Giá trị lựa chọn (OV)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lượng giá kinh tế các cảnh quan khu vực đất ngập nước đồng rui, huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 85 - 89)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.3. Giá trị lựa chọn (OV)

Trên thực tế, giá trị lựa chọn khó có thể được đánh giá một cách riêng lẻ. Nó là sự sẵn lòng chi trả (WTP – Willingness To Pay) của một cá nhân để bảo tồn một loại hàng hóa nào đó.

Đây là giá trị rất khó lượng giá được thành tiền, tuy nhiên thông qua WTP của người dân, ta có thể sử dụng phương pháp CVM để xác định mức WTP trung bình cho mục đích bảo tồn nguồn tài nguyên ĐNN Đồng Rui nhằm duy trì và phát triển chúng, phục vụ cho nhu cầu sử dụng hiện tại.

● Cách tiến hành

- Bước 1: Xây dựng bảng hỏi: Trong bảng hỏi, đề tài đã giả sử sẽ hình thành 2 quỹ: + Quỹ 1: Dùng để bảo tồn, khôi phục và phát triển nguồn tài nguyên của cảnh quan ĐNN nhằm duy trì chúng phục vụ cho nhu cầu sử dụng hiện tại của người dân sống tại Đồng Rui

+ Quỹ 2: Dùng để bảo tồn, khôi phục và phát triển nguồn tài nguyên của cảnh quanĐNN nhằm duy trì chúng phục vụ cho nhu cầu sử dụng của thế hệ tương lai sống tại đó

- Bước 2: Tiến hành điều tra thu thập số liệu

Trong phạm vi của đề tài, đối tượng của cuộc điều tra chỉ gồm dân cư của xã Đồng Rui. Thông tin được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp đối với từng hộ gia đình, mỗi gia đình sẽ được điều tra bằng 1 phiếu đại diện.

Mẫu phiếu điều tra được trình bày tại phụ lục. Với 55 phiếu phát ra thì thu về được 55 phiếu và số phiếu hợp lệ là 50 phiếu. Do vậy số mẫu được hồi quy sẽ là 50.

Hình 3.6: Điều tra và phỏng vấn người dân xã Đồng Rui dân xã Đồng Rui

- Bước 3: Tổng hợp số liệu thu thập được - Bước 4: Ước lượng các hệ số hồi quy

+ Đề tài sử dụng phần mềm MFIT3 để hồi quy số liệu thu thập được, từ đó xác định WTP trung bình của người được phỏng vấn.

+ Xác định giá trị

GT = WTP trung bình x Tổng số hộ dân trong vùng - Bước 5: Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới WTP

Ước lượng giá trị (OV)

Sau khi tiến hành điều tra, ta có: Trong số những người được phỏng vấn có 8% khơng sẵn lịng chi trả cho quỹ bảo tồn tài nguyên thiên nhiên nhằm duy trì chúng phục vụ cho sử dụng ở hiện tại. Tuy nhiên những người không sẵn lịng chi trả khơng có nghĩa là họ khơng nhận thức được vai trị của cảnh quan ĐNN. Lý do khơng đóng góp của họ là họ cho rằng số tiền của họ sẽ bị sử dụng lãng phí và sẽ không kịp để phục hồi được tài nguyên để sử dụng ở hiện tại.

Đối với hộ sẵn lòng chi trả, mức WTP được lựa chọn nhiều nhất là 40.000 đồng chiếm tỷ lệ 40%. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.8: Mức sẵn lòng chi trả của ngƣời dân cho quỹ 1 WTP (nghìn đồng) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) 0 20 40 60 80 100 200 4 14 20 6 2 2 2 8% 28 % 40 % 12 % 4 % 4 % 4 %

● Xây dựng mơ hình hồi quy mức sẵn lịng chi trả cho quỹ 1 (WTP1)

Mơ hình hồi quy có dạng như sau: WTP1 = β1 + ∑βjXji + ui

Trong đó:

i: chỉ số quan sát j: chỉ số của các biến β1: hệ số chặn

βj: hệ số hồi quy của biến trong mơ hình Xji: giá trị của quan sát thứ i

ui: yếu tố ngẫu nhiên

Các biến có thể ảnh hưởng tới WTP1 trong đề tài này là: tuổi (T), giới tính (GT), trình độ học vấn (HV), nghề nghiệp (NN), thu nhập (TN). Như vậy mơ hình có thể được viết như sau:

WTP1 = β1 + β2Ti + β3GTi + β4HVi + β5NNi + β6TNi + ui (*)

Trong các biến có ảnh hưởng đến WTP có 3 biến là biến chất lượng, đó là : giới tính (GT), trình độ học vấn (HV), nghề nghiệp (NN). Để lượng hóa được biến chất lượng, trong phân tích hồi quy người ta sử dụng biến giả.Biến giả được sử dụng trong mơ hình hồi quy giống như biến số lượng thơng thường. Các biến được đưa vào trong mơ hình như sau:

+ GTi = 1 nếu người trả lời phỏng vấn là nam hoặc: 0 nếu người trả lời phỏng vấn là nữ

+ HVi = 0 nếu người trả lời phỏng vấn có trình độ từ cấp 2 trở xuống hoặc: 1 nếu người trả lời phỏng vấn có trình độ hết cấp 3

hoặc: 2 nếu người trả lời phỏng vấn có trình độ từ cao đẳng trở lên

+ NNi = 1 nếu người trả lời phỏng vấn có nghề nghiệp liên quan đến nguồn lợi của rừng

hoặc: 0 nếu người trả lời phỏng vấn có nghề nghiệp không liên quan đến nguồn lợi của rừng.

● Ước lượng các hệ số hồi quy

Dùng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS) để hồi quy các hệ số trong phương trình (*). Đề tài sử dụng phần mềm MFIT3 để ước lượng (Kết quả đã được trình bày ở phần Phụ lục 2)

Vậy mơ hình hồi quy thu được là:

WTP1 = -30.13 - 0.32T + 3.33GT + 8.95 HV + 11.87 NN + 0,028 TN (nghìn đồng) Qua bảng hồi quy trên có được WTP1 trung bình là 44 000 (đồng).

Vậy tại thời điểm phỏng vấn giá trị lựa chọn của cảnh quan ĐNN Đồng Rui là:

OV = WTP1 trung bình x Tổng số hộ dân trong vùng

= 44 000 x 750 = 33 000 000 (đồng) = 33 000 (nghìn đồng)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lượng giá kinh tế các cảnh quan khu vực đất ngập nước đồng rui, huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)