Hệ thống đơn vị phân loại cảnh quan xã Đồng Rui

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lượng giá kinh tế các cảnh quan khu vực đất ngập nước đồng rui, huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 60 - 70)

STT Cấp đơn vị Dấu hiệu

1 Loại cảnh quan

- Sự kết hợp các thực vật ưu thế với loại đất chủ yếu, cùng chịu sự tác động của con người

- Khu vực nghiên cứu có 2 loại cảnh quan

2 Nhóm dạng cảnh quan

- Tổ hợp các dạng cảnh quan theo nguồn gốc phát sinh.

- Khu vực nghiên cứu có 5 nhóm dạng cảnh quan.

3 Dạng cảnh quan

- Sự kết hợp các quần xã thực vật ưu thế trong điều kiện đồng nhất về thổ nhưỡng/trầm tích bề mặt và mức độ ngập triều.

- Khu vực nghiên cứu được chi thành 20 dạng cảnh quan

Loại cảnh quan: đơn vị lớn nhất của khu vực nghiên cứu, đặc trưng sự kết

hợp thống nhất của thảm thực vật chiếm ưu thế với loại đất chủ yếu, cùng chịu sự tác động của con người và bao gồm tập hợp các dạng cảnh quan chính.

Nhóm dạng cảnh quan: đơn vị phân loại dưới loại cảnh quan, là tổ hợp các

dạng cảnh quan theo nguồn gốc phát sinh.

Dạng cảnh quan: đơn vị phân loại nhỏ nhất của khu vực nghiên cứu. Dạng

cảnh quan là sự kết hợp các quần xã thực vật ưu thế trong điều kiện đồng nhất về thổ nhưỡng/trầm tích bề mặt và mức độ ngập triều.

2.2.2. Đặc điểm và sự phân bố các đơn vị phân loại cảnh quan

Trong phạm vi lãnh thổ xã Đồng Rui có 2 loại cảnh quan, 5 nhóm dạng cảnh quan và 20 dạng cảnh quan.

a. Loại cảnh quan

Cảnh quan nông nghiệp và quần cư nơng thơn trên địa hình bậc thềm tích tụ

do biển với đất phù sa glây

Đặc điểm: Độ cao địa hình của loại CQ này trung bình 1-6m, thuộc kiểu địa

hình thềm biển tích tụ tuổi Holocen giữa và Holocen muộn với đất phù sa glay không được bồi hàng năm do không chịu tác động của thủy triều bởi nằm trong đê ngăn mặn.

Phân bố: Loại cảnh quan này phân bố trên phần đất nổi ở phần trung tâm của

xã, dọc theo chiều dài của xã.

Cảnh quan rừng ngập mặn trên bãi triều ngập nước thủy triều:

Đặc điểm: loại cảnh quan này thuộc kiểu địa hình bờ biển hiện đại bãi triều

cao và bãi triều thấp, chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều, hình thành nên đất mặn sú, vẹt, đước.

Phân bố: Loại cảnh quan này phân bố bên ngồi cảnh quan nơng nghiệp và

quần cư nông thơn trên địa hình bậc thềm tích tụ do biển với đất phù sa glây, chiếm phần diện tích rộng lớn trên tồn xã.

b. Nhóm dạng cảnh quan:

1. Nhóm dạng cảnh quan đồi sót trên đá sét và bột kết với thảm cây bụi ưu thế.

Đặc điểm: thuộc kiểu địa hình đồi sót bóc mịn-tích tụ, độ cao địa hình từ 10-

21m, trên đất nâu tím trên đá sét màu tím, khơng ngập nước và không chịu ảnh hưởng của chế độ triều.

Phân bố: rải rác ở rìa ngồi của xã, tuy nhiên được tập trung nhiều nhất ở các

đảo phía đơng và phần rìa ngồi phía tây nam và phía bắc của xã.

Gồm có 3 dạng cảnh quan: rừng trồng (Rt1) và cây bụi (Cb1, Cb2).

1. Dạng cảnh quan Rt1trên các đồi núi sót, thành phần cát bột kết màu nâu tím, đất màu nâu tím. Dạng cảnh quan này hiện đang được sử dụng trồng rừng (keo).

2. Dạng cảnh quan Cb1 trên các đồi núi sót, thành phần cát bột kết màu nâu tím, đất màu nâu tím. Dạng cảnh quan này chỉ có cây bụi mọc, phân bố phía bắc và đông của khu vực nghiên cứu.

3. Dạng cảnh quan Cb2 trên đất mặn nhiều, phân bố ở phía tây bắc

2. Nhóm dạng cảnh quan thềm tích tụ do biển với thảm thực vật nơng nghiệp chiếm ưu thế

Đặc điểm: có độ cao địa hình từ 1-6m, thuộc kiểu địa hình thềm biển tích tụ

tuổi Holocen giữa và Holocen muộn, trên đất phù sa glay trên nền mẫu chất cát, sạn, bột sét xám, xám trắng, xám vàng và không bị ngập nước.

Gồm có 4 dạng cảnh quan: Ln, D2, Qc1, Qc2.

4. Dạng cảnh quan lúa và hoa màu (Ln) trên thềm biển tích tụ Holocen muộn, đất phù sa glây, thành phần cát hạt mịn vừa màu xám, xám trắng. Dạng này phân bố chủ yếu ở trong đê bao nằm sát khu dân cư và các hồ nước ngọt, hiện đang được sử dụng trồng lúa hai vụ và các cây hoa màu xen canh.

5. Dạng cảnh quan D2 gồm ba hồ nước ngọt của bốn thơn trên thềm biển tích tụ Holocen muộn, đất phù sa glây, thành phần cát hạt mịn vừa màu xám, xám trắng phục vụ cho điều tiết nước sản xuất và nuôi thả vịt, thủy sản.

6. Dạng cảnh quan Qc1: quần cư trên thềm biển tích tụ Holocen giữa, đất phù sa glây, thành phần Cát, sạn, bột sét xám vàng. Dân cư các thôn Thượng, Trung, Hạ chủ yếu là người kinh.

7. Dạng cảnh quan Qc2: quần cư trên thềm biển tích tụ Holocen muộn, đất phù sa glây, thành phần cát hạt mịn vừa màu xám, xám trắng. Dân cư các thơn Bốn, có khu giành riêng cho người dân tộc.

3. Nhóm dạng cảnh quan bãi triều cao với thảm rừng ngập mặn chiếm ưu thế.

Đặc điểm: nằm trên độ cao địa hình từ 0,2-3m, thuộc kiểu địa hình bãi triều

cao, trên nền mẫu chất cát, sạn, bùn, sét, hình thành đất mặn sú, vẹt, đâng.

Phân bố: bên ngồi nhóm cảnh quan trên địa hình nhân sinh, bao bọc nhóm

dạng cảnh quan bên trong nó.

Có 10 dạng cảnh quan: Rt2, Rt3, Rtn1, Rtn2, Rtn3, Rtn4, Rtn5, Rtn6, Rtn7, Rtn8.

 Dạng cảnh quan Rt2, Rt3, Rtn1 trên đất mặn sú, vẹt, đước; thành phần cát sạn bùn, sét thuộc địa hình bãi triều cao. Dạng cảnh quan này ngập triều mức <1,7m chỉ chịu ảnh hưởng khi triều cao.

8. Dạng cảnh quan Rt2 là cảnh quan rừng nhân tạo (trồng trang) trên các đầm ni bỏ hoang phía đơng và tây bắc của xã tập trung khu thôn Hạ và thôn Bốn.

9. Dạng cảnh quan Rt3 là cảnh quan rừng nhân tạo (trồng trang, đâng) chủ yếu mũi bắc và phía đơng bắc của xã, trên một số đầm bỏ hoang và sát mép nước.

10. Dạng cảnh quan Rtn1 là cảnh quan rừng tự nhiên với quần xã mắm, trang, vẹt dù, phân bố chủ yếu sát mép nước, lạch triều phía đơng của xã.

 Dạng cảnh quan Rtn2, Rtn3, Rtn4, Rtn5 đặc trưng quần xã (sú, vẹt, đâng) trên đất mặn thành phần cát sạn bùn, sét thuộc địa hình bãi triều cao. Dạng cảnh quan này ngập triều từ 1,7 đến 2,1m chịu mức triều trung bình .

11. Dạng cảnh quan Rtn2 là cảnh quan rừng đặc trưng quần xã (đâng, vẹt dù) phân bố ở mũi phía bắc và phía đơng của xã, nằm sát mép nước.

12. Dạng cảnh quan Rtn3 là cảnh quan rừng đặc trưng quần xã (đâng, mắm, vẹt dù, trang) phân bố phía đơng bắc và đơng nam của xã.

13. Dạng cảnh quan Rtn4 là cảnh quan rừng tự nhiên đặc trưng bởi quần xã (mắm, sú, vẹt dù, đâng), phân bố phía rìa ngồi cùng, men theo lạch triều phía đơng và sát chân đê.

14. Dạng cảnh quan rừng Rtn5 là cảnh quan rừng tự nhiên đặc trưng bởi quần xã (sú, trang, vẹt dù, đâng), phân bố chủ yếu ở phía nam của xã, gần các đồi núi sót, hoặc men theo lạch triều phía tây và tây nam của xã.

 Dạng cảnh quan Rtn6, Rtn7, Rtn8 đặc trưng bởi quần xã (sú, vẹt, đâng) trên đất mặn; thành phần cát sạn bùn, sét thuộc địa hình bãi triều cao, mực triều cao.

15. Dạng cảnh quan Rtn6 là cảnh quan rừng tự nhiên đặc trưng bởi quần xã (trang, đâng) diện tích nhỏ phân bố phía bắc của xã.

16. Dạng cảnh quan Rtn7 là cảnh quan rừng tự nhiên đặc trưng bởi quần xã (mắm, sú); phân bố xung quanh xã, sát mép nước.

17. Dạng cảnh quan Rtn8 là cảnh quan rừng tự nhiên đặc trưng quần xã (mắm, sú, vẹt dù, trang); phân bố ở phía đơng nam bao bọc bởi nhiều đầm ni.

4. Nhóm dạng cảnh quan bãi triều thấp với quần xã sinh vật thủy sinh chiếm ưu thế

Đặc điểm: nằm trên độ cao địa hình <0,2m, thuộc kiểu địa hình bãi triều thấp

trên nền mẫu chất cát, bùn loãng, chịu ảnh hưởng mạnh bởi chế độ ngập triều, độ sâu ngập triều >2,6m

Phân bố: phân bố phần rìa ngồi, sát mép nước ở tất cả các phía của xã.

Nhóm dạng CQ này có 1 dạng cảnh quan là bãi bồi trên trên bãi triều thấp, độ sâu ngập triều >2,6m

18. Dạng cảnh quan bãi bồi (Bb) khơng có thảm thực vật chỉ có các lồi thủy sinh, là nơi phục vụ mục đích đánh bắt của con người.

5. Nhóm dạng cảnh quan đầm ni thủy sản trên địa hình nhân sinh

Đặc điểm: nằm trên độ cao địa hình từ 0,2-3m, thuộc kiểu địa hình thềm biển

tích tụ tuổi Holocen muộn, trên nền mẫu chất cát hạt mịn vừa màu xám, xám trắng hình thành đất phù sa glay hoặc bãi triều cao trên nền mẫu chất cát, sạn, bùn sét hình thành đất mặn sú, vẹt, đước.

Phân bố: phân bố rải rác sát theo đê ngăn mặn cả trong và ngoài đê với những khoanh vi lớn nhỏ khác nhau

Gồm 2 dạng D1, D3:

19. Dạng cảnh quan đầm NTTS nước ngọt trên thềm biển tích tụ Holocen muộn, đất phù sa glây, thành phần cát hạt mịn vừa màu xám, xám trắng. Dạng này chủ yếu là các đầm trong đê người dân thả thủy hải sản như tôm, cá.

20. Dạng cảnh quan đầm NTTS nước mặn trên bãi triều cao, mức độ ngập triều <1,7m.

Hình 2.5: Bản đồ cảnh quan khu vực đất ngập nước Đồng Rui

Nguồn: Dự án Thành lập khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui 2016-2017

Người biên tập: Dương Phúc Thưởng Cán bộ hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Cao Huần

Nước mặn

10 - 21 Sườn bóc mịn tích

tụ trên các đồi núi

Cát bột kết màu nâu tím Fe Rt1 Cb1 Pg Qc1 Mn Cb2 1 - 3 Thềm biển tích tụ Holocen muộn Cát hạt mịn vừa màu xám, xám trắng Pg Qc2 D1 D2 Ln <1,7 D3 Rt3 Rtn1 1,7 - 2,1 Rtn2 Rtn3 Rtn4 Rtn5 2,2 - 2,6 Rtn6 Rtn7 Rtn8

<0,2 >2,6 Bãi triều thấp Bùn loãng

Mm

Đất mặn nhiều Đất mặn sú, vẹt, đước

Đất nâu tím trên đá sét màu tím Đất phù sa glay Kí hiệu Fe Pg Mn Tên đất Khai thác thủy hải sản

Bảng chú giải bản đồ cảnh quan xã Đồng Rui

Đầm NTTS nước ngọt Hồ nước ngọt Lúa và hoa màu Đầm NTTS nước mặn Nước ngọt

Ngập nước có điều tiết

Quần cư Mắm, Sú Mắm, Sú, Vẹt dù, Trang Rừng trồng Rừng tự nhiên Ngập nước theo thủy triều

Đâng, Mắm, Vẹt dù, Trang Đâng, Vẹt dù Mắm, Sú, Vẹt dù, Đâng Sú, Trang, Vẹt dù, Đâng Trang, Đâng Khí hậu Rừng trồng Keo Cây bụi Độ cao (m) Độ sâu ngập triều (m) Địa hình Mẫu chất Chế điều

tiết nước Khơng ngập nước

Nhiệt đới gió mùa, mùa đơng lạnh khơ, mùa hè nóng ẩm; Nhiệt độ trung bình 22,4ͦC Tmax (tháng 7, 8): 28 - 29ͦC; Tmin (tháng 1, 2): 12 -15ͦC Lượng mưa: 2200 -2400 mm. Ngập nước thường xuyên Trang Trang, Đâng Mắm, Trang, Vẹt dù Mm

0,2 - 3 Bãi triều cao Cát sạn bùn, sét

Thềm biển tích tụ tuổi Holocen giữa

Cát, sạn, bột sét xám vàng 3 - 6 Loại hình SDĐ Đất Nền tảng nhiệt ẩm và các loại hình sử dụng đất Nền tảng rắn và dinh dưỡng đất Rt2 Bb

2.3. Hiện trạng khai thác, sử dụng các cảnh quan khu vực đất ngập nƣớc Đồng Rui Rui

Dựa trên đặc điểm và sự phân bố của các đơn vị cảnh quan ĐNN Đồng Rui, luận văn sẽ đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng theo từng nhóm dạng cảnh quan:

1. Nhóm dạng cảnh quan bãi triều thấp với quần xã sinh vật thủy sinh chiếm ưu thế

Nhóm dạng này phân bố phần ở rìa ngồi, sát mép nước ở tất cả các phía của lãnh thổ. Trong nhóm dạng cảnh quan này, có 1 dạng cảnh quan chính là cảnh quan bãi bồi trên trên bãi triều thấp, độ sâu ngập triều >2,6m. Dạng cảnh quan bãi bồi (Bb) khơng có thảm thực vật, mà chỉ có các loài thủy sinh, là nơi phục vụ hoạt động đánh bắt của con người. Hàng ngày người dân của xã Đồng Rui thường ra các bãi triều để khai thác nhiều loại thủy sản có giá trị.

Đối tượng khai thác rất đa dạng: gồm các loại cá, tôm, vạng, ngán, sâu đất (cịn gọi là bơng thùa), sá sùng, bạch tuộc, hà, ốc các loại v.v... Trong số các sản phẩm đó thì tơm, cá, ngán, sá sùng, ốc đĩa… là những lồi có giá trị kinh tế cao.

Số lượng người đi khai thác trung bình: có 1 hoặc 2 người/hộ gia đình. Thời gian khai thác các sản phẩm trên tùy thuộc vào con nước (thủy triều). Trung bình người dân đi khai thác 10 ngày/tháng. Khối lượng khai thác không ổn định, trung bình mỗi ngày một người khoảng vài kg tùy từng loại.

Việc khai thác đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân nơi đây vì hầu như họ không mất nhiều tiền đầu tư ban đầu. Chính vì vậy, người dân rất tích cực đi khai thác thường xuyên. Sau khi khai thác, các sản phẩm được bán cho các tư thương thu mua lẻ trên bãi hoặc bán tại các điểm thu mua sau khi đi bãi về.

Hình 2.7: Hoạt động khai thác thủy sản bãi triều (ảnh tác giả chụp tháng 6/2016) 2. Nhóm dạng cảnh quan bãi triều cao với thảm rừng ngập mặn chiếm ưu thế. 2. Nhóm dạng cảnh quan bãi triều cao với thảm rừng ngập mặn chiếm ưu thế.

Nhóm dạng này có 10 dạng cảnh quan: Rt2, Rt3, Rtn1, Rtn2, Rtn3, Rtn4, Rtn5, Rtn6, Rtn7, Rtn8. Trong đó, diện tích rừng trồng được hiện diên trên dạng cảnh quan (Rt2, Rt3). Còn lại là rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ của xã. Trữ lượng và chất lượng rừng có sự biến động theo thời gian.

Trước năm 1975, RNM xã Đồng Rui có diện tích khoảng 3.000 ha chủ yếu là rừng tự nhiên. Từ năm 1992, huyện Tiên Yên và xã Đồng Rui đã cấp 1500 ha diện tích đất rừng ngập mặn cho các hộ dân trong xã và các chủ đầm đầu tư, khoanh nuôi tạo nên những ô đầm nuôi trồng thủy sản, chuyển thành vùng nuôi tôm. Tuy nhiên việc chuyển đổi này đã không đem lại những hiệu quả như mong đợi của người dân.

Trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến năm 2000, lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy sản chỉ phát huy hiệu quả tốt trong 3-4 năm đầu tiên. Do thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý và hạn chế trong tư duy sản xuất nên diện tích đất rừng ngập mặn đã bị tàn phá nặng nề. Hơn nữa, trong q trình ni trồng và khai thác thủy sản, người dân đưa hóa chất vào để xử lý, diệt tảo, tẩy rửa và cải tạo đầm. Tất cả những loại hóa chất độc hại này khơng được xử lý theo quy trình chuẩn đã khiến tồn bộ diện tích rừng ngập mặn (khoảng 1500 ha) để ni trồng

thủy sản không phát huy được hiệu quả, tác động xấu đến môi cũng như làm ảnh hưởng rất lớn tới kinh tế thủy sản của địa phương.

Từ năm 2000, chính quyền xã Đồng Rui đã có những điều chỉnh trong chính sách, thực hiện kêu gọi một số dự án đầu tư của Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ để khơi phục, trồng phục hồi lại diện tích rừng ngập mặn đã bị phá hủy. Trong số đó, phải kể đến các dự án của tổ chức KVT (Hà Lan), ACTMANG (Nhật Bản), Trung tâm nghiên cứu tài nguyên môi trường (Đại học quốc gia Hà Nội), Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc UNDP... Mục tiêu của những dự án này nhằm nâng cao ý thức của người dân về công tác khôi phục và bảo vệ rừng ngập mặn, duy trì hệ sinh thái biển. Cùng với sự hỗ trợ của các dự án phục hồi rừng ngập mặn trong và ngoài nước, xã Đồng Rui cũng bắt đầu trồng rừng ngập mặn trở lại. Đặc biệt từ năm 2005 trở lại đây, Đồng Rui đẩy mạnh mơ hình quản lý rừng cộng đồng, giao diện tích rừng cụ thể về cho từng thơn trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác nên nhận thức của người dân về giá trị rừng ngập mặn được nâng lên, khơng ai cịn chặt phá rừng ngập mặn nữa mà ngược lại rất tích cực chung tay giữ rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lượng giá kinh tế các cảnh quan khu vực đất ngập nước đồng rui, huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 60 - 70)