Tài nguyên du lịch tự nhiên Khí hậu

Một phần của tài liệu Tài liệu hội thảo (Trang 37 - 38)

3. Nội dung nghiên cứu 1 Tài nguyên du lịch

3.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên Khí hậu

Khí hậu

Tọa lạc tại khu vực miền Tây Nam Bộ, Cần Đước sở hữu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đặc trưng của vùng. Cần Đước mang sắc thái chung của khí hậu Đồng bằng Sơng Cửu Long với hai mùa: mùa mưa và mùa khô, đồng thời chịu ảnh hưởng thời tiết vùng cận biển:

- Nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiệt độ trung bình trên địa bàn xấp xỉ 27 độ C; ẩm độ bình quân 79 % và chênh lệch cao giữa mùa khô và mùa mưa (20 % - 90 % ). Số giờ nắng bình quân 2.700 giờ / năm.

- Chế độ mưa: mùa mưa thường từ tháng 4 AL đến tháng 11 AL, lượng mưa bình quân khoảng1600 mm/năm, trong tháng 9-10 lượng mưa rất lớn, trùng với thời điểm lũ cao gây ra hiện tượng ngập lụt trong vùng. Giữa mùa mưa có hiện tượng hạn kéo dài khoảng 15 ngày trong tháng 7 hoặc tháng 8 (gọi là hạn Bà Chằng).

- Chế độ gió: Cần Đước chịu ảnh hưởng chế độ gió mùa, cũng thay đổi theo 2 mùa rõ rệt. Gió mùa Đơng Bắc vào mùa khơ, với tốc độ trung bình 5 – 7m/giây. Gió mùa Tây Nam vào mùa mưa, tốc độ trung bình 3,2m/giây. Cần Đước ít có bão, đơi khi do ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới có mưa lớn xảy ra. (Cổng thông tin điện tử huyện Cần Đước).

Những thuận lợi về mặt khí hậu cho phép du lịch địa bàn huyện Cần Đước và phát triển. Trên nền khí hậu khơng q khắc nghiệt, du khách có thể trải nghiệm các hoạt động du lịch một cách thoải mái. Chính vì vậy, địa bàn này có thể tổ chức các hoạt động du lịch quanh năm, ít chịu ảnh hưởng bởi tính mùa vụ, đặc biệt là các hoạt động tham quan, khám phá. (M.B.G Martín, 2005)

Cảnh quan sơng nước

Sơng nước là một tài nguyên du lịch lớn, cung cấp các trải nghiệm ngoạn mục về mặt giải trí, giao thơng, ý thức về di sản, phiêu lưu, và là mối liên kết giữa môi trường và thế giới tự nhiên. (B Prideaux, M Cooper, 2009).

Hệ thống sơng ngịi, kênh rạch trên địa bàn nghiên cứu khá dày đặc với nhiều tuyến đường sông như sông Vàm Cỏ Đông, sông Cần Đước; các rạch nhỏ như rạch Chợ Đào,

36

kênh Nước Mặn… không những tạo cảnh quan sông nước độc đáo mà cịn góp phần mở ra cơ hội phát triển cho loại hình du lịch đường sơng, một trong những loại hình du lịch thu hút rất nhiều du khách, đặc biệt là du khách quốc tế trong giai đoạn hiện nay. (Cổng thông tin điện tử huyện Cần Đước)

Đến với Cần Đước qua hệ thống đường sông, du khách có thể hịa mình vào một không gian rất riêng, rất độc đáo của vùng thơn q với góc nhìn của những “lãng khách thương hồ” ngày xưa.

Sinh vật

Hệ thực vật phong phú và đặc trưng với các loài nước mặn (các loại bần, đước và mắm), nước lợ (bình bát, chà là) và nước ngọt (dừa nước và các loại cây ăn quả). Các thảm thực vật kể trên tạo ra cảnh quan hỗn hợp đặc trưng, góp phần tăng mức độ thu hút du khách về mặt du lịch.

Hệ động vật phong phú với các loài chim nước (le le, cị, diệc...), các lồi động vật nước lợ (tôm sú, tôm càng xanh, tôm thẻ chân trắng...), đặc biệt là các loại có giá trị cao như bạch tuộc rừng, các loại cá như cá măng, cá vược... Ngoài ra, các loài thủy sản nước ngọt cũng góp phần tạo nên sự đa dạng trong thành phần loài của địa phương (các loài cá nước ngọt như cá tai tượng, cá điêu hồng... và các loại cua, tôm, hải sản nước ngọt khác).

Sự phong phú về động vật và thực vật tạo nên sức hấp dẫn đối với khách du lịch, tạo nên tính độc đáo của địa bàn về mặt sinh vật, góp phần rất lớn trong việc phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu Tài liệu hội thảo (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)