- Làng rau Trà Quế (Hội An)
3. Những tồn tại trong hoạt động du lịch (du lịch nông nghiệp) ĐBSCL
Một là, so với tiềm năng của vùng ĐBSCL thì kết quả thu hút và phát triển du lịch chưa
đạt được như mong muốn, chưa tương xứng với tiềm năng, thể hiện sự thiếu liên kết và liên kết còn lỏng lẻo, xúc tiến quảng bá du lịch chưa có kết quả cao của vùng ĐBSCL.
Hai là, khó khăn lớn nhất của vùng ĐBSCL để phát triển du lịch là kết nối giao thơng
cịn rất hạn chế. Mặc dù, vùng có thế mạnh về đường sơng, đường biển, đường bộ và đường hàng không, nhưng sự kết nối giao thơng nội vùng rất khó khăn, thời gian vận chuyển hành khách dài từ 5 đến hơn 6 giờ trên quãng đường chỉ có 200 km. Thực tế trong vùng, đường hàng khơng tuy có phát triển, nhưng chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du lịch, đường sông chưa phát triển, đường biển thiếu cảng hành khách và phương tiện chưa đủ sức khai thác vận chuyển hành khách. Tuyến đường bộ toàn vùng và nội vùng chưa hình thành mạng lưới đáp ứng yêu cầu của du lịch, còn thiếu cơ sở hạ tầng cả về hạ tầng giao thông, cảng, trạm dừng chân, hệ thống thông tin, viễn thông chưa đáp ứng nhu cầu của du khách.
Ba là, thiếu sản phẩm, quà tặng, đồ lưu niệm cho nhu cầu của du khách. Sản phẩm thô
sơ, thiếu sự sáng tạo, gây ra sự nhàm chán cho du khách, từ đó dẫn đến giảm tính cạnh tranh của các điểm đến. Đồng thời, du khách cũng khó nhận ra nét đặc trưng, độc đáo của từng điểm đến, yếu tố rất quan trọng trong việc hấp dẫn và thuyết phục du khách. Du khách đến Tiền Giang có chương trình “Về với ĐBSCL”, sang Bến Tre có tour “Du thuyền trên sơng
145
Mê Kơng”, qua Vĩnh Long cũng gặp lại sản phẩm na ná “Về cùng văn minh sông nước miệt vườn”... Mặc dù đi qua ba tỉnh, trải nghiệm của du khách cũng chỉ dừng lại ở mức độ tham quan vườn trái cây và ngắm chợ nổi trên sông. Du lịch kiểu sao chép thô sơ, tùy tiện đã chẳng đem lại cho du khách cảm giác mới lạ nào. Nguyên tắc làm du lịch là phải ln tự làm mới mình, thì du lịch ĐBSCL dường như chưa làm được điều này, mà cịn mang tính chắp vá, tính chuyên nghiệp chưa cao. Giá trị sản phẩm, quà lưu niệm chưa tinh xảo, nghệ thuật và giá trị thấp, không thu hút được du khách và du khách đến các điểm du lịch hầu như khơng biết mua gì để làm kỷ niệm cho một chuyến đi.
Bốn là, làm du lịch theo thói quen ăn sẵn, khai thác tiềm năng có sẵn, dẫn đến khai thác
cạn kiệt tiềm năng sẵn có mà ít chịu đầu tư mới vả lại có đầu tư mới cũng chọn cách làm ngắn hạn và dễ nhất, tính sáng tạo khơng cao khơng chú trọng đến nhu cầu của du khách, khiến cho du lịch vùng trở nên nhàm chán. Suốt hàng chục năm qua, du lịch sông nước, chợ nổi thuộc hai tỉnh chợ nổi Cái Bè (tỉnh Tiền Giang), chợ nổi Cái Răng (thành phố Cần Thơ) đều là sản phẩm du lịch đặc thù của vùng sông nước Cửu Long, lâu nay được ngành Du lịch địa phương xem như “con gà đẻ trứng vàng” nên vô tư khai thác, mà thiếu đầu tư, chăm sóc, khiến sản phẩm thiếu sức sống, gây tâm lý nhàm chán cho du khách.
Năm là, Nguồn nhân lực dành cho phát triển du lịch nơng nghiệp cịn thiếu về số lượng
và chất lương. Người nông dân chưa được đào tạo về du lịch và các kỹ năng cơ bản về kinh doanh tổ chức du lịch. Các điều kiện về cơ sở hạ tầng, quảng bá hình ảnh cịn chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển du lịch. Nguồn nhân lực du lịch trực tiếp, gián tiếp và tự phát trong vùng chiếm gần 70%, hầu hết là không chuyên nghiệp, chưa qua đào tạo về nghiệp vụ, giao tiếp, văn hóa, lịch sử truyền thống và tâm linh của vùng, các tỉnh, thành vẫn chưa có sự
liên kết trong đào tạo nguồn nhân lực hỗ trợ cho ngành du lịch mang tính đặc thù nơng nghiệp, khiến du khách cịn phiền lịng về cung cách phục vụ, về hiện tượng chèo kéo và bán hàng giá cao khi tham quan chợ nổi hay du thuyền trên sơng.
Đặc trưng của loại hình du lịch này là khách đi tour chỉ là những nhóm nhỏ theo gia đình hoặc bạn bè. Đồng thời, khi đến những điểm tham quan là những hoạt động sản xuất, chế biến, họ sẽ trực tiếp tham gia cùng nông dân, không thụ động nghe hướng dẫn viên thuyết minh như các loại hình du lịch đền chùa, thắng cảnh... thế nhưng, các hướng dẫn viên được đào tạo bài bản tại các trường du lịch lại thiếu phần đào tạo đi sâu vào thực tế sản xuất nông nghiệp.