2. Phương pháp
3.1. Chuỗi giá trị cây dừa trong phát triển nông nghiệp tại tỉnh Bến Tre
Bến Tre là tỉnh có quy mơ dừa lớn nhất cả nước và được trồng tập trung thành vùng nguyên liệu lớn. Trước năm 2005, diện tích dừa ổn định trong khoảng 37.000ha - 38.000ha. Sau đó tăng nhanh và đạt đến 55.870ha vào năm 2011 (chiếm 31,14% diện tích đất nơng nghiệp của tỉnh) và đạt khoảng 58.440ha năm 2012. Tồn tỉnh có 163.082 hộ trồng dừa, đa số hộ trồng dừa có diện tích đất ít: 122.964 hộ trồng dưới 0,5ha, 31.652 hộ trồng từ 0,5 đến 1ha và 8.466 hộ trồng trên 1ha [1]. Tính đến tháng 9-2014, diện tích dừa của tỉnh trên 68 ngàn héc-ta, sản lượng trên 378 triệu trái. Sản lượng dừa trái ổn định ở mức cao đã góp phần quan trọng vào việc đẩy mạnh hoạt động sản xuất ngành dừa. Hầu hết mặt hàng từ dừa đều có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm 2013, tăng từ 20 đến 60%, trong đó có chỉ xơ dừa, sữa dừa, cơm dừa nạo sấy, than hoạt tính Bến Tre hiện chiếm 40% diện tích trồng dừa cả nước, với khoảng 63.000ha, sản lượng hằng năm trên 500 triệu trái [1]. Theo thống kê của Sở Công thương tỉnh Bến Tre, trong tổng sản lượng 500 triệu trái hằng năm, khoảng 20- 25% được xuất khẩu sang Trung Quốc, còn lại tiêu thụ nội địa. Về mặt kinh tế, cây dừa đang trở thành “Cây của sự sống”. Sự phát triển của ngành dừa đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của tỉnh Bến Tre. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ dừa đạt 43,3 triệu USD; năm 2010 tăng lên mức 74,64 triệu USD và năm 2014 đạt 191,46 triệu USD.
Khoảng 12,5% diện tích dừa Bến Tre trồng các giống dừa thuộc nhóm cho trái tươi (dừa uống nước) phổ biến như các giống dừa Xiêm. Khoảng 87,5% diện tích cịn lại trồng các giống dừa cho chế biến công nghiệp hoặc đa dụng. Các vùng trồng dừa tươi phân bố xen kẽ với vùng dừa chế biến công nghiệp. Năng suất dừa Bến Tre thuộc vào nhóm cao (9.703 trái/ha/năm), cao hơn so với năng suất dừa Ấn Độ và Sri Lanka. Sản lượng gia tăng khá nhanh, từ 259 triệu trái năm 2005 lên khoảng 469 triệu trái năm 2012.
Từ năm 2015-2020, cây dừa ổn định diện tích 2.300ha, tập trung ở các xã Phú Hưng, Mỹ Thành, Mỹ Thạnh An, Phú Nhuận, Nhơn Thạnh và Sơn Đơng, trong đó khuyến khích nông dân cải tạo vườn dừa già cỗi, kém chất lượng, sang trồng các giống dừa cho năng suất cao, phục vụ chế biến, xuất khẩu. Đến năm 2020, diện tích cây ăn trái ổn định 1.200ha, trong đó chú trọng áp dụng các mô hình sản xuất trái cây theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP…[5]
Vì vậy, việc cần thiết phải hình thành chuỗi giá trị dừa, dựa trên sự gắn kết giữa các nhóm tác nhân có chức năng sản xuất trực tiếp và các nhóm tác nhân có chức năng hỗ trợ, cung cấp dịch vụ. Chuỗi giá trị cây dừa gồm các khâu: đầu vào, trồng, thu gom, chế biến,
57
vận chuyển và tiêu thụ. Các khâu này được dự án khảo sát thực tế, chọn lọc, phân tích, đánh giá nhằm tìm ra những giá trị, thơng tin cần thiết để có định hướng tác động nhằm nâng cao giá trị cây dừa theo từng khâu cụ thể, đặc biệt có sự tham gia của người nghèo như giải quyết việc làm tạo thu nhập [6]. Chuỗi giá trị chỉ tồn tại, phát triển, lớn mạnh và bền vững khi tất cả các nhóm tham gia liên kết chặt chẽ, cộng tác, hợp tác với nhau và chia sẻ lợi tức sinh ra một cách hài hòa. Từ hệ thống đại lý vật tư nông nghiệp, nông dân trồng dừa, thương lái thu mua dừa trái, các cơ sở sơ chế dừa trái, các cơ sở - nhà máy – doanh nghiệp chế biến vỏ dừa, mụn dừa, chỉ xơ dừa, thạch dừa, kẹo dừa, than gáo dừa và than hoạt tính, cơm dừa nạo sấy, sữa dừa, kem dừa, dầu dừa tinh khiết và vô số sản phẩm khác. Sự bền vững trong liên kết, sáng tạo trong đổi mới và đa dạng hóa sản phẩm giúp chuỗi giá trị tạo ra ngày càng nhiều giá trị gia tăng, lợi tức cho người tham gia và công ăn việc làm cho cộng đồng [7].
Chuỗi giá trị cây dừa Bến Tre được hình thành dựa trên sự gắn kết giữa các nhóm tác nhân có chức năng sản xuất trực tiếp bao gồm: người trồng dừa, thương nhân và các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm dừa và các nhóm chức năng có chức năng hỗ trợ, cung cấp dịch vụ gồm: các cơ quan xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, hệ thống ngân hàng, hệ thống cơ quan quản lý và dịch vụ nông nghiệp, các tổ chức khoa học công nghệ và hiệp hội ngành hàng. Thực tế cho thấy, trong thời gian qua, Bến Tre đã tập trung đầu tư phát triển ngành dừa theo hướng chuỗi giá trị gia tăng theo hướng bền vững, có sự liên kết giữa 4 nhà. Nâng cao năng lực, thiết bị, công nghệ chế biến. Các nhà khoa học đánh giá, tiềm năng phát triển dừa ở Bến Tre trong giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 cịn rất lớn. Diện tích dừa có xu hướng tăng thêm, đặc biệt trong mơi trường biến đổi khí hậu, cây dừa có khả năng thích ứng cao. Nhu cầu sử dụng các sản phẩm cao cấp chế biến từ dừa ngày càng nhiều. Vì thế, cũng như các ngành chế biến công nghiệp khác tại Việt Nam, ngành công nghiệp chế biến dừa cũng cần tập trung nghiên cứu, cải tạo, đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị, tập trung sản xuất sản phẩm tinh, có giá trị kinh tế cao, với quy mơ cơng nghiệp lớn đảm bảo tính cạnh tranh, an tồn vệ sinh lao động, đảm bảo mơi trường. Vấn đề cần quan tâm là tìm ra giải pháp phát triển cơng nghệ và thiết bị mới để sản xuất, chế biến các sản phẩm dừa