1. Introduction
2.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
2.2.1. Cây rau cải
Bảng 2. Tỷ lệ nẩy mầm và sống của cây rau cải
ĐC CT1 CT2 CT3
Số
lượng Tỷ lệ (%) lượngSố Tỷ lệ (%) lượngSố Tỷ lệ (%) lượngSố Tỷ lệ (%)
Gieo 90 100 90 100 90 100 90 100 Có 2-3 lá thật 84 93,3 84 93,3 84 93,3 84 93,3 7 ngày lần 1 79 87,7 84 93,3 81 90 80 88,8 7 ngày lần 2 72 80 82 91,1 76 84,4 74 82 7 ngày lần 3 72 80 82 91,1 76 84,4 74 82 Thu hoạch 72 80 82 91,1 76 84,4 74 82
Hình 3. Ủ hạt nẩy mầm và cấy rau cải
Tỷ lệ nẩy mầm của cây rau cải tương đối cao chiếm 93,3% so với hạt gieo. Sau thời gian nẩy mầm và có 2-3 lá thật, một số cây bị chết do tách cấy bị đứt rễ và sâu ăn lá non, vì vậy tỷ sống của cây đến lúc thu hoạch chỉ chiếm cao nhất ở CT1 là 91,1% và thấp nhất ở ĐC là 80%. CT1 cho cây sức sống tốt nhất.
Theo dõi sự ra lá rau cải cho các giai đoạn, chúng tơi có kết quả ở bảng 3: Bảng 3. Số lá trung bình của cây rau cải qua các lần đếm (lá)
ĐC X ± SD CT1 X ± SD CT2 X ± SD CT3 X ± SD Có 2-3 lá thật 2,4±0,51 2,5±0,51 2,5±0,51 2,4±0,51 7 ngày lần 1 2,9±0,36 3,2±0,42 3,1±0,27 2,9±0,27 7 ngày lần 2 3,6±0,51 4,1±0,27 3,8±0,42 3,7±0,47 7 ngày lần 3 4,1±0,27 5,2±0,43 4,8±0,43 4,6±0,51 Thu hoạch 4,9±0,36 6,1±0,36 5,5±0,52 5,2±0,43
Số lá trung bình tăng dần qua các lần đếm, sau khi có 2-3 lá thật, lần đếm 7 ngày lần 1 là thấp nhất với 2,9 lá ở ĐC, kết quả thu hoạch cuối cùng ở CT1 là cao nhất với 6,1 lá.
Chiều rộng và chiều dài của lá cải ảnh hưởng đến chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất cây trồng, đo chiều rộng và chiều dài qua các giai đoạn kết quả được ghi lại ở bảng 4 và 5
Bảng 4. Chiều rộng trung bình của lá rau cải qua các lần đo (cm) ĐC X ± SD CT1 X ± SD CT2 X ± SD CT3 X ± SD Có 2-3 lá thật 2,4±0,08 2,5±0,07 2,5±0,06 2,5±0,06 7 ngày lần 1 4,6 ±0,08 7,8±0,18 5±0,08 5,2±0,22 7 ngày lần 2 9,7±0,23 13,9±0,09 10,1±0,09 9,3±0,21 7 ngày lần 3 12,3±0,23 18,1±0,11 16,3±0,17 13,5±0,21 Thu hoạch 16±0,09 24,2±0,31 21,2±0,14 18,5±0,41
Bón lót phân vi sinh và phân lân trước khi gieo, từ khi gieo đến khi cây cải có 2-3 lá thật, chiều rộng (2,4-2,5 cm), chiều dài (3,4-3,5 cm) trung bình của lá ở các cơng thức là như nhau vì lúc này bón lót ở các cơng thức là như nhau. Sau 2 tuần, tiến hành cấy vào ô trồng cải.
Bảng 5. Chiều dài trung bình của lá rau cải qua các lần đo (cm)
ĐC X ± SD CT1 X ± SD CT2 X ± SD CT3 X ± SD Có 2-3 lá thật 3,4±0,08 3,5±0,07 3,5±0,09 3,5±0,08 7 ngày lần 1 6,9±0,13 7,4±0,26 7,3±0,20 7,1±0,22 7 ngày lần 2 10±0,12 14,3±0,15 12,3±0,15 10,9±0,28 7 ngày lần 3 16,6±0,17 22,5±0,15 20±0,34 18±0,12 Thu hoạch 24,3±0,18 33,3±0,13 30,4±0,13 27,3±0,24
Hình 4. Đo chiều dài và rộng lá cải trong tuần thứ 2 (kể từ lúc cấy)
Tuần thứ nhất sau khi cấy, chúng tôi bắt đầu tưới GE nha đam, chuối, và bánh dầu theo các công thức. Kết quả được ghi nhận trong tuần đầu khi bắt đầu tưới: chiều rộng của lá tăng thêm theo thứ tự ĐC, CT2, CT1, CT3 từ 2,6-5,5 cm, chiều dài tăng thêm từ 3,5-3,9 cm, chiều dài lá tăng đều hơn chiều rộng lá, chiều dài và chiều rộng lá tăng nhiều nhất ở CT1. Từ tuần này đến lúc thu hoạch, chiều rộng và chiều dài của lá tăng trưởng liên tục theo các CT.
Hình 5. Theo dõi rau cải trong tuần thứ 2 thứ tự từ trái sang phải (ĐC, TC1, TC2, TC3) Sau 5 tuần từ khi cấy trồng, chúng tôi tiến hành thu hoạch, chiều rộng lá lúc này là 16 cm, 18,5 cm, 21,2 cm, 24,2 cm, chiều dài lá tương ứng 24,3 cm, 27,3 cm, 30,4 cm, 33,3 cm CT1 có chiều rộng và chiều dài lá cao nhất, như vậy tưới GE nha đam cho kết quả tốt nhất.
Hình 6. Rau cải trong tuần thứ 4 trái (TC1) phải (TC2)
2.1.1. Cây rau muống
Theo dõi tỷ lệ nẩy mầm và đếm cây sống, chúng tôi ghi lại trong bảng 6 Bảng 6. Tỷ lệ nẩy mầm và sống của cây rau muống
ĐC CT1 CT2 CT3
Số
lượng Tỷ lệ (%) lượngSố Tỷ lệ (%) lượngSố Tỷ lệ (%) lượngSố Tỷ lệ (%)
Gieo 300 100 300 100 300 100 300 100 Có 2-3 lá thật 150 50 150 50 160 53,3 155 51,6 7 ngày lần 1 250 83,3 280 93,3 290 96,6 265 88,3 7 ngày lần 2 250 83,3 280 93,3 290 96,6 265 88,3 7 ngày lần 3 250 83,3 280 93,3 290 96,6 265 88,3 Thu hoạch 250 83,3 280 93,3 290 96,6 265 88,3
Từ khi gieo hạt đến khi có 2 lá thật, tỷ lệ nẩy mầm chỉ đạt 50-53,3%. Kết quả này có 2 nguyên nhân: thứ nhất trong thời gian gieo hạt là lúc sắp nghỉ tết thời tiết lạnh khơng thích hợp trồng rau muống, thứ hai việc chăm sóc trong những ngày trước và sau tết chưa thật chu đáo.
Chăm sóc cây rau muống, đồng thời phun GE nha đam, chuối và bánh dầu theo công thức, chúng tôi ghi nhận kết quả cây nẩy mầm thêm và sống rất tốt, tỷ lệ cây sống
thu hoạch được chiếm tỷ lệ 83,3-96,6%, trong đó phun bánh dầu cho tỷ lệ cây sống tốt nhất, đạt 96,6%.
Hình 7. Giai đoạn rau muống ra 2-3 lá thật
Chiều cao của thân cây rau muống cũng là một chỉ tiêu sinh trưởng, chúng tôi tiến hành đo chiều cao của thân cây rau muống qua các tuần trong các cơng thức, có kết quả ghi ở bảng 7.
Bảng 7. Chiều cao trung bình của cây rau muống qua các lần đo (cm) ĐC X ± SD CT1 X ± SD CT2 X ± SD CT3 X ± SD Có 2-3 lá thật 12,4±0,14 12,4±0,14 12,5±0,13 12,5±0,11 7 ngày lần 1 15,2±0,12 15,5±0,07 15,9±0,08 15,4±0,07 7 ngày lần 2 20,1±0,10 23,2±0,11 25,1±0,15 21,6±0,11 7 ngày lần 3 25,5±0,11 29,4±0,11 30,5±0,10 28±0,15 Thu hoạch 30,1±0,15 35,2±0,10 37,4±0,11 34,2±0,16
Bón lót phân vi sinh và phân lân trước khi gieo hạt, sau 2 tuần kể từ khi gieo, cây có 2-3 lá thật, chiều cao của cây đạt 12,4-12,5 cm ở các công thức là như nhau.
Từ lúc tiến hành phun GE theo công thức, chiều cao cây tăng thêm rõ rệt qua từng tuần cụ thể theo thứ tự từ cao đến thấp là: ghi nhận tuần 1: 15,9 cm ở CT2 cao nhất, 15,6 cm ở CT1, 15,4 cm ở CT3 và thấp nhất 15,2 cm ở ĐC.
Chiều cao của cây rau muống tăng tương đối dồng đều cho đến khi thu hoạch với CT2 cây rau muống cao trung bình 37,4 cm và ĐC cây rau cao trung bình 30,1 cm, như vậy phun bánh dầu cho rau muống có hiệu quả nhất.
Số lá trung bình của cây rau muống tăng dần qua các lần đếm, sau khi có 2-3 lá thật, lần lượt đếm số lá 7 ngày 1 lần. Từ kết quả đầu tiên là 2,5-2,6 lá, sau thời gian phun GE chúng tôi thu được kết quả thu hoạch cuối cùng ở CT2 là cao nhất với 7,5 lá và thấp nhất ở ĐC với 6,6 lá, như vậy bánh dầu cũng giúp cho số lá rau muống tăng nhiều hơn.
Chiều rộng và chiều dài của lá rau muống ảnh hưởng đến chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất cây trồng, chúng tôi đã tiến hành đo chiều rộng và chiều dài lá ghi lại ở bảng 9 và 10
Bảng 8. Số lá trung bình của cây rau muống qua các lần đếm (lá)
ĐC X ± SD CT1 X ± SD CT2 X ± SD CT3 X ± SD Có 2-3 lá thật 2,5±0,51 2,6±0,51 2,5±0,51 2,5±0,51 7 ngày lần 1 3,5±0,51 3,5±0,51 3,6±0,50 3,5±0,51 7 ngày lần 2 4,3±0,47 4,5±0,51 4,6±0,49 5,1±0,33 7 ngày lần 3 5,2±0,44 5,5±0,51 5,8±0,39 5,5±0,62 Thu hoạch 6,6±0,51 7,2±0,44 7,5±0,51 7,1±0,96
Hình 8. Đo chiều dài và rộng lá rau muống
Bón lót phân vi sinh và phân lân trước khi gieo, từ khi gieo đến khi cây cải có 2-3 lá thật, chiều rộng trung bình (1,4-1,5 cm) và chiều dài trung bình (5,4-5,5 cm) của lá ở các công thức tương tự nhau. Chúng tôi đo sau 2 tuần kể từ lúc bắt đầu gieo hạt, lúc này chưa phun GE.
Tuần đầu tiên sau phun GE, chiều rộng và chiều dài lá rau muống tăng lên rõ rệt, chiều rộng tăng thêm từ 0,3-0,4 cm, đặc biệt chiều dài tăng rất nhanh từ 2-2,4 cm.
Bảng 9. Chiều rộng trung bình của lá rau muống qua các lần đo (cm) ĐC X ± SD CT1 X ± SD CT2 X ± SD CT3 X ± SD Có 2-3 lá thật 1,4±0,28 1,5±0,27 1,5±0,18 1,4±0,09 7 ngày lần 1 1,7±0,26 1,8±0,25 1,9±0,18 1,8±0,23 7 ngày lần 2 2,0±0,22 2,5±0,22 2,7±0,17 2,4±0,32 7 ngày lần 3 2,7±0,28 3,1±0,26 3,5±0,28 3,1±0,25 Thu hoạch 3,4±0,32 3,8±0,24 4,1±0,15 3,7±0,15
Hình 9. Theo dõi sự phát triển của rau muống ở tuần thứ 3 Bảng 10. Chiều dài trung bình của lá rau muống qua các lần đo (cm)
ĐC X ± SD CT1 X ± SD CT2 X ± SD CT3 X ± SD Có 2-3 lá thật 5,4±0,09 5,5±0,07 5,5±0,08 5,5±0,10 7 ngày lần 1 7,4±0,21 7,7±0,27 8,1±0,22 7,5±0,24 7 ngày lần 2 9,7±0,33 10,5±0,36 11±0,21 10,3±0,13 7 ngày lần 3 12,4±0,15 15,6±0,08 16,7±0,15 13,6±0,29 Thu hoạch 15,7±0,26 18,4±0,30 22,1±0,15 17,1±0,17
Sau 4 tuần từ khi rau muống có 2-3 lá thật cho đến khi thu hoạch, chiều rộng của lá tăng thêm từ 2-2,6 cm và chiều dài lá tăng thêm từ 10,3-16,6 cm, lúc này lá rau muống có chiều rộng và chiều dài cao nhất đạt: 4,1 cm và 22,1 cm ở CT2 cao nhất, tương ứng với tưới bánh dầu, như vậy phun bánh dầu cho kết quả cao nhất đối với rau muống.
3. Kết luận
Sau 5-6 tuần từ khi gieo hạt cho đến thu hoạch, chúng tơi có những kết quả như sau: 1. Cây rau cải có tỷ lệ nẩy mầm cao chiếm 93,3%, tỷ lệ sống cao nhất ở CT1 là 91,1% và thấp nhất ở ĐC là 80%, cây rau muống tỷ lệ sống cao nhất ở CT1 là 96,6% và thấp nhất ở ĐC là 83,3%.
2. Số lá đếm được của cây rau cải và rau muống cũng tăng nhanh sau khi phun GE, trong đó đối với rau cải số lá cao nhất khi phun GE nha đam (CT1 đạt 6,1), rau muống số lá cao nhất khi phun bánh dầu (CT2 đạt 7,5).
3. Chiều rộng và chiều dài của lá cây rau cải và rau muống cũng phát triển nhanh sau khi phun GE, kết quả thu hoạch cho thấy phun GE nha đam tốt cho cải và phun bánh dầu tốt cho rau muống.
4. Sử dụng GE là tái chế rác thực phẩm hàng ngày, vừa tránh ô nhiễm mơi trường, vừa làm phân bón hữu cơ rất hiệu quả, trong lần thử nghiệm này chúng tôi thử nghiệm trên rau cải và rau muống kết quả là phun GE nha đam tốt cho cải và bánh dầu tốt cho rau muống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trần Thế Tục, (1997), Sổ tay người làm vườn, NXB Nông nghiệp, trang 151 và 160 [2] Anis Kurniawan (2020), Eco Enzyme, Cairan Ajaib Hasil Fermentasi Sampah
Organik yang Multiguna, Publish by Anis Kurniawan.
[3] Shefali Dhiman 2017, Eco-Enzyme-A Perfect House-Hold Organic Cleanser,
International Journal of Engineering Technology, Management and Applied Sciences Volume 5, Issue 11, ISSN 2349-4476.
[4] Kevin Blackburn and al, 2013, Manual penanaman sayuran, Oleh Departemen Pertanian dan Perikanan Australia Utara, ISBN 978-0-9872563-1-7
[5] https://www ky-thuat-trong-va-cham-soc-lan-ho-diep/cach-su-dung-ge-chuoi.html [6] https://www.nongdangioi.vn/cach-u-phan-banh-dau-de-bon-cay-hieu-qua-cao/ [7] https://vinong.net/ge-la-gi-cong-dung-cua-enzyme-rac/