Nhu cầu du lịch của du khách

Một phần của tài liệu Tài liệu hội thảo (Trang 116 - 119)

III. KHUYẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG NGHIỆP TỪ CÂY DỪA BẾN TRE

2. Nhu cầu du lịch của du khách

21

115

Theo đánh giá của chiến lược tiếp thị du lịch ASEAN (ATSM) giai đoạn 2017 – 2020, mong đợi của du khách ngày càng thay đổi. Với nguồn thông tin được mở rộng và đầy đủ, du khách có thể xác định và yêu cầu chọn lựa những trải nghiệm du lịch phù hợp với nhu cầu, mong muốn của họ. Những cơ hội sau khi tìm kiếm các điểm tham quan điều được cá nhân hoá, đáng tin cậy và có chọn lọc riêng biệt; điều này dẫn đến tính chủ động trong chuyến đi. Quá trình này, nhìn chung, bị tác động bởi các yếu tố: sức hấp dẫn về cảnh quan, văn hoá, ẩm thực của điểm đến; an ninh chính trị; sự thuận lợi về cơ sở hạ tầng và chính sách du lịch. Có thể thấy rằng, địa chính trị đóng vai trị nổi bật trong động cơ du lịch tham quan liên quốc gia, gián tiếp ảnh hưởng đến lượng khách du lịch của điểm tham quan. Thực tế, du khách quan tâm đến vấn đề an toàn và đảm bảo an ninh của điểm đến để khơng ảnh hưởng đến kì nghỉ của họ. Bên cạnh đó, du lịch ẩm thực được xem là chủ đề chính, xu hướng quan trọng tác động đến động cơ lựa chọn nơi tham quan và trải nghiệm các hoạt động của du khách khi đến với các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, Campuchia và Thái Lan.

Chiến lược tiếp thị du lịch của ASEAN cũng chỉ ra yếu tố về nhân khẩu học của du khách đến với thị trường Đơng Nam Á đã có những thay đổi. Thứ nhất, phân khúc du khách tham quan là nữ đang có sự tăng dần. Nữ du khách thường có nhu cầu tham quan một mình và khám phá những vùng đất mới, vì vậy vấn đề an ninh đối với họ rất quan trọng. Thứ hai, tầng lớp trung lưu tham quan ngày càng tăng, do vậy những mong đợi về chất lượng, sở thích đẳng cấp, nghỉ ngơi sang trọng cần được đáp ứng. Thứ ba, nhiều gia đình đi du lịch với đầy đủ thành viên, bao gồm cả cha mẹ, con cái và ơng bà. Chuyến đi của gia đình nhiều thế hệ ngày càng phổ biến, với các nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi, mừng sinh nhật của một thành viên trong gia đình hay kì nghỉ tuần trăng mật. Thứ tư, nhiều du khách cao tuổi tham gia vào hoạt động du lịch, sản phẩm họ yêu cầu thường không cần độc nhất, tuy nhiên phải đáp ứng được với khả năng và nhu cầu của họ.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Hiệp hội Du lịch Việt Nam, năm 2016 có khoảng 6,5 triệu lượt người Việt Nam đi du lịch nước ngoài, chi tiêu khoảng 7-8 tỷ USD, trong đó số lượng người đi Campuchia hơn 1 triệu lượt. Nhận định về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Tuấn – Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho rằng xu hướng người Việt Nam đi du lịch nước ngoài gia tăng và trở thành nhu cầu tất yếu do thu nhập của nhiều người dân đã tăng lên, thói quen tiêu dùng đã thay đổi. Đặc biệt hơn, các chuyến đi này đa phần đều là chuyến đi của cả gia đình thuộc tầng lớp trung lưu mới, khá giả, tư tưởng hướng ngoại, sẵn sàng trả một mức chi phí khơng nhỏ để ra nước ngoài, khám phá thế giới và hưởng thụ chuyến đi của mình theo cách mong muốn, khơng bị bó buộc vào một chương trình du lịch trọn gói được thiết kế sẵn (Cơng Lý, 2018).

Dựa vào các đặc điểm trên, sản phẩm liên tuyến giữa Hà Tiên – Sihanoukville dọc hành lang kinh tế ven biển phía nam đáp ứng được nhu cầu của du khách bởi điểm nhấn của

116

tài nguyên du lịch. Sự tăng trưởng về lượt khách đã cho thấy sức thu hút của tuyến du lịch. Theo thống kê, năm 2017, tổng số lượng khách đến Hà Tiên đạt trên 2,3 triệu lượt khách, con số này xấp xỉ bằng Phú Quốc (Lê Nghĩa, 2018). Hiện nay, theo đề án phát triển du lịch của Quyết định 3095/ QĐ – UBND tỉnh Kiên Giang, chính quyền Hà Tiên cũng đã đầu tư nâng cấp cảnh quan biển đảo. Điều này góp phần thu hút thêm du khách tham quan, từ đó giải quyết mối quan tâm Hà Tiên không phải là điểm dừng chân trên tuyến đường du lịch.

Kết quả phỏng vấn sâu các doanh nghiệp lữ hành cho thấy du lịch biển đảo ln là một trong những loại hình du lịch u thích của du khách, đây được xem là một trong những lợi điểm bán hàng độc nhất của tuyến hành lang. Theo đại diện của Hatika Travel, chương trình tham quan Campuchia, cụ thể là điểm đến Sihanoukville ngày càng được du khách quan tâm. Điều đáng chú ý, du khách lựa chọn cung đường khởi hành từ Hà Tiên. So với trước đây, du khách sẽ đi thẳng đến Sihanoukville, thì hiện tại du khách sẽ ở thêm Hà Tiên một đêm để trải nghiệm. Đại diện của Ha Tien Mekong Travel cũng đồng tình và cho biết thêm sự nối kết giữa Hà Tiên, Kampot và Sihanoukville đã thu hút được sự quan tâm của nhiều du khách đến từ Đồng bằng sông Cửu Long và khách quốc tế yêu thích trải nghiệm hoạt động đi tàu tham quan xung quanh các đảo. Điều này đúng với nghiên cứu của Ngô Thanh Loan & Lê Hữu Nghĩa (2016), tuyến du lịch Hà Tiên – Sihanoukville đang thu hút hơn 76% thị trường khách Đồng bằng sơng Cửu Long, trong đó khách đến từ tỉnh An Giang chiếm 60%. Riêng khách du lịch ở khu vực Đông Nam Bộ chiếm khoảng 20%, chủ yếu là các sinh viên thích đi du lịch tự túc đến từ TP.HCM.

Đối với khách quốc tế, hiện tại tuyến đang thu hút chủ yếu thị trường khách Đông Bắc Á với 35% lượng khách đến. Đối với mục đích của chuyến đi, hướng dẫn viên của Bến Thành Tourist cho biết hầu hết các du khách cho rằng đây là tuyến du lịch có giá thành rẻ và mục đích của họ chủ yếu là nghỉ ngơi, mở rộng kiến thức văn hố khu vực. Vì vậy, khi đến cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, du khách thường có nhu cầu nghe thuyết minh về văn hố, chính trị, sau đó chụp hình lưu niệm tại cột mốc 313.

Để phục vụ và đáp ứng thêm nhu cầu du lịch của du khách, sản phẩm du lịch sinh thái cũng được thực hiện. Thực tế, du lịch sinh thái thu hút du khách bởi tính chất gần gũi với thiên nhiên, dựa vào cảnh quan tự nhiên và văn hố cộng đồng. Do đó, du khách sinh thái thường có những mong đợi cao hơn, sẵn sàng chi tiêu cho không gian nghỉ ngơi yên tỉnh, khí hậu trong lành, được quy hoạch cảnh quan tốt và có nhiều cơ hội để tìm hiểu những kiến thức mới về thiên nhiên, lối sống của người dân sở tại. Song, sự khó khăn về hệ thống giao thông vận tải cũng như nguồn thông thông tin du lịch chưa đầy đủ đã phần nào hạn chế nhu cầu của du khách. Tại Hà Tiên, đầm Đông Hồ khai thác hoạt động sinh thái vẫn cịn những hạn chế về hình ảnh quảng bá, cơ sở hạ tầng phục vụ. Ở phía Campuchia, điểm kéo dài thêm tuyến là Koh Kong cũng gây những trở ngại cho du khách khi bắt phương tiện vận chuyển. Trong quá trình khảo sát tuyến Hà Tiên – Sihanoukville của tác giả, khi hỏi về nhu cầu du

117

lịch tham quan cả Koh Kong và Trat, phần lớn khách Việt Nam khơng có nhu cầu vì sự hạn chế về mặt thời gian, khách quốc tế thì lo ngại về thông tin du lịch để sắp xếp lịch trình và tìm kiếm trạm dừng để bắt phương tiện vận chuyển.

Bên cạnh loại hình du lịch biển đảo và du lịch sinh thái phục vụ cho nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, nâng cao kiến thức, loại hình du lịch chữa bệnh cũng đầy tiềm năng khai thác. Theo quan sát, số lượng người từ Campuchia sang Hà Tiên, Rạch Giá để chữa bệnh ngày càng tăng. Tại cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, có xe đưa đón bệnh nhân đến các trạm xá. Do đó, từ bệnh viện đến các phòng khám tư nhân ở thành phố Hà Tiên, nguồn nhân lực biết tiếng Campuchia ngày càng được củng cố. Như vậy, đối tượng người đi chữa bệnh có thể chuyển thành khách du lịch nếu có sản phẩm du lịch cung ứng. Có thể thấy rằng, sự cung cấp về trang thiết bị cũng như cơ sở hạ tầng phục vụ dịch vụ lưu trú khi Hà Tiên trở thành thành phố như một sự đảm bảo vững chắc cho loại hình du lịch này.

Một phần của tài liệu Tài liệu hội thảo (Trang 116 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)