Giá trị sử dụng gián tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lượng giá kinh tế các cảnh quan khu vực đất ngập nước đồng rui, huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 81 - 85)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.2. Giá trị sử dụng gián tiếp

a. Giá trị phòng hộ thiên tai

Theo kết quả điều tra từ Uỷ ban nhân dân xã, do đê biển ở đây nằm tồn bộ phía trong vùng có rừng ngập mặn nên được che chở bởi hệ thống này. Đê là ranh giới giữa 2 loại cảnh quan: CQ nông nghiệp và quần cư nông thôn và CQ rừng ngập mặn. Cho nên giá trị phòng hộ cho đê biển chính là giá trị của những cảnh quan

rừng ngập mặn nằm phía ngồi đê. Đê biển ít bị nguy hại khi có gió bão hay nước dâng, tồn bộ nguồn lợi phía trong đê được bảo vệ, đời sống người dân được đảm bảo. Vì vậy có thể nói rừng ngập mặn có giá trị phịng hộ vơ cùng to lớn

Hình 3.4: Một đoạn đê biển Đồng Rui

(ảnh học viên thực địa tháng 6/2016)

Hệ thống đê ngăn mặn xã Đồng Rui có tổng chiều dài 20.75 km (gồm 04 tuyến: Đê thôn Thượng, chiều dài 5.744 m; đê thôn Trung, chiều dài 5.378 m; đê thôn Hạ, chiều dài 3.853 m và đê thôn Bốn, chiều dài 5.776 m) bao quanh, bảo vệ tồn bộ xã Đồng Rui có diện tích tự nhiên 4.910 ha (trong đó: Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp 570 ha, diện tích ni trồng thủy sản 532 ha) và có 750 hộ dân với 2.760 nhân khẩu đang sinh sống. Tổng diện tích RNM phịng hộ ngồi đê biển là 2.800 ha, trải dài gần 20 km dọc theo tuyến đê biển.

Tuyến đê bao ngăn mặn có chiều rộng mặt đê trung bình 2,5m, cao khoảng 4,5m. Mái đê phía đồng, phía biển khơng được cứng hóa, hầu hết phần đất sét đắp đê đã bị xói lở. Đất đắp đê trước đây là đất khai thác tại chỗ, loại đất sét có lẫn nhiều cây sú và tỷ lệ cát cao nên dưới tác động của mưa, thủy triều mặt đê đã bị hạ thấp, mái đê bị sạt, trượt cục bộ nhiều chỗ.

Sau trận lũ lịch sử xảy ra vào cuối tháng 9/2008, nhiều tuyến đê ở Đồng Rui đã bị phá vỡ và hư hỏng nặng. Riêng các tuyến đê thuộc thôn Bốn, thôn Hạ, thôn Trung và thơn Thượng có tổng chiều dài 15km đến nay đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Đợt triều cường xảy ra vào trung tuần tháng 11/2008 đã tràn qua hầu hết các

tuyến đê ngăn mặn này, do nước lên quá nhanh và mạnh đã làm vỡ 4 vị trí của đê với tổng chiều dài 42m, làm ngập 85ha diện tích đất nơng nghiệp, ao đầm và bị nhiễm mặn khoảng 150ha. Năm 2010, đê Đồng Rui đã được tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ đầu tư hơn 25 tỷ đồng để tu bổ nâng cấp tổng chiều dài 15,25km trên tổng toàn tuyến là 20,7km.

Bảng 3.7: Chi phí tu bổ 20,7 km biển Đồng Rui giai đoạn 2008-2015

Năm Chi phí (triệu đồng)

Chi phí TB (triệu đồng/1km)

Tổng chi phí quy đổi theo tỷ lệ chiết khấu 10% (triệu đồng)

2008 103,5 5 221,86 2009 250 12,1 487,18 2010 25 000 1208 44 289,03 2011 103,5 5 166,69 2012 103,5 5 151,53 2013 103,5 5 137,76 2014 103,5 5 125,24 2015 103,5 5 113,85 Tổng 25 871 1 250,1 45 693,14 Trung bình 3 234 156,3 5711

(Nguồn học viên xử lý sau khi thu thập số liệu)

Như vậy, trong vịng 8 năm từ 2008-2015 tổng chi phí sửa chữa, tu bổ đoạn đê là 25,871 tỷ đồng (quy đổi theo tỷ lệ chuyển đổi 10% là 45, 693 tỷ đồng). Chi phí duy tu bảo dưỡng hàng năm dao động từ mức 103,5 triệu tới hơn 25 tỷ đồng một năm tùy theo tình hình cụ thể. Năm 2010, chi phí được cấp cao nhất (khoảng 25 tỷ đồng). Chi phí trung bình để duy tu bảo dưỡng 1 km đê biển dao động từ 5 triệu

đồng tới 1208 triệu đồng/1năm. Cịn nếu tính theo chi phí đã quy đổi thì chi phí này dao động từ 5,5 triệu tới 2140 triệu đồng/1năm cho một km đê biển.

Nếu giả định rằng các cơn bão lớn xuất hiện với tần suất 8 năm một lần thì chi phí duy tu bảo dưỡng trung bình là 5,711 tỷ đồng một năm cho 20,7 km đê biển. Chi phí duy tu đê biển tránh được chính là lợi ích/giá trị phịng hộ của RNM. Nếu giả định rằng lợi ích phịng hộ của RNM cho mỗi km đê biển là như nhau thì giá trị phịng hộ của 2.800 ha RNM tại 20,7 km đê là 5,711 tỷ đồng/1năm. Từ đó giá trị phịng hộ của 1 ha RNM là 2,03 triệu đồng/1năm. Vậy giá trị phịng hộ là:

PH = 5 711 000 (nghìn đồng)

b. Giá trị sản xuất vật chất hữu cơ

Chức năng sinh thái của cảnh quan ĐNN có thể thấy được đó là sản xuất ra vật chất hữu cơ thông qua quang hợp. Lượng ôxy đưa vào môi trường nước nhờ quá trình quang hợp của rừng ngập mặn là khá cao. Môi trường nước trong sạch đầy đủ ơ xy hồ tan sẽ góp phần làm tăng tốc độ phát triển các loài thuỷ sản sống trong đầm, làm tăng quá trình phân huỷ các loại vật chất hữu cơ được sinh ra từ chính rừng ngập mặn. Khơng chỉ có vậy, lượng vật chất này khi được phân huỷ sẽ là một nguồn thức ăn giàu có cho khu hệ sinh vật đáy, tơm và các loại cá ăn động vật đáy. Nếu ước tính giá trị của chức năng môi trường sinh thái thành tiền theo tổn thất do ô nhiễm môi trường làm chết tôm, cá đột ngột sẽ bằng 25% tổng giá trị các nguồn lợi thuỷ sản trong đầm theo cách tính tốn đã có tại các vùng có rừng ngập mặn [12]. Tại Đồng Rui giá trị này thuộc các cảnh quan: Rtn1, Rtn2, Rtn3, Rtn4,Rtn5Rtn6, Rtn7, Rtn8, Rt2, Rt3. Những cảnh quan này chủ yếu là những cảnh quan rừng ngập mặn chịu ảnh hưởng của thủy triều.

Ƣớc lƣợng giá trị sản xuất vật chất hữu cơ (SXVC)

Giá trị này tương ứng: SXVC = TS2 x 0,25 = 7 985 907.9 x 0,25 ≈1 996 477 (nghìn đồng)

Ngồi ra rừng ngập mặn trong khu vực cảnh quan ĐNN còn là nơi trú ẩn cho các lồi tơm, cua nhất là giai đoạn cịn non khỏi sự truy đuổi của các loại cá dữ như cá vược, cá tráp…đã làm cho hiệu quả ni cao hơn. Có thể nói, rừng ngập mặn đã như “ngôi nhà” an tồn và thuận lợi thu hút được đơng đảo con non đến sinh sống.

Hình 3.5: Rừng ngập mặn Đồng Rui là nơi cư trú của nhiều loại động vật

(ảnh do học viên chụp)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lượng giá kinh tế các cảnh quan khu vực đất ngập nước đồng rui, huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 81 - 85)