảnh quan bãi triều thấp với quần xã sinh vật thủy sinh chiếm ưu thế

Nhóm dạng này phân bố phần ở rìa ngồi, sát mép nước ở tất cả các phía của lãnh thổ. Trong nhóm dạng cảnh quan này, có 1 dạng cảnh quan chính là cảnh quan bãi bồi trên trên bãi triều thấp, độ sâu ngập triều >2,6m. Dạng cảnh quan bãi bồi (Bb) khơng có thảm thực vật, mà chỉ có các loài thủy sinh, là nơi phục vụ hoạt động đánh bắt của con người. Hàng ngày người dân của xã Đồng Rui thường ra các bãi triều để khai thác nhiều loại thủy sản có giá trị.

Đối tượng khai thác rất đa dạng: gồm các loại cá, tôm, vạng, ngán, sâu đất (cịn gọi là bơng thùa), sá sùng, bạch tuộc, hà, ốc các loại v.v... Trong số các sản phẩm đó thì tơm, cá, ngán, sá sùng, ốc đĩa… là những lồi có giá trị kinh tế cao.

Số lượng người đi khai thác trung bình: có 1 hoặc 2 người/hộ gia đình. Thời gian khai thác các sản phẩm trên tùy thuộc vào con nước (thủy triều). Trung bình người dân đi khai thác 10 ngày/tháng. Khối lượng khai thác không ổn định, trung bình mỗi ngày một người khoảng vài kg tùy từng loại.

Việc khai thác đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân nơi đây vì hầu như họ không mất nhiều tiền đầu tư ban đầu. Chính vì vậy, người dân rất tích cực đi khai thác thường xuyên. Sau khi khai thác, các sản phẩm được bán cho các tư thương thu mua lẻ trên bãi hoặc bán tại các điểm thu mua sau khi đi bãi về.

Hình 2.7: Hoạt động khai thác thủy sản bãi triều (ảnh tác giả chụp tháng 6/2016) 2. Nhóm dạng cảnh quan bãi triều cao với thảm rừng ngập mặn chiếm ưu thế. 2. Nhóm dạng cảnh quan bãi triều cao với thảm rừng ngập mặn chiếm ưu thế.

Nhóm dạng này có 10 dạng cảnh quan: Rt2, Rt3, Rtn1, Rtn2, Rtn3, Rtn4, Rtn5, Rtn6, Rtn7, Rtn8. Trong đó, diện tích rừng trồng được hiện diên trên dạng cảnh quan (Rt2, Rt3). Còn lại là rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ của xã. Trữ lượng và chất lượng rừng có sự biến động theo thời gian.

Trước năm 1975, RNM xã Đồng Rui có diện tích khoảng 3.000 ha chủ yếu là rừng tự nhiên. Từ năm 1992, huyện Tiên Yên và xã Đồng Rui đã cấp 1500 ha diện tích đất rừng ngập mặn cho các hộ dân trong xã và các chủ đầm đầu tư, khoanh nuôi tạo nên những ô đầm nuôi trồng thủy sản, chuyển thành vùng nuôi tôm. Tuy nhiên việc chuyển đổi này đã không đem lại những hiệu quả như mong đợi của người dân.

Trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến năm 2000, lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy sản chỉ phát huy hiệu quả tốt trong 3-4 năm đầu tiên. Do thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý và hạn chế trong tư duy sản xuất nên diện tích đất rừng ngập mặn đã bị tàn phá nặng nề. Hơn nữa, trong q trình ni trồng và khai thác thủy sản, người dân đưa hóa chất vào để xử lý, diệt tảo, tẩy rửa và cải tạo đầm. Tất cả những loại hóa chất độc hại này khơng được xử lý theo quy trình chuẩn đã khiến tồn bộ diện tích rừng ngập mặn (khoảng 1500 ha) để ni trồng

thủy sản không phát huy được hiệu quả, tác động xấu đến môi cũng như làm ảnh hưởng rất lớn tới kinh tế thủy sản của địa phương.

Từ năm 2000, chính quyền xã Đồng Rui đã có những điều chỉnh trong chính sách, thực hiện kêu gọi một số dự án đầu tư của Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ để khơi phục, trồng phục hồi lại diện tích rừng ngập mặn đã bị phá hủy. Trong số đó, phải kể đến các dự án của tổ chức KVT (Hà Lan), ACTMANG (Nhật Bản), Trung tâm nghiên cứu tài nguyên môi trường (Đại học quốc gia Hà Nội), Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc UNDP... Mục tiêu của những dự án này nhằm nâng cao ý thức của người dân về công tác khôi phục và bảo vệ rừng ngập mặn, duy trì hệ sinh thái biển. Cùng với sự hỗ trợ của các dự án phục hồi rừng ngập mặn trong và ngoài nước, xã Đồng Rui cũng bắt đầu trồng rừng ngập mặn trở lại. Đặc biệt từ năm 2005 trở lại đây, Đồng Rui đẩy mạnh mơ hình quản lý rừng cộng đồng, giao diện tích rừng cụ thể về cho từng thơn trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác nên nhận thức của người dân về giá trị rừng ngập mặn được nâng lên, khơng ai cịn chặt phá rừng ngập mặn nữa mà ngược lại rất tích cực chung tay giữ rừng.

Bảng 2.8: Bảng giao đất, giao rừng xã Đồng Rui

STT Thơn Diện tích đất rừng (ha) Diện tích rừng trồng (ha) Diện tích rừng giao cho cộng đồng quản lý(ha) Diện tích rừng do kiểm lâm quản lý

(ha) 1 Thượng 730,00 10,80 546,25 183,75 2 Trung 465,00 30,60 209,70 255,30 3 Hạ 562,75 27,00 415,66 147,09 4 Bốn 747,70 90,40 585,20 162,50 Tổng 2505,45 158,8 1756,81 748,64

Đến năm 2012 việc tái tạo lại diện tích rừng ngập mặn đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế rất rõ rệt. Sản lượng thủy sản cũng như đa dạng loài được phục hồi, đặc biệt có những loại thủy hải sản đặc trưng, giá trị kinh tế cao có nguy cơ mất đi như ruốc, ốc đĩa, cua…tới nay đã được phục hồi gần như hồn tồn.

Đến nay, xã Đồng Rui có trên 3.200 ha rừng được trồng phục hồi và hiện chỉ còn 500 ha đang tiếp tục được hỗ trợ khơi phục. Diện tích rừng ngập mặn chiếm trên 57% tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Đồng Rui được đánh giá là một trong ít địa phương có diện tích rừng ngập mặn lớn và chất lượng tốt của miền Bắc.

Hình 2.6: Rừng ngập mặn xã Đồng Rui xã Đồng Rui

(nguồn khảo sát thực địa 6/2016)

3. Nhóm dạng cảnh quan đầm ni thủy sản trên địa hình nhân sinh

Nhóm dạng cảnh quan này được phân bố rải rác sát theo đê ngăn mặn cả trong và ngoài đê với những khoanh vi lớn nhỏ khác nhau. Trong đó gồm 2 dạng cảnh quan đầm nuôi thủy sản nước ngọt (D1) và cảnh quan đầm nuôi thủy sản nước mặn (D3)

Dạng cảnh quan đầm nuôi thủy sản nước ngọt (D1) với diện tích khơng nhiều và chủ yếu được sử dụng là nuôi cá nước ngọt như rơ phi đơn tính, trắm…

Cịn dạng cảnh quan đầm nuôi thủy sản nước mặn (D3) được sử dụng chủ yếu để nuôi thủy sản nước mặn gồm: tơm sú và tơm thẻ chân trắng. Với hình thức ni quảng canh là chính. Hiện tại xã có 31 hộ ni trồng thủy sản tại 42 đầm ni hoặc ao trong đó chủ yếu tập trung ở thơn Thượng. Diện tích ni trồng từ 0,6 ha đến 6 ha với lượng thả 3 vạn đến 150 vạn con giống. Thơn Trung có 7 hộ ni trồng với diện tích từ 0,2 – 2,05 ha với lượng con giống 2 – 35 vạn con. Thơn Hạ có 4 hộ với diện tích 0,6 đến 4 ha, lượng con giống ban đầu là 3 – 60 vạn con. Bên cạnh các đầm ni tơm nhỏ cịn có các đầm lớn như đầm nuôi của Công ty Sao Đại Dương đã thả tơm với hình thức ni cơng nghiệp quy mơ lớn.

Hình 2.8: Biểu đồ sản lượng và diện tích ni trồng giai đoạn 2011-2015

(Nguồn: UBND xã Đồng Rui)

0 50 100 150 200 250 229.5 63.5 64.5 95.15 152.2 40 15 45 47.5 37 Diện tích ni trồng (ha) Sản lượng (tấn)

4. Nhóm dạng cảnh quan đồi sót trên đá sét và bột kết với thảm cây bụi ưu thế.

Trong nhóm dạng này gồm có 3 dạng cảnh quan chính: rừng trồng (Rt1) và cây bụi (Cb1, Cb2). Phân bố rải rác ở rìa ngồi của xã, tuy nhiên được tập trung nhiều nhất ở các đảo phía đơng và phần rìa ngồi phía tây nam và phía bắc của xã. Với độ cao địa hình từ 10-21m, thuộc nhóm đất nâu tím thích hợp để trồng rừng. Hiện nay, xã đã sử dụng nhóm dạng cảnh quan này để trồng keo nhưng diện tích tương đối ít, chỉ vài hecta

5. Nhóm dạng cảnh quan thềm tích tụ do biển với thảm thực vật nơng nghiệp chiếm ưu thế

Nhóm dạng này phân bố chủ yếu ở trong đê ngăn mặn bao lấy các cảnh quan nhân sinh quần cư. Gồm có 4 dạng cảnh quan: lúa và hoa màu (Ln), hồ nước ngọt (D2), và quần cư (Qc1, Qc2). Trong đó, cảnh quan (Ln) chiếm diện tích ưu thế hơn cả.

Dạng cảnh quan lúa và hoa màu (Ln) phân bố chủ yếu ở trong đê bao nằm sát khu dân cư và các hồ nước ngọt, hiện đang được sử dụng trồng lúa hai vụ và các cây hoa màu xen canh. Với diện tích gieo trồng hiện tại khoảng 450ha, sản lượng hàng năm khoảng 1400 tấn.

Dạng cảnh quan D2 gồm ba hồ nước ngọt của bốn thơn. Hồ thơn Hạ có diện tích 60 ha, phục vụ nước cho sản xuất nông nghiệp của thôn Hạ và thơn Bốn. Hồ thơn Trung có diện tích là 19 ha, hồ thơn Thượng diện tích 6 ha, hai hồ này phục vụ nước cho sản xuất nông nghiệp của thôn Trung và thôn Thượng.

Dạng cảnh quan quần cư được sử dụng để phục vụ xây dựng nơi cư trú cho người dân của xã: Dân cư các thôn Thượng, Trung, Hạ chủ yếu là người kinh (QC1) và thôn Bốn với nhiều đồng bào dân tộc ít người cùng sinh sống (QC2).

CHƢƠNG 3: LƢỢNG GIÁ MỘT SỐ GIÁ TRỊ CỦA CÁC CẢNH QUAN ĐẤT NGẬP NƢỚC ĐỒNG RUI, TIÊN YÊN, QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lượng giá kinh tế các cảnh quan khu vực đất ngập nước đồng rui, huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 68 - 74)