Hoạt động khai thác thủy sản bãi triều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lượng giá kinh tế các cảnh quan khu vực đất ngập nước đồng rui, huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 69 - 71)

2. Nhóm dạng cảnh quan bãi triều cao với thảm rừng ngập mặn chiếm ưu thế.

Nhóm dạng này có 10 dạng cảnh quan: Rt2, Rt3, Rtn1, Rtn2, Rtn3, Rtn4, Rtn5, Rtn6, Rtn7, Rtn8. Trong đó, diện tích rừng trồng được hiện diên trên dạng cảnh quan (Rt2, Rt3). Còn lại là rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ của xã. Trữ lượng và chất lượng rừng có sự biến động theo thời gian.

Trước năm 1975, RNM xã Đồng Rui có diện tích khoảng 3.000 ha chủ yếu là rừng tự nhiên. Từ năm 1992, huyện Tiên Yên và xã Đồng Rui đã cấp 1500 ha diện tích đất rừng ngập mặn cho các hộ dân trong xã và các chủ đầm đầu tư, khoanh nuôi tạo nên những ô đầm nuôi trồng thủy sản, chuyển thành vùng nuôi tôm. Tuy nhiên việc chuyển đổi này đã không đem lại những hiệu quả như mong đợi của người dân.

Trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến năm 2000, lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy sản chỉ phát huy hiệu quả tốt trong 3-4 năm đầu tiên. Do thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý và hạn chế trong tư duy sản xuất nên diện tích đất rừng ngập mặn đã bị tàn phá nặng nề. Hơn nữa, trong q trình ni trồng và khai thác thủy sản, người dân đưa hóa chất vào để xử lý, diệt tảo, tẩy rửa và cải tạo đầm. Tất cả những loại hóa chất độc hại này khơng được xử lý theo quy trình chuẩn đã khiến tồn bộ diện tích rừng ngập mặn (khoảng 1500 ha) để ni trồng

thủy sản không phát huy được hiệu quả, tác động xấu đến môi cũng như làm ảnh hưởng rất lớn tới kinh tế thủy sản của địa phương.

Từ năm 2000, chính quyền xã Đồng Rui đã có những điều chỉnh trong chính sách, thực hiện kêu gọi một số dự án đầu tư của Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ để khơi phục, trồng phục hồi lại diện tích rừng ngập mặn đã bị phá hủy. Trong số đó, phải kể đến các dự án của tổ chức KVT (Hà Lan), ACTMANG (Nhật Bản), Trung tâm nghiên cứu tài nguyên môi trường (Đại học quốc gia Hà Nội), Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc UNDP... Mục tiêu của những dự án này nhằm nâng cao ý thức của người dân về công tác khôi phục và bảo vệ rừng ngập mặn, duy trì hệ sinh thái biển. Cùng với sự hỗ trợ của các dự án phục hồi rừng ngập mặn trong và ngoài nước, xã Đồng Rui cũng bắt đầu trồng rừng ngập mặn trở lại. Đặc biệt từ năm 2005 trở lại đây, Đồng Rui đẩy mạnh mơ hình quản lý rừng cộng đồng, giao diện tích rừng cụ thể về cho từng thơn trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác nên nhận thức của người dân về giá trị rừng ngập mặn được nâng lên, khơng ai cịn chặt phá rừng ngập mặn nữa mà ngược lại rất tích cực chung tay giữ rừng.

Bảng 2.8: Bảng giao đất, giao rừng xã Đồng Rui

STT Thơn Diện tích đất rừng (ha) Diện tích rừng trồng (ha) Diện tích rừng giao cho cộng đồng quản lý(ha) Diện tích rừng do kiểm lâm quản lý

(ha) 1 Thượng 730,00 10,80 546,25 183,75 2 Trung 465,00 30,60 209,70 255,30 3 Hạ 562,75 27,00 415,66 147,09 4 Bốn 747,70 90,40 585,20 162,50 Tổng 2505,45 158,8 1756,81 748,64

Đến năm 2012 việc tái tạo lại diện tích rừng ngập mặn đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế rất rõ rệt. Sản lượng thủy sản cũng như đa dạng loài được phục hồi, đặc biệt có những loại thủy hải sản đặc trưng, giá trị kinh tế cao có nguy cơ mất đi như ruốc, ốc đĩa, cua…tới nay đã được phục hồi gần như hoàn toàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lượng giá kinh tế các cảnh quan khu vực đất ngập nước đồng rui, huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 69 - 71)