Phương pháp nghiên cứu được sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lượng giá kinh tế các cảnh quan khu vực đất ngập nước đồng rui, huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 38 - 41)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.3. Quan điểm, phƣơng pháp và quy trình nghiên cứu

1.3.2. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng

Trong quá trình thực hiện, luận văn đã sử dụng một số phương pháp sau:

1. Phương pháp kế thừa: luận văn kế thừa các tài liệu, tư liệu, kết quả của các

cơng trình nghiên cứu trong nước và quốc tế để khái quát và hệ thống hóa cơ sở lý luận của việc lượng giá kinh tế đất ngập nước. Và một số tài liệu và kết quả đã được nghiên cứu tại khu vực nghiên cứu.

2. Phương pháp chuyên gia: được sử dụng để đánh giá ưu nhược điểm của

một số phương pháp, quy trình lượng giá kinh tế ĐNN đã áp dụng tại Việt Nam; nhận diện và lựa chọn các giá trị kinh tế quan trọng của cảnh quan ĐNN Đồng Rui; xây dựng và hồn thiện các bảng hỏi thu thập thơng tin.

3. Phương pháp điều tra xã hội học: được thực hiện chủ yếu tại hiện trường

nghiên cứu với các đối tượng gồm các cơ sở nuôi trồng thủy sản, người dân, các nhà quản lý nhằm thu thập các dữ liệu đầu vào. Tác giả đã điều tra được 50 phiếu.

4. Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý thống kê: Các biện pháp và quy

trình quản lý sẽ được đề xuất dựa trên những kết quả phân tích và tổng hợp.các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được xử lý bằng phần mềm thống kê MFIT3 và Excel;

5. Phương pháp lượng giá kinh tế: gồm 3 phương pháp chính sau: phương

pháp giá thị trường (MP); phương pháp chi phí thiệt hại tránh được; phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)

a. Phương pháp giá thị trường (MP)

Phương pháp này dùng để đánh giá: giá trị thủy sản (bao gồm khai thác bãi

triều và đánh bắt trong đầm nuôi) và giá trị tồn tại (hay đa dạng sinh học)

Giá trị thuỷ sản khai thác bãi triều (TS1)

Để đánh giá khả năng cung cấp nguồn lợi hải sản của một khu vực này, luận văn đã tiến hành đánh giá như sau:

- Bước 1: Điều tra đại diện số người trên tổng số lượng người đi khai thác - Bước 2: Tính sản lượng khai thác trung bình của 1 người trong năm và tổng sản lượng khai thác của tổng số người trong năm

- Bước 3: Tính tổng doanh thu thuỷ sản trung bình trong 1 năm

Giá trị thuỷ sản đánh bắt trong đầm nuôi (TS2)

Giá trị này được tiến hành như sau:

- Bước 1: Điều tra 1 số cảnh quan đầm nuôi thủy sản trong tổng số cảnh quan đầm nuôi của vùng.

- Bước 2: Tính năng suất đánh bắt được đối với từng loài thủy sản và tổng doanh thu thuỷ sản trong các cảnh quan đầm ni

- Bước 3: Tính tổng chi phí ni thuỷ sản trên 1 ha trong 1 năm

Bao gồm:Chi phí con giống; Chi phí thuê đầm hàng năm; Chi phí tu sửa đầm hàng năm

- Bước 4: Tính giá trị kinh tế trung bình của thuỷ sản trong tồn bộ diện tích cảnh quan đầm ni của vùng trong 1 năm.

Giá trị tồn tại (EV)

Đây là giá trị rất khó đo lường vì giá trị tồn tại bao gồm các đánh giá mang tính chủ quan của mỗi cá nhân. Sự đo lường kinh nghiệm thường được xác định dựa trên sự viện trợ của các tổ chức bảo tồn thiên nhiên trong và ngoài nước.

- Bước 1: Thu thập số liệu về các dự án đầu tư với mục đích bảo tồn tài nguyên thiên nhiên của vùng nghiên cứu trong những năm vừa qua

- Bước 2: Quy đổi dòng tiền của các dự án về thời điểm tính tốn

- Bước 3: Xác định tổng vốn đầu tư trung bình hàng năm cho vùng nghiên cứu

b. Phương pháp chi phí thiệt hại tránh được

Rừng ngập mặn đóng vai trị như một “tấm đệm” chắn sóng có khả năng bảo vệ giảm bớt thiệt hại của bão gây ra cho đê biển, giúp duy trì được tính bền vững của đê. Hiện nay để tính giá trị phịng hộ thiên tai của đê biển, phương pháp được sử dụng phổ biển là chi phí thiệt hại tránh được. Phương pháp này được xây dựng trên giả định là nếu con người phải gánh chịu những chi phí khi một dịch vụ mơi trường nào đó mất đi (chi phí này có thể là những thiệt hại về vật chất có nguyên nhân từ sự mất đi của dịch vụ môi trường hoặc chi phí để phục hồi lại dịch vụ mơi trường đã mất) thì dịch vụ mơi trường sẽ có giá trị nhỏ nhất bằng tổng chi phí mà con người phải chi trả để có dịch vụ tương đương.

Để ước lượng được giá trị phòng hộ đê biển của cảnh quan ĐNN Đồng Rui, luận văn tiến hành thu thập chi phí tu bổ bảo dưỡng thường niên của đê biển trong khoảng thời gian 8 năm trở lại đây. Giá trị phịng hộ đê biển trung bình của một ha RNM được tính như sau:

B = C/S

B: là giá trị phịng hộ trung bình của một ha RNM

C: Tổng chi phí tránh được cho việc tu bổ tuyến đê có RNM bảo vệ S: Tổng diện tích rừng ngập mặn.

c. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)

Phương pháp CVM được dùng để đánh giá: Giá trị lựa chọn (OV) và giá trị

để lại (BV)

Cụ thể áp dụng cho bài nghiên cứu này: Cách tiến hành chung

- Bước 1: Xây dựng bảng hỏi: trong bảng hỏi giả sử sẽ hình thành 2 quỹ:

+ Quỹ 1: Dùng để bảo tồn, khôi phục và phát triển nguồn tài nguyên của cảnh quan rừng ngập mặn nhằm duy trì chúng phục vụ cho nhu cầu sử dụng hiện tại của người dân sống tại Đồng Rui

+ Quỹ 2: Dùng để bảo tồn, khôi phục và phát triển nguồn tài nguyên của cảnh quan rừng nhằm duy trì chúng phục vụ cho nhu cầu sử dụng của thế hệ tương lai sống tại đó

- Bước 2: Tiến hành điều tra thu thập số liệu

Trong phạm vi của đề tài, đối tượng của cuộc điều tra chỉ gồm dân cư của xã Đồng Rui. Thông tin được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp đối với từng hộ gia đình, mỗi gia đình sẽ được điều tra bằng 1 phiếu đại diện.

- Bước 3: Tổng hợp số liệu thu thập được - Bước 4: Ước lượng các hệ số hồi quy

+ Đề tài sử dụng phần mềm MFIT3 để hồi quy số liệu thu thập được, từ đó xác định WTP trung bình của người được phỏng vấn.

+ Xác định giá trị

GT = WTP trung bình x Tổng số hộ dân trong vùng - Bước 5: Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới WTP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lượng giá kinh tế các cảnh quan khu vực đất ngập nước đồng rui, huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)