Điều tra và phỏng vấn người dân xã Đồng Rui

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lượng giá kinh tế các cảnh quan khu vực đất ngập nước đồng rui, huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 86)

dân xã Đồng Rui

- Bước 3: Tổng hợp số liệu thu thập được - Bước 4: Ước lượng các hệ số hồi quy

+ Đề tài sử dụng phần mềm MFIT3 để hồi quy số liệu thu thập được, từ đó xác định WTP trung bình của người được phỏng vấn.

+ Xác định giá trị

GT = WTP trung bình x Tổng số hộ dân trong vùng - Bước 5: Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới WTP

Ước lượng giá trị (OV)

Sau khi tiến hành điều tra, ta có: Trong số những người được phỏng vấn có 8% khơng sẵn lịng chi trả cho quỹ bảo tồn tài nguyên thiên nhiên nhằm duy trì chúng phục vụ cho sử dụng ở hiện tại. Tuy nhiên những người không sẵn lịng chi trả khơng có nghĩa là họ khơng nhận thức được vai trị của cảnh quan ĐNN. Lý do khơng đóng góp của họ là họ cho rằng số tiền của họ sẽ bị sử dụng lãng phí và sẽ khơng kịp để phục hồi được tài nguyên để sử dụng ở hiện tại.

Đối với hộ sẵn lòng chi trả, mức WTP được lựa chọn nhiều nhất là 40.000 đồng chiếm tỷ lệ 40%. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.8: Mức sẵn lòng chi trả của ngƣời dân cho quỹ 1 WTP (nghìn đồng) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) 0 20 40 60 80 100 200 4 14 20 6 2 2 2 8% 28 % 40 % 12 % 4 % 4 % 4 %

● Xây dựng mơ hình hồi quy mức sẵn lịng chi trả cho quỹ 1 (WTP1)

Mơ hình hồi quy có dạng như sau: WTP1 = β1 + ∑βjXji + ui

Trong đó:

i: chỉ số quan sát j: chỉ số của các biến β1: hệ số chặn

βj: hệ số hồi quy của biến trong mơ hình Xji: giá trị của quan sát thứ i

ui: yếu tố ngẫu nhiên

Các biến có thể ảnh hưởng tới WTP1 trong đề tài này là: tuổi (T), giới tính (GT), trình độ học vấn (HV), nghề nghiệp (NN), thu nhập (TN). Như vậy mơ hình có thể được viết như sau:

WTP1 = β1 + β2Ti + β3GTi + β4HVi + β5NNi + β6TNi + ui (*)

Trong các biến có ảnh hưởng đến WTP có 3 biến là biến chất lượng, đó là : giới tính (GT), trình độ học vấn (HV), nghề nghiệp (NN). Để lượng hóa được biến chất lượng, trong phân tích hồi quy người ta sử dụng biến giả.Biến giả được sử dụng trong mơ hình hồi quy giống như biến số lượng thơng thường. Các biến được đưa vào trong mơ hình như sau:

+ GTi = 1 nếu người trả lời phỏng vấn là nam hoặc: 0 nếu người trả lời phỏng vấn là nữ

+ HVi = 0 nếu người trả lời phỏng vấn có trình độ từ cấp 2 trở xuống hoặc: 1 nếu người trả lời phỏng vấn có trình độ hết cấp 3

hoặc: 2 nếu người trả lời phỏng vấn có trình độ từ cao đẳng trở lên

+ NNi = 1 nếu người trả lời phỏng vấn có nghề nghiệp liên quan đến nguồn lợi của rừng

hoặc: 0 nếu người trả lời phỏng vấn có nghề nghiệp không liên quan đến nguồn lợi của rừng.

● Ước lượng các hệ số hồi quy

Dùng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS) để hồi quy các hệ số trong phương trình (*). Đề tài sử dụng phần mềm MFIT3 để ước lượng (Kết quả đã được trình bày ở phần Phụ lục 2)

Vậy mơ hình hồi quy thu được là:

WTP1 = -30.13 - 0.32T + 3.33GT + 8.95 HV + 11.87 NN + 0,028 TN (nghìn đồng) Qua bảng hồi quy trên có được WTP1 trung bình là 44 000 (đồng).

Vậy tại thời điểm phỏng vấn giá trị lựa chọn của cảnh quan ĐNN Đồng Rui là:

OV = WTP1 trung bình x Tổng số hộ dân trong vùng

= 44 000 x 750 = 33 000 000 (đồng) = 33 000 (nghìn đồng)

3.2. Lƣợng giá các giá trị phi sử dụng

3.2.1. Giá trị lưu truyền (BV)

Kết quả điều tra cho ta thấy:

* Mức sẵn lòng chi trả cho quỹ 2 (WTP2)

Trong số 50 phiếu thu được thì tất cả người dân đều sẵn lịng chi trả cho quỹ 2 với mức thấp nhất là 20 000 đồng, mức đóng góp cao nhất là 200000 đồng

Bảng 3.9: Mức sẵn lòng chi trả của ngƣời dân cho quỹ 2

Mức WTP (nghìn đồng) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 0 20 40 60 80 100 200 4 22 16 4 2 1 1 8% 44% 32% 8% 4% 2% 2%

• Xây dựng mơ hình hồi quy mức sẵn lòng chi trả cho quỹ 2 (WTP2)

Mơ hình hồi quy có dạng như sau:

WTP2 = β1 + ∑βjXji + ui

Trong đó:

i: chỉ số quan sát j: chỉ số của các biến β1: hệ số chặn

βj: hệ số hồi quy của biến trong mơ hình Xji: giá trị của quan sát thứ i

Ui: yếu tố ngẫu nhiên

Các biến có thể ảnh hưởng tới WTP2 trong đề tài này là: tuổi (T), giới tính (GT), trình độ học vấn (HV), nghề nghiệp (NN), thu nhập (TN). Như vậy mơ hình có thể được viết như sau:

WTP2 = β1 + β2Ti + β3GTi + β4HVi + β5NNi + β6TNi + ui

(Các biến chất lượng được quy định như phần tính giá trị lựa chọn)

* Ước lượng các hệ số hồi quy

Dùng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) để ước lượng các hệ số hồi quy của mơ hình trên.Đề tài cũng sử dụng phần mềm MFIT3 để hồi quy.(Kết quả đã được trình bày ở phần Phụ lục 2)

Mơ hình hồi quy thu được là:

WTP2 = -17.7 + 0.129T – 0.486GT + 3.04HV + 5.05NN + 0,17TN (nghìn đồng) Qua bảng hồi quy trên thu được giá trị trung bình của WTP2 là: 35 600 (đồng) Vậy tại thời điểm tính tốn, giá trị để lại HST ĐNN Đồng Rui là:

BV = WTP2 x Tổng số hộ dân trong vùng

3.2.2. Giá trị tồn tại (EV)

a. Phương pháp đánh giá

Đây là giá trị rất khó đo lường vì giá trị tồn tại bao gồm các đánh giá mang tính chủ quan của mỗi cá nhân. Sự đo lường kinh nghiệm thường được xác định dựa trên sự viện trợ của các tổ chức bảo tồn thiên nhiên trong và ngoài nước.

- Bước 1: Thu thập số liệu về các dự án đầu tư với mục đích bảo tồn tài nguyên thiên nhiên của Đồng Rui trong những năm vừa qua.

- Bước 2: Quy đổi dịng tiền của các dự án về thời điểm tính tốn - Bước 3: Xác định tổng vốn đầu tư trung bình hàng năm cho Đồng Rui.

b. Ước lượng giá trị

Cụ thể với đất ngập nước Đồng Rui, giá trị này sẽ được xác định dựa trên tổng các luồng vốn đầu tư trung bình trong và ngồi nước/năm.

Theo báo cáo của ủy ban nhân dân xã Đồng Rui, ta có được số liệu về các nguồn tài trợ của tổ chức trong và ngoài nước như sau:

Bảng 3.10: Nguồn tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nƣớc

Năm đầu tƣ Tên nhà đầu tƣ Giá trị đầu tƣ

(triệu đồng) Tên dự án đầu tƣ

1997 KVT Hà Lan 500 Dự án bảo vệ và phát triển rừng

1997 ACTMANG (Nhật Bản) 200 Hỗ trợ trồng rừng và tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng 2005 Chương trình Phát triển của Liên Hợp

Quốc UNDP

2200 Trồng, phục hồi rừng, nâng cao nhận thức cộng đồng

Như vậy các dịng tiền quy về thời điểm tính tốn là sẽ được tính như sau:

(1 )n

FVPV r

Trong đó: PV là giá trị tiền hiện tại FV là giá trị tiền tương lai

n là số năm quy đổi

r là lãi suất năm (chọn mức lãi suất r = 12%/năm)

FV = 500 x (1+0,12)10 + 200 x (1+0,12)10 + 2200 x (1+0,12)2 = 4 933,773 (triệu đồng) = 4 933 733 (nghìn đồng)

Vậy tổng số vốn đầu tư trung bình trong 1 năm (A) là:

(1 )n 1 r A FV r        = 281 145 (nghìn đồng) Hay EV = A= 281 145 000(đồng) = 281 145 (nghìn đồng)

3.3. Giá trị kinh tế tồn phần

Luận văn đã tính tốn được một số giá trị, cụ thể được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 3.11: Các giá trị kinh tế của đất ngập nƣớc Đồng Rui

STT Các giá trị kinh tế Tổng giá trị 1 năm

(nghìn đồng) GIÁ TRỊ SỬ DỤNG

1 Giá trị thủy sản 75 863 407.9 2 Giá trị phòng hộ thiên tai 5 711 000 3 Giá trị sản xuất vật chất hữu cơ 1 996 477 4 Giá trị lựa chọn (OV) 33 000

GIÁ TRỊ PHI SỬ DỤNG

1 Giá trị tồn tai (EV) 281 145 2 Giá trị để lại (BV) 26 700

GIÁ TRỊ KINH TẾ TOÀN PHẦN 83 911 729.9

3.4. Định hƣớng sử dụng cảnh quan và đề xuất giải pháp quản lý đất ngập nƣớc Đồng Rui nƣớc Đồng Rui

3.4.1. Định hướng sử dụng các cảnh quan tại khu vực đất ngập nước Đồng Rui

a. Cơ sở định hƣớng

Cơ sở khoa học: Dựa trên kết quả phân tích các đặc điểm và sự phân bố cảnh

quan của khu vực. Đồng thời kết hợp với hiện trạng khai thác và sử dụng trên các nhóm dạng cảnh quan.

Cơ sở thực tiễn: Dựa trên định hướng phát triển theo ngành và lãnh thổ của

UBND xã Đồng Rui đặt trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

b. Định hƣớng sử dụng cảnh quan

Mỗi tổng hợp thể tự nhiên có những chức năng tự nhiên do đặc điểm, cấu trúc, hình thái và các hợp phần cấu tạo nên nó quy định. Những chức năng này có tính quy định rất lớn trong định hướng phát triển sản xuất và khai thác lãnh thổ. Những phân tích ở trên cho thấy, khu vực ĐNN Đồng Rui có đặc điểm cảnh quan tự nhiên và cảnh quan nhân sinh đa dạng, phân bố đan xen tạo thành trên tồn bộ lãnh thổ. Đó là điều kiện thuận lợi thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu. Việc nghiên cứu đặc điểm của cảnh quan này giúp thấy được quy luật phân bố và biến đổi các cảnh quan, từ đó xác định được các ưu tiên cho sử dụng hợp lý các đơn vị cảnh quan khu vực.

Qua việc phân tích đánh giá ở trên cho thấy cảnh quan ở đây cũng có sự đa dạng trong chức năng. Đối với cảnh quan khu vực ĐNN Đồng Rui có thể phân biệt chức năng tự nhiên và chức năng phát triển kinh tế-xã hội. Chức năng tự nhiên của cảnh quan chính là chức năng phịng hộ thiên tai, tích lũy vật chất hữu cơ, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. Chức năng phát triển kinh tế - xã hội gồm: chức năng phát triển kinh tế nông nghiệp, chức năng phát triển kinh tế lâm nghiệp, chức năng phát triển kinh tế ngư nghiệp, chức năng phát triển du lịch và chức năng xây dựng quần cư nơng thơn. Trên cơ sở đó, đề xuất một số định hướng khai thác và sử dụng cảnh quan cho khu vực ĐNN Đồng Rui (Bảng 3.12).

Bảng 3.12: Tổng hợp ƣu tiên trong sử dụng các cảnh quan ĐNN Đồng Rui

Ƣu tiên sử dụng Dạng cảnh quan

Phát triển rừng phòng hộ ven biển, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học

Rt2, Rt3, Rtn1, Rtn2, Rtn3, Rtn4, Rtn5, Rtn6, Rtn7, Rtn8 Phát triển kinh tế nông nghiệp Ln, D2

Phát triển kinh tế lâm nghiệp Rt1, Rt2, Rt3 Phát triển kinh tế ngư nghiệp D1, D3, Bb Xây dựng quần cư nông thôn Qc1, Qc2

Các dạng cảnh quan ưu tiên cho phát triển rừng phòng hộ ven biển, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học: bao gồm các dạng cảnh quan rừng ngập mặn tự nhiên và rừng trồng: Rt2, Rt3, Rtn1, Rtn2, Rtn3, Rtn4, Rtn5, Rtn6, Rtn7, Rtn8.

Trong đó, rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ của xã. Có ý nghĩa rất lớn trong cơng tác phịng hộ và bảo tồn. Các dạng cảnh quan này phân bố bên ngồi và bao bọc lấy nhóm cảnh quan trên địa hình nhân sinh. Rừng ở đây gồm có các dạng cây ngập mặn đặc trưng: sú, vẹt, đâng… Các chức năng chính của dạng cảnh quan rừng tự nhiên và rừng trồng này là: phòng hộ thiên tai, sản xuất vật chất hữu cơ, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. Vì vậy, trong cơng tác khai thác và sử dụng cần ưu tiên những diện tích rừng nay phù hợp với giá trị chức năng sử dụng của nó để phát huy hiệu quả một cách cao nhất.

Các dạng cảnh quan ưu tiên cho phát triển kinh tế lâm nghiệp: Các cảnh

quan có vai trị phát triển lâm nghiệp là các cảnh quan rừng trồng (Rt1, Rt2, Rt3). Các dạng cảnh quan này ngồi chức năng phịng hộ cịn có chức năng cung cấp các sản phẩm ngoài gỗ cho con người, tạo cảnh quan đẹp. Đặc biệt, một số khu vực trong dạng cảnh quan này đang được sử dụng để làm vườn ươm phục vụ giống cây ngập mặn cho những khu vực khác có nhu cầu.

Các dạng cảnh quan ưu tiên cho phát triển kinh tế nơng nghiệp: Bao gồm

các dạng cảnh quan với nhóm đất phù sa glây thích hợp cho phát triển nơng nghiệp. Cụ thể gồm dạng cảnh quan lúa và hoa màu (Ln), hồ nước ngọt (D2). Mục đích là đẩy mạnh các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi. Tạo ra sản lượng đủ để phục vụ nhu cầu cuộc sống của người dân.

Các dạng cảnh quan ưu tiên phát triển ngư nghiệp: bao gồm các dạng cảnh

quan phục vụ hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Cụ thể định hướng khai thác các dạng cảnh quan: đầm nuôi trồng thủy sản nước ngọt (D1) và đầm nuôi trồng hủy sản nước mặn (D3) và dạng cảnh quan bãi bồi (Bb) phục vụ hoạt động nuôi trồng và đánh bắt của nhân dân địa phương

Các dạng cảnh quan ưu tiên xây dựng quần cư nơng thơn: Đó là các dạng cảnh quan đất ở nông thôn, phân bố ở trung tâm của xã, dọc theo các tuyến đường, địa hình tương đối bằng phẳng. Bao gồm 2 dạng cảnh quan quần cư (Qc1, Qc2). Quy hoạch sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng, các cơng trình cơng cộng, dân sinh.

3.4.2. Đề xuất các giải pháp quản lý đất ngập nước Đồng Rui dựa trên kết quả lượng giá kinh tế

Dựa vào kết quả đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN ở trên và những ứng dụng của thông tin giá trị kinh tế của ĐNN trong quản lý ĐNN, trong khuôn khổ này, luận văn đề xuất 3 nhóm giải pháp để quản lý cảnh quan ĐNN tại Đồng Rui gồm:

 Đề xuất áp dụng cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường để bảo tồn các giá trị sinh thái của cảnh quan ĐNN

 Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý ĐNN

 Tiến hành các chương trình giáo dục, truyền thơng về ĐNN tại địa phương có lồng ghép thơng tin về giá trị kinh tế của ĐNN

a. Đề xuất áp dụng cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trƣờng để bảo tồn các giá trị sinh thái của cảnh quan ĐNN

Cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường (PES) là một công cụ kinh tế được sử dụng để bảo tồn và phát triển bền vững các dịch vụ sinh thái của môi trường. Bản chất của PES là tạo cơ chế khuyến khích và mang lại lợi ích cho chủ thể cung cấp dịch vụ hệ sinh thái, nhằm tạo nguồn tài chính bền vững cho cơng tác bảo vệ mơi trường. Hiện nay, Việt Nam đã có cơ sở pháp lý để thực hiện PES là Luật Bảo vệ và

Phát triển rừng (2004) và Luật Đa dạng sinh học (2008). Ngoài ra, PES đã được triển khai thí điểm tại hai tỉnh Lâm Đồng và Sơn La theo Quyết định 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/04/2008 về “Chính sách thí điểm chi trả cho dịch vụ môi trường rừng” với các loại dịch vụ: điều tiết nguồn nước; hạn chế xói mịn, bồi lấp; và cảnh quan du lịch.

Đề xuất mơ hình chi trả cho dịch vụ môi trƣờng tại Đồng Rui

Kết quả nghiên cứu cho thấy ĐNN Đồng Rui cung cấp rất nhiều giá trị sinh thái cho người dân và cộng đồng địa phương. Các dịch vụ này bao gồm: bảo tồn đa dang sinh học, phòng tránh thiệt hại cho đê biển, hỗ trợ sinh thái hoạt động nuôi trồng thủy sản, sản xuất vật chất hữu cơ....Các dịch vụ sinh thái trên cũng đã được tính tốn quy đổi về giá trị tiền tệ cụ thể.

Như vậy điều kiện tiền đề để áp dụng Cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường là khá rõ ràng gồm: (i) có cơ sở pháp lý để thực hiện cơ chế, (ii) các chủ thể hưởng

lợi từ các dịch vụ sinh thái và các chủ thể cung cấp dịch vụ được xác định rõ ràng; (ii) các dịch vụ sinh thái được lượng hóa thành tiền dựa trên những tính tốn có căn cứ khoa học và thực nghiệm

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm về các mơ hình PES đã có, luận văn đề xuất mơ hình PES cho bảo vệ hệ sinh thái trên các cảnh quan ĐNN Đồng Rui:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lượng giá kinh tế các cảnh quan khu vực đất ngập nước đồng rui, huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 86)