Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lượng giá kinh tế các cảnh quan khu vực đất ngập nước đồng rui, huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 55 - 60)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội ảnh hƣởng thành tạo cảnh quan và kha

2.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

a. Dân cư và cơ cấu ngành nghề

Dân cư và nguồn lao động

Năm 2016,xã Đồng Rui có 4 thơn, đó là các thơn: thơn Thượng, thôn Hạ, thôn Trung và thôn Bốn. Theo số liệu thống kê của UBND xã Đồng Rui thì tính đến cuối năm 2016, xã Đồng Rui có 752 hộ với 2784 khẩu, trong đó 1276 nữ và 1508 nam (UBND xã Đồng Rui, 2016) [37].

Bảng 2.3: Tình hình dân số xã Đồng Rui năm 2016

Số TT Thôn Tổng hộ Tổng khẩu Nam Nữ

1 Thôn Thượng 214 854 439 415 2 Thôn Trung 215 786 399 387 3 Thôn Hạ 148 517 278 239 4 Thôn Bốn 175 627 392 235 Toàn xã 752 2.784 1.508 1.276

(Nguồn: UBND xã Đồng Rui, 2016)

Huyện Tiên Yên có 9 dân tộc sinh sống là Kinh, Tày, Dao, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa, Cao Lan, Thái, Nùng. Ở xã Đồng Rui hiện nay có 5 dân tộc sinh sống gồm dân tộc Kinh, Tày, Dao, Sán Chỉ và Hoa, trong đó chủ yếu là người dân tộc Kinh.

Lao động trong độ tuổi: 1.429 người chiếm 58,6% tổng số nhân khẩu tồn xã. Trongđó chủ yếu là lao động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp: 647 người chiếm 86%, lao động trong các ngành thương mại, dịch vụ: 105 người chiếm 14%, lao động trong các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp xây dựng: 200 người chiếm 14%. Hầu hết các lao động chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, số lao động đã qua đào tạo nghiệp vụ là 395 người, tỷ lệ lao động thiếu việc làm là 10%.

Sinh kế và cơ cấu ngành nghề

Người dân xã Đồng Rui sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp và đánh bắt thủy hải sản.Số hộ làm nông nghiệp rất lớn, 647 hộ (chiếm 86% số hộ trong xã). Đặc biệt, thơn Bốn có 100% số hộ làm nông nghiệp. Tổng số hộ nuôi trồng thủy sản trong xã hiện nay có 31 hộ. Ngồi làm nơng nghiệp, một số ít hộ cịn bn bán và

làm dịch vụ. Tuy nhiên, hầu hết các hộ trong xã đều có người tham gia khai thác thủy hải sản tự nhiên.

Bảng 2.4: Cơ cấu nhóm nghề nghiệp xã Đồng Rui

Nhóm nghề nghiệp Số hộ Phần trăm số hộ

Nông nghiệp-Ngư nghiệp 647 86% Thương mại-dịch vụ 105 14%

(Nguồn: UBND xã Đồng Rui, 2016)

Nam thanh niên của xã đi làm thợ mỏ tại các mỏ than trong tỉnh (hiện nay khoảng 60 người, chiếm 2% dân số xã) có thu nhập khá cao, trung bình khoảng 8 - 9 triệu đồng/người/tháng. Số hộ có người đi làm ăn xa cũng tương đối lớn, đây cũng là một nguồn thu nhập bổ sung của một số hộ gia đình.

Bảng 2.5: Cơ cấu các lĩnh vực nghề nghiệp xã Đồng Rui

Lĩnh vực Số hộ Phần trăm số hộ

Trồng trọt - Đánh bắt thủy hải sản 616 82% NTTS – Chăn nuôi 31 4%

Kinh doanh 105 14%

(Nguồn: UBND xã Đồng Rui, 2016)

b. Các hoạt động nhân sinh ảnh hưởng đến thành tạo cảnh quan

Con người vừa là nhân tố thành tạo cảnh quan vừa là nhân tố tác động làm biến đổi cảnh quan. Ngày nay, hầu hết các cảnh quan tự nhiên trên lãnh thổ khu vực ĐNN Đồng Rui đều có sự can thiệp của bàn tay con người ở các mức độ theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực. Kết quả có thể vẫn giữ được tính chất đặc trưng của cảnh quan cũ hoặc hình thành nên cảnh quan mới (cảnh quan nhân sinh). Điều này thể hiện rất rõ qua hiện trạng sử dụng đất của khu vực nghiên cứu.

Theo bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 (tỉnh Quảng Ninh) xã Đồng Rui có diện tích 4910,12708 ha với 8 loại hình chính: ni trồng thủy sản (NTS) 560.34217 ha, đất ở nông thôn (ONT) 22.61019ha, trồng lúa (LUC) 271.35601 và rừng phòng hộ (RPH) 2287.85503 ha, đất sơng ngịi-kênh rạch (SON) 1153.29813 ha, đất có mặt nước chuyên dùng (MNC) 115.8729ha, đất chưa sử dụng (CSD) 442.61743ha, còn lại là đất khác 56.17522ha. (Bảng 2.6)

Bảng 2.6: Cơ cấu các loại hình sử dụng đất xã Đồng Rui 2015 Loại hình sử dụng đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Loại hình sử dụng đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

NTTS 560.342 11.41196879 ONT 22.6102 0.46048075 SXN 271.356 5.526455947 RPH 2287.86 46.5946195 SON 1153.3 23.48815237 MNC 115.873 2.359875786 CDS 442.617 9.0143783 PNK 56.1752 1.144068556 Tổng 4910.12708 100

(Nguồn: UBND xã Đồng Rui, 2016)

Các hoạt động có vai trị tác động đến sự thành tạo cảnh quan của khu vực Đồng Rui:

- Hoạt động sản xuất nông nghiệp: Hoạt động nông nghiệp diễn ra ở những

khu vực nằm trong đê bao là chủ yếu. Gồm 2 hoạt động là trồng trọt và chăn nuôi. Cây trồng chủ yếu là lúa và một số hoa màu: khoai lang vàng (đặc sản của vùng), ngô, lạc, các loại rau xanh….năng suất lương thực trung bình khoảng 40 tạ/ha. Chăn ni chủ yếu là trâu bị, lợn, dê, gia cầm, đặc biệt là vịt biển có giá trị kinh tế cao. Nhìn chung các nơng sản chưa có tính sản xuất chun môn cao phục vụ chăn nuôi và nhu cầu lương thực thực phẩm của người dân là chủ yếu.

- Hoạt động phát triển lâm nghiệp: diện tích đất lâm nghiệp rất lớn chiếm

46,59% (2016) gần một nửa diện tích tồn xã. Trong đó diện tích rừng được sử dụng phịng hộ là chủ yếu. Rừng tự nhiên có thành phần lồi rất đa dạng và phong phú như: sú, trang, đâng, vẹt, mắm, cóc, giá, rang, vọng cảnh, ơ rơ…Ngồi ý nghĩa kinh tế bảo vệ đất, phòng hộ thiên tai, điều hịa khơng khí thì rừng cịn là nơi trú ngụ của rất nhiều lồi thủy hải sản có giá trị.

- Hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy sản: diện tích đất ni trồng thủy sản

là 23,49% bằng một nửa diện tích rừng và bằng 0,24 lần với diện tích tồn xã. Lúc đầu chỉ có hơn chục hộ ni với diện tích đầm to nhất là 150 ha, còn bé nhất là 2 ha. Đến nay có khoảng 31 hộ ni, với các loại: tơm sú, tơm thẻ chân trắng. Bên cạnh đó là hoạt động đánh bắt thủy sản của người dân trên bãi triều. Hoạt động này diễn ra phổ biến hàng ngày và đây là nguồn sống của nhân dân địa phương

- Hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng: Đó là các hoạt động gắn với chương

trình nơng thơn mới: xây dựng hệ thống đê bao, đường giao thông, mương dẫn nước, các cơng trình trụ sở cơ quan, các cơ sở tơn giáo tín ngưỡng.

- Hoạt động phát triển thương mại và dịch vụ: Các hoạt động dịch vụ đã đáp

ứng nhu cầu sinh hoạt, vận tải hàng hóa của nhân dân trên địa bàn xã với 97 hộ kinh doanh thường xuyên và bn bán nhỏ, 04 tổ dịch vụ phân bón cộng đồng, 01 tổ dịch vụ thu gom rác thải, 03 doanh nghiệp, 2 xưởng mộc, 18 xe ô tô, 23 thuyền máy, 9 máy xay xát, 53 máy cày, 7 máy tuốt lúa…Doanh thu từ các hoạt động thương mại, dịch vụ ước đạt 7 tỷ đồng. Các hoạt động thương mại dịch vụ ngày càng phát triển, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của nhân dân.

Hình 2.4: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Đồng Rui

Nguồn: Dự án Thành lập khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui 2016-2017

Người biên tập: Dương Phúc Thưởng Cán bộ hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Cao Huần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lượng giá kinh tế các cảnh quan khu vực đất ngập nước đồng rui, huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)