Quan điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lượng giá kinh tế các cảnh quan khu vực đất ngập nước đồng rui, huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 37 - 38)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.3. Quan điểm, phƣơng pháp và quy trình nghiên cứu

1.3.1. Quan điểm nghiên cứu

Các quan điểm nghiên cứu cảnh quan khu vực ĐNN Đồng Rui gồm: quan điểm hệ thống và tổng hợp, quan điểm lịch sử viễn cảnh, quan điểm phát triển bền vững

a. Quan điểm hệ thống và tổng hợp: Theo quan điểm này, các đối tượng nghiên cứu được xem xét một cách tổng hợp và xét trong mối quan hệ tác động qua

lại lẫn nhau. Không những xem xét các yếu tố, các hợp phần vô cơ mà các yếu tố hợp phần hữu cơ. Cảnh quan như một hệ thống nhiều hợp phần tác động qua lại lẫn nhau (địa chất, địa hình, khí hậu, đất, nước, động thực vật) bởi dòng vật chất và năng lượng. Các cảnh quan này có sự biến đổi theo không gian và thời gian. Khu vực nghiên cứu Đồng Rui cũng bao gồm nhiều cảnh quan khác nhau.

b. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh: Theo quan điểm này, cảnh quan được nghiên cứu theo các khía cạnh biến đổi cảnh quan theo thời gian do tác động của các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội và có thể dự báo được trạng thái của cảnh quan trong thời gian tương lai nhất định. Kết quả nghiên cứu theo quan điểm này sẽ cho phép lượng giá kinh tế các cảnh quan và đề xuất các giải pháp quản lý thích hợp.

c. Quan điểm phát triển bền vững: Theo quan điểm này, việc khai thác và sử

dụng cảnh quan phải đảm hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả về mơi trường. Vì vậy, khi khai thác các giá trị cảnh quan của khu vực để phục vụ phát triển phải song hành với việc đảm bảo cuộc sống sinh kế, ổn định xã hội cho người dân ven biển đồng thời cũng bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lượng giá kinh tế các cảnh quan khu vực đất ngập nước đồng rui, huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)