Ứng dụng lượng giá kinh tế cảnh quan đất ngập nước trong thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lượng giá kinh tế các cảnh quan khu vực đất ngập nước đồng rui, huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 32 - 37)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.2. Một số vấn đề về cơ sở lý luận nghiên cứu lƣợng giá kinh tế cảnh quan đất

1.2.5. Ứng dụng lượng giá kinh tế cảnh quan đất ngập nước trong thực tiễn

Thông tin về giá trị kinh tế của ĐNN là một yếu tố đầu vào quan trọng trong quá trình ra quyết định quản lý ĐNN của các bên liên quan ở nhiều cấp độ. Các ứng dụng quản lý cụ thể của thông tin về giá trị kinh tế của ĐNN gồm:

Thứ nhất, thông tin về giá trị kinh tế góp phần xây dựng các cơng cụ và cơ chế quản lý hiệu quả ĐNN

Thông tin về giá trị kinh tế của cảnh quan ĐNN có thể giúp các cơ quan quản lý xây dựng 3 nhóm cơng cụ quản lý gồm: (i) công cụ pháp lý; (ii) công cụ kinh tế và (iii) cơ chế quản lý trên cơ sở cộng đồng [11] [15].

Công cụ pháp lý: Các công cụ pháp lý đặc trưng trong quản lý cảnh quan ĐNN gồm: (i) các luật liên quan như luật tài nguyên nước, luật đa dạng sinh học, luật bảo vệ rừng, luật đất đai; (ii) các văn bản dưới luật như quy định về hạn mức đánh bắt, khai thác tài nguyên, các quy định, chương trình hành động, quy hoạch bảo tồn và sử dụng cảnh quan ĐNN; (iii) các quyết định liên quan đến sự phân định quyền tài sản cảnh quan ĐNN cho các chủ thể quản lý; ví dụ như quy định về mục đích sử dụng các loại rừng ngập mặn hay các quy định về quyền và trách nhiệm quản lý, khai thác cảnh quan ĐNN của các bên liên quan tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn.

Các thông tin về giá trị kinh tế của cảnh quan ĐNN có thể trực tiếp và gián tiếp góp phần đề xuất và xây dựng các cơng cụ pháp lý nói trên. Ví dụ: nhiều quốc gia đưa ra quy định về hạn mức số lượng các phương tiện đánh bắt thủy sản trên các vùng ĐNN cụ thể. Để đề ra được những hạn mức nỗ lực đánh bắt này, bên cạnh các thơng tin sinh học của thủy sản thì các nhà quản lý phải nắm được các thông tin về giá trị khai thác.

Công cụ kinh tế: Các công cụ kinh tế sử dụng phổ biến trong quản lý cảnh

quan ĐNN gồm: các loại thuế, phí khai thác tài nguyên; giấy phép khai thác có thể chuyển nhượng; hệ thống ký q, đặt cọc - hồn trả trong sử dụng ĐNN; trợ cấp cho các hoạt động bảo tồn ĐNN thông qua các quỹ môi trường hoặc các cơ chế tài chính khác.

Việc thiết kế và xây dựng những công cụ trên đều rất cần các thông tin về giá trị kinh tế của ĐNN nhằm đảm bảo sự hợp lý, hiệu quả. Ví dụ: nhiều quốc gia trên thế giới có quy định về thực hiện cơ chế chi trả cho dịch vụ mơi trường, trong đó người sử dụng dịch vụ sinh thái phải trả tiền cho người cung cấp dịch vụ. Trong trường hợp này, việc có được các thơng tin về giá trị kinh tế của các dịch vụ sinh thái mà cảnh quan ĐNN cung cấp sẽ giúp các cơ quan quản lý ấn định được các mức chi trả hợp lý và có cơ sở khoa học.

Quản lý trên cơ sở cộng đồng: Là một cách tiếp cận trong quản lý ĐNN, trong đó các cơ quan quản lý trao quyền tài sản và quản lý cảnh quan ĐNN cho một cộng đồng thay vì một cá nhân. Trong trường hợp này, cảnh quan ĐNN trở thành tài nguyên sở hữu chung và để quản lý hiệu quả thì cộng đồng phải tự đặt ra các luật lệ hay nội quy quản lý.

Có 8 nguyên tắc thiết kế và vận hành để đảm bảo mơ hình quản lý tài nguyên trên cơ sở cộng đồng được bền vững (Ostrom, 2000), trong đó có nguyên tắc quan trọng là nguyên tắc phải cân đối và hài hịa được các chi phí và lợi ích của các thành viên trong nhóm. Nguyên tắc này thường khó thực hiện trong thực tế do nhiều khi các thơng tin về lợi ích và chi phí liên quan là khó xác định và lượng hóa, đặc biệt là với những lợi ích mơi trường thường có những tính chất của hàng hóa cơng cộng là phi loại trừ và phi cạnh tranh. Ví dụ: cộng đồng cùng bảo vệ rừng ngập mặn để phòng chống lũ lụt và giá trị phòng hộ do rừng ngập mặn tạo ra là hàng hóa cơng cộng.

Thứ hai, thơng tin về giá trị kinh tế góp phần xây dựng các cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trƣờng để bảo tồn ĐNN

Chi trả cho các dịch vụ môi trường (payment for environmental services - PES), là công cụ kinh tế, sử dụng để những người được hưởng lợi từ các dịch vụ hệ sinh thái chi trả cho những người tham gia duy trì, bảo vệ và phát triển các chức năng của hệ sinh thái đó. Cơ chế này cho phép những người tạo và duy trì các dịch vụ sinh thái được nhận những khoản chi trả từ những người sử dụng dịch vụ. Điều

này phù hợp với nguyên tắc Người hưởng lợi phải trả tiền (Beneficial Pay Principle) của Công ước Rio-1992.PES là cơ chế đảm bảo sự cơng bằng xã hội và lợi ích cho các bên tham gia, đồng thời tạo ra nguồn tài chính bền vững cho bảo tồn các giá trị sinh thái [29].

Bảng 1.3: Các loại cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trƣờng

Cơ chế Đặc điểm

Chi trả cho bảo vệ rừng đầu nguồn

Các khu rừng đầu nguồn cung cấp rất nhiều dịch vụ cho xã hội bao gồm kiểm sốt xói mịn đất, duy trì chất lượng nước và điều chỉnh dòng chảy của nước. Những giá trị này có thể thu được thơng qua nhiều cơ chế khác nhau như thanh toán trực tiếp hay các loại phí sử dụng nước.

Chi trả cho cảnh quan môi trường

Du khách tới thăm những cảnh quan thiên nhiên đẹp/những khu bảo tồn, vườn quốc gia lưu trữ các giá trị cảnh quan và đa dạng sinh học. Những giá trị này có thể thu được thơng qua phí vào cửa hoặc trả tiền cho quyền tiếp cận.

Chi trả cho bảo tồn đa dạng sinh học

Người dân sẵn lòng chi trả cho việc duy trì và bảo tồn đa dạng sinh học của thiên nhiên.

Chi trả cho hấp thụ cacbon

Rừng có một chức năng sinh thái rất quan trọng là hấp thụ cacbon. Nghị định thư Kyoto hạn chế lượng phát thải cacbon tạo ra thị trường cacbon thông qua Cơ chế Phát triển sạch (CDM).

Nguồn [29]

Như vậy, về cơ bản, nếu có những người cung cấp dịch vụ môi trường (người bán) và các nhóm cần dịch vụ (người mua) thì có thể thiết lập một cơ chế chi trả giữa hai bên. Tuy nhiên, việc thiết lập và vận hành các cơ chế PES có thể là một thách thức vì phải xây dựng hành lang pháp lý và cơ cấu tổ chức đủ mạnh nhằm đảm bảo sự chấp hành và phân chia lợi ích một cách cơng bằng. Đồng thời, để đề ra

các mức chi trả hợp lý thì cần phải đánh giá được giá trị kinh tế của các dịch vụ sinh thái một cách thỏa đáng.

Mặc dù PES là một khái niệm mới, được đưa vào tư duy và thực tiễn bảo tồn gần một thập kỷ trở lại đây nhưng đã nhanh chóng trở nên phổ biến trên thế giới.Sự phát triển của PES ngày càng được lan rộng và ở một số nước PES còn được thể chế hoá trong các văn bản pháp luật. Hiện nay, PES đã nổi lên như một giải pháp chính sách để khuyến khích, chia sẻ các lợi ích trong cộng đồng và xã hội.Các nước phát triển ở Mỹ La Tinh đã sử dụng các mơ hình PES sớm nhất.Ở châu Âu, Chính phủ một số quốc gia cũng đã quan tâm đầu tư và thực hiện nhiều chương trình, mơ hình PES.Ở châu Úc, Australia đã luật pháp hoá quyền phát thải cacbon từ năm 1998, cho phép các nhà đầu tư đăng ký quyền sở hữu hấp thụ cacbon của rừng. PES cũng đã được phát triển và thực hiện thí điểm tại châu Á như Indonesia, Philippines, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal và Việt Nam

Hiện nay, chính phủ Việt Nam chúng ta cũng đã có một khn khổ pháp lý và chính sách để thực thi PES, chẳng hạn như: Luật bảo vệ môi trường; Luật bảo vệ và phát triển rừng; Luật đất đai; Luật tài nguyên nước; Luật bảo tồn đa dạng sinh học...Ngồi ra chúng ta cũng có những chế tài xử phạt hành chính, đền bù thiệt hại môi trường, và phát triển cơ chế sạch.

Thứ ba, thơng tin về giá trị kinh tế góp phần xây dựng và hồn thiện cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý ĐNN

Xây dựng cơ sở dữ liệu về ĐNN là một trong những giải pháp quản lý quan trọng được áp dụng phổ biến trên thế giới với mục tiêu là giám sát sự biến động của ĐNN, cung cấp thông tin nền cho các quản lý để hỗ trợ quá trình ra quyết định cũng như là cơ sở để giải quyết các tranh chấp hoặc đánh giá thiệt hại ĐNN khi xảy ra các tác động từ bên ngồi. Chính vì những ý nghĩa quan trọng trên mà nhiều quốc gia, khu vực đã xây dựng những cơ sở dữ liệu rất chi tiết về ĐNN để phục vụ quản lý.Ví dụ tại Australia tồn bộ 208 khu ĐNN có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế đều có cơ sở dữ liệu rất chi tiết và được phổ biến miễn phí trên mạng.Cơ sở dữ liệu ĐNN này được xây dựng trên nền của hệ thống thơng tin địa lý (GIS) trong đó kết hợp các dữ liệu không gian với dữ liệu thuộc tính rất tiện lợi để tra cứu, cập nhật và sử dụng. Nhìn chung, trong các hệ thống cơ sở dữ liệu về ĐNN, bên cạnh những

thông tin về địa lý, sinh thái, xã hội thì những thơng tin liên quan đến giá trị kinh tế có vai trị rất quan trọng và địi hỏi phải được cập nhật thường xun vì có ý nghĩa quản lý cao.

Tại Việt Nam, thu thập các thông tin liên quan và xây dựng cơ sở dữ liệu ĐNN đã được đề cập như một biện pháp quản lý then chốt tài nguyên ĐNN trong nhiều văn bản, quy định của Nhà nước, tiêu biểu là Nghị định số 109/2003/NĐ-CP của Chính phủ về bảo tồn và phát triển các vùng ĐNN và Chiến lược quốc gia về Bảo vệ môi trường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Quyết định số 04/2004/QĐ-BTNMT ngày 05/04/2004 của Bộ trưởng Bộ TNMT. Những văn bản này đã nhấn mạnh vai trò của các vùng ĐNN, đưa ra được các mục tiêu cụ thể, các chương trình và dự án ưu tiên để bảo tồn và phát triển bền vững ĐNN ở Việt Nam, trong đó xây dựng cơ sở dữ liệu ĐNN là một Chương trình quan trọng của Kế hoạch hành động.

Bảng 1.4: Quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu ĐNN của Bộ TNMT

Chương trình 2: Kiểm kê, xây dựng cơ sở dữ liệu và lập quy hoạch về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng ĐNN

 Kiểm kê và cập nhật định kỳ hiện trạng ĐNN (diện tích, phạm vi phân bố, số lượng, loại hình, giá trị, chức năng,.v.v..) để làm cơ sở cho quy hoạch sử dụng, bảo tồn và quản lý ĐNN theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.

 Điều tra các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, đa dạng sinh học tại các vùng ĐNN có tầm quan trọng; xác định và lập danh sách các vùng ĐNN có tầm quan trọng quốc tế và quốc gia, các vùng ĐNN bị đe dọa.

 Xây dựng và cập nhật thường xuyên cơ sở dữ liệu về các vùng ĐNN làm căn cứ cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng ĐNN cho các mục đích bảo tồn và phát triển bền vững các vùng ĐNN.

 Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững từng vùng ĐNN, bao gồm: xác định phương hướng, mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững; xác định phạm vi và diện tích vùng ĐNN; xác định nội dung bảo tồn và phát triển bền vững ĐNN; xác định các biện pháp chính về bảo tồn và PTBV vùng ĐNN.

Thứ tƣ, thông tin về giá trị kinh tế góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng và xã hội về bảo tồn và quản lý bền vững ĐNN

Nâng cao nhận thức để dẫn tới sự thay đổi thái độ và hành vi của các đối tượng quản lý và sử dụng ĐNN là một cách tiếp cận quản lý mang tính truyền thống đơn giản nhưng có hiệu quả cao, được nhiều quốc gia và tổ chức sử dụng. Về cơ bản, nhận thức của cộng đồng và xã hội được cải thiện thơng quan các chương trình giáo dục và truyền thơng mơi trường. Thơng qua đó, cộng đồng xã hội được truyền đạt những kiến thức và kỹ năng gìn giữ, bảo tồn, sử dụng ĐNN theo cách thức bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai.

Thực tế cho thấy sự thay đổi hành vi trong quản lý ĐNN theo hướng bền vững chỉ có thế đạt được khi đối tượng truyền thơng có những hiểu biết và thái độ mạnh mẽ, sâu sắc về vai trò, giá trị của ĐNN cũng như lợi ích của việc bảo vệ ĐNN. Các thông tin về giá trị kinh tế hỗ trợ rất nhiều trong việc định hình thái độ quản lý và sử dụng ĐNN bởi những thông tin này thường rất gần gũi, dễ nhớ, dễ suy ngẫm và sử dụng với nhiều nhóm đối tượng quản lý ĐNN khác nhau. Từ đó, thơng tin về giá trị kinh tế có thể là một chất liệu quan trọng cần phải được lồng ghép trong các chương trình giáo dục và truyền thơng ĐNN.

Ở Việt Nam, Nghị định 109/2003/NĐ-CP của Chính phủ về Bảo tồn và phát triển bền vững ĐNN và Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng ĐNN của Bộ TNMT đều nhấn mạnh nâng cao nhận thức ĐNN là một ưu tiên hàng đầu trong chương trình hành động quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lượng giá kinh tế các cảnh quan khu vực đất ngập nước đồng rui, huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)