Kết quả và thảo luận

Một phần của tài liệu TC-KH-20 (Trang 74 - 79)

3.1. Các khái niệm có liên quan đến nghiên cứu

3.1.1. Khái niệm và các vấn đề về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia 3.1.1.1. Khái niệm và các vấn đề về chủ quyền lãnh thổ quốc gia

Lãnh thổ, dân cư và chính quyền là ba yếu tố cơ bản cấu thành một quốc gia độc lập có chủ quyền. Trong đó, lãnh thổ là vấn đề quan trọng hàng đầu, là không gian cần thiết, là cơ sở thực tế cho sự tồn tại quốc gia. Ngày nay, khái niệm lãnh thổ quốc gia được định nghĩa “Lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời trên vùng đất và vùng nước cũng như lòng đất dưới chúng thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của mỗi quốc gia nhất định” [1, tr. 11].

Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia; là quyền tối cao, tuyệt đối, hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia đối với lãnh thổ trên lãnh thổ của mình. Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ là quyền quyết định mọi vấn đề của quốc gia đối với lãnh thổ, đó là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm.

3.1.1.2. Khái niệm và các vấn đề về biên giới quốc gia

Các nước trên thế giới đều xây dựng khái niệm biên giới quốc gia và chính thức ghi nhận trong một đạo luật về biên giới. Các khái niệm tuy khác nhau nhưng nhìn chung đều thể hiện hai dấu hiệu đặc trưng: một là, biên giới quốc gia là giới hạn lãnh thổ của một quốc gia; hai là, biên giới quốc gia xác định chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia đối với lãnh thổ (vùng đất, vùng nước, vùng trời và lòng đất).

nước, vùng trời và lòng đất thuộc chủ quyền quốc gia; là nơi phân chia chủ quyền của quốc gia với một quốc gia khác hoặc với các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia đó.

Luật biên giới quốc gia của Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam quy định rất rõ ràng “Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt phẳng thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hồng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [3, tr. 3]. Tóm lại, biên giới quốc gia của Việt Nam được xác định bằng hệ thống các mốc quốc giới trên thực địa, được đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ và thể hiện bằng mặt phẳng thẳng đứng theo lãnh thổ Việt Nam. Biên giới quốc gia Việt Nam bao gồm biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trên khơng, trong lịng đất.

3.1.2 Khái niệm về mạng xã hội và các kênh thơng tin chính thống

3.1.2.1. Khái niệm về mạng xã hội và các loại mạng xã hội phổ biến hiện nay

Mạng xã hội từ 10 năm trở lại đây đã trở thành một thuật ngữ quá quen thuộc. Việc sử dụng mạng xã hội cũng trở nên rộng rãi và phổ biến hơn bao giờ hết, mạng xã hội xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mọi giai cấp. Mạng xã hội là khái niệm mà rất nhiều nhà nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực đã định nghĩa với nhiều góc nhìn và cách diễn giải khác nhau nhưng chưa có một định nghĩa chung chính thức. Mạng xã hội được quy định tại Khoản 22, Điều 3, Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, theo đó “Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thơng tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác” [2, tr. 4]. Như vậy, MXH (social network) là một website mở trong đó người dùng có thể tự xây dựng nội dung nhằm kết nối và tương tác với mọi người thơng qua các tính năng riêng biệt của MXH. MXH có những tính năng như gọi nghe trực tiếp, gọi qua video, email, phim ảnh, chia sẻ blog và xã luận. MXH ra đời giúp mọi người liên kết với nhau thuận tiện hơn, trở thành một phần tất yếu của mỗi người cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới. Các dịch vụ này có nhiều cách để tìm kiếm bạn bè, đối tác dựa theo group như tên trường hoặc tên thành phố hoặc dựa trên thông tin cá nhân như (địa chỉ e-mail ) hoặc nick name để tìm kiếm bạn bè. Với thời đại cơng nghệ thơng tin phát triển như hiện nay, có rất nhiều MXH để sử dụng. Ở Việt Nam hiện nay, một số MXH được sử dụng phổ biến như: Facebook, Zalo, Yutube, Instagram, Zing Me.

3.1.2.2. Khái niệm về thông tin và các kênh thơng tin chính thống

Thơng tin (Information) là khái niệm cơ bản của khoa học cũng là khái niệm trung tâm của xã hội trong thời đại chúng ta. Cùng với sự phát triển của xã hội, khái niệm thơng tin cũng phát triển theo. Có bốn yếu tố tác động đến chất lượng thông tin và đem lại giá trị cho nó, đó là: tính chính xác, phạm vi bao qt của nội dung, tính cập nhật và tần số sử dụng.

Trong đó quan trọng nhất là nội dung, tiếp đến là tính chính xác.

Ở Việt Nam, tại khoản 1, điều 2 của Luật tiếp cận thơng tin năm 2016 giải thích rất rõ về khái niệm thơng tin (chính thống) “là tin, dữ liệu được chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn, tồn tại dưới bản viết, bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng, đĩa, bản ghi hình, ghi âm hoặc các dạng khác do cơ quan nhà nước tạo ra” [4, tr. 1], và thông tin do cơ quan nhà nước tạo ra “là tin, dữ liệu được tạo ra trong quá trình cơ quan nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, được người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước đó ký, đóng dấu hoặc xác nhận bằng văn bản” [5, tr. 1].

3.2. Sự quan tâm của sinh viên Trường Đại học An Giang đến chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia và biên giới quốc gia

Sinh viên Trường ĐHAG hiện nay là những thanh niên trẻ tuổi, sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đổi mới đất nước. Nét nổi bật của thế hệ trẻ là ý chí vươn lên, cần cù, sáng tạo. Tất cả các em có trình độ học vấn, trình độ khoa học, cơng nghệ cao, đời sống vật chất và tinh thần ổn định, có sức khỏe và tình trạng thể chất tiến bộ [2]. Đối với vấn đề CQLT, BGQG, sinh viên Trường ĐHAG đã có sự quan tâm, nhận thức về giá trị của CQLT, BGQG. Kết quả khảo sát ở Hình 3.1 cho thấy, có khoảng 7% tỷ lệ sinh viên có ít và khơng quan tâm đến vấn đề CQLT, BGQG của Việt Nam. Tuy nhiên, có hơn 90% tỷ lệ sinh viên có quan tâm đến quan tâm rất nhiều về vấn đề CQLT, BGQG của Việt Nam hiện nay.

Hiện nay có nhiều phương thức để sinh viên tiếp cận nội dung, những vấn đề liên quan đến CQLT, BGQG của Việt Nam, tác giả đã tiến hành khảo sát nội dung trên qua nhiều kênh tiếp cận. Qua khảo sát, sinh viên Trường ĐHAG tiếp cận các thông tin về CQLT, BGQG qua nhiều kênh khác nhau, đặc biệt trên kênh thơng tin chính thống và mạng xã hội là 2 kênh có gần 50% tỷ lệ sinh viên tiếp cận để tìm hiểu về chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia.

3.3. Nhận thức của sinh viên Trường Đại học An Giang về các thông tin trên mạng xã hội và kênh chính thống đối với vấn đề chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia xã hội và kênh chính thống đối với vấn đề chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia

3.3.1. Thông tin trên mạng xã hội về chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia

Chúng ta phải thừa nhận rằng những lợi ích mà mạng xã hội đã mang lại sinh viên hiện nay như hỗ trợ cho việc học tập của các em, giúp các em tìm kiếm thơng tin, thiết lập các mối quan hệ cá nhân hay giải trí, trong đó có nghiên cứu các vấn đề quan tâm như CQLT, BGQG. Vậy các em thường sử dụng các trang MXH nào để theo dõi vấn đề này, các em có thật sự tin tưởng vào nó hay khơng, các em có làm theo sự chỉ dẫn của nó hay khơng. Chúng tơi đã tiến hành khảo sát về nội dung này như sau:

Kết quả khảo sát ở Hình 3.2 cho thấy, có 56% tỷ lệ sinh viên sử dụng mạng Facebook Hình 3.1 Mức độ quan tâm đến

để tìm hiểu về chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia; có 39,3% tỷ lệ sử dụng Zalo để truy cập về nội dung chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia; có 29,3% tỷ lệ dùng mạng Youtube để tìm hiểu nội dung trên; có 5% tỷ lệ dùng Instagram; có 1% tỷ lệ dùng Twitter và 19,3% dùng các trang mạng xã hội khác. Để tìm hiểu mức độ tin tưởng của sinh viên về thơng tin trên MXH có nội dung về CQLT, BGQG, nhóm tác

giả đã chia ra 5 mức độ tin tưởng để lấy ý kiến khảo sát từ sinh viên. Kết quả khảo sát, mức độ tin tưởng của sinh viên về thơng tin trên MXH có nội dung CQLT, BGQG gia cho thấy, có mức 1 có 11% tỷ lệ sinh viên chọn; mức 2 có 21,6% tỷ lệ chọn; mức 3 có 39% tỷ lệ chọn; mức 4 có 14,6% tỷ lệ chọn; mức 5 có 13,6% tỷ lệ chọn. Nhận định chung rằng mức độ tin tưởng của sinh viên về nội dung chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia trên mạng xã hội là dưới 50%, vì tỷ lệ chọn cao nhất 39% là có thể tin tưởng. Tuy nhiên có hơn 10% cho rằng hoàn toàn tin tưởng.

Kết quả khảo sát Hình 3.3 có thể nhận định rằng, về việc tiếp nhận thơng tin có nội dung về CQLT, BGQG, các em có thể tin, hoặc tin ở mức khoảng 50% tỷ lệ, ở mức hoàn toàn tin tưởng các em chọn theo tỷ lệ từ cao xuống thấp là các trang chuyên cung cấp về vấn đề này, tiếp đến là những trang có uy tín, và trang những người nổi tiếng, tuy nhiên mức hoàn toàn tin tưởng cao nhất chỉ 34%.

3.3.2. Thơng tin trên kênh chính thống về chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia

Kênh thơng tin chính thống (KTTCT) về CQLT, BGQG là nơi phát đi những thông tin đúng đắn, theo đúng quy định của pháp luật, là nền tảng để giáo dục những kiến thức cho sinh viên. Các em thường sử dụng những kênh nào để truy cập về nội dung này. Nhóm tác giả nêu lên một vài kênh, nơi phát thơng tin được xem là chính thống để sinh viên chọn.

Qua khảo sát ở Hình 3.4 kết quả cho thấy, sinh viên Trường ĐHAG tiếp cận thông tin về chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia trên kênh thơng tin chính thống có tỷ lệ cao: đài truyền hình, đài phát thanh, và website của Đảng và Nhà nước. Đối với sách, báo, tập chí chỉ có 10% tỷ lệ sinh viên chọn đây cũng là vấn đề chúng ta cần quan tâm giúp sinh viên tăng sở thích đọc.

Sau khi khảo sát về việc ưu tiên, chọn lựa truy cập các thơng tin từ KTTCT, nhóm Hình 3.2 Sinh viên sử dụng MXH tiếp cận

nội dung CQLT, BGQG

Hình 3.3 Sinh viên tiếp cận thơng tin về CQLT, BGQG trên trang MXH

tác giả đã khảo sát về mức độ tin tưởng của sinh viên đối với nguồn thông tin này, chúng tôi đã chia thành 5 mức độ tin tưởng để lấy ý kiến khảo sát từ sinh viên, mức 1 là khơng tin tưởng, mức 2 là ít tin tưởng, mức 3 là có thể tin tưởng, mức 4 là tin tưởng, mức 5 là hoàn toàn tin tưởng. Qua khảo sát kết quả cho thấy, sinh viên Trường ĐHAG tiếp cận thông tin về chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia trên kênh thơng tin chính thống

có tỷ lệ cao: đài truyền hình, đài phát thanh, và website của Đảng và Nhà nước. Đối với sách, báo, tạp chí chỉ có 10% tỷ lệ sinh viên chọn đây cũng là vấn đề chúng ta cần quan tâm giúp sinh viên tăng sở thích đọc.

Kết quả khảo sát cũng cho chúng ta nhận thấy, các thơng tin từ website của Đảng, Nhà nước có tỷ lệ tin tưởng cao nhất, và thấp nhất là các trang mạng mang tính giải trí. Bên cạnh vẫn có tỷ lệ khơng tin tưởng ở mức khoảng 10%, và thơng tin trên trang mạng mang tính giải trí có tỷ lệ không tin trên 20%.

3.4. Tác động của các kênh thông tin đến nhận thức và hành động của sinh viên Trường Đại học An Giang về chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia Trường Đại học An Giang về chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia

Để tìm hiểu tác động của MXH và các KTTCT đến nhận thức và hành động của sinh viên Trường ĐHAG về CQLT, BGQG hiện nay, cũng như đánh giá tác động này đến sinh viên như thế nào, nhóm tác giả đưa ra một vài nội dung có liên quan đến CQLT, BGQG của Việt Nam, với mong muốn tìm hiểu mức độ quan tâm của các em ở những nội dung nào.

Kết quả khảo sát cho thấy, sinh viên Trường ĐHAG đã có nhận thức sâu sắc về CQLT, BGQG của Việt Nam, các em quan tâm đến tất cả các nội dung của vấn đề này, và sự quan tâm của các em ở là ở mức cao.

Sử dụng MXH đã trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với sinh viên Trường ĐHAG, các em có nhiều mục đích khác nhau để sử dụng nó. Tuy nhiên, trong q trình sử dụng, tương tác, nếu gặp những thơng tin có nội dung về CQLT, BGQG của Việt Nam thì các em sẽ có nhận định, phản ứng cụ thể. Qua khảo sát, chúng ta có thể thấy rằng, gặp phải những thơng tin về chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia trên mạng xã hội, phần lớn sinh viên hơn 40% các em sẽ kiểm chứng lại thơng tin đó đúng hay sai, và tỷ lệ lớn thứ 2 gần 30% là các em chỉ đọc rồi bỏ qua, có tính chất tham khảo, chưa tin tưởng; và tỷ lệ lớn thứ 3 hơn 20% các em tìm hỏi những người thân để kiểm chứng những thơng tin trên.

Q trình tương tác của sinh viên trên các trang mạng xã hội các em sẽ bắt gặp rất nhiều nội dung về chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia của Việt Nam như những vấn đề phát triển kinh tế xã hội của đất nước, những vấn đề củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội, bảo vệ biên giới, chính sách, biện pháp đấu tranh bảo vệ của Việt Nam. Chúng tơi Hình 3.4 Kênh thơng tin chính thống sinh viên

đã tiến hành khảo sát, nêu lên một vài nội dung hành động mà sinh viên có thể hưởng ứng, hành động sau khi tương tác trên mạng xã hội, hoặc gặp phải những khẩu hiệu, lời kêu gọi trên mạng xã hội.

Qua khảo sát ở Hình 3.5, chúng ta có thể nhận thấy sự tác động của MXH đến sinh viên là có, nhưng dẫn đến

ảnh hưởng, hành động của sinh viên là không cao. Như vậy, MXH mang lại cho sinh viên rất nhiều thông tin, để các em học hỏi kiến thức về CQLT, BGQG, vì nó cập nhật thơng tin nhanh và phong phú, lại rất tiện lợi đối với sinh viên các em có thể vừa học vừa chơi, giải trí, học ở mọi khơng gian, thời gian. Tuy nhiên, MXH cũng tìm ẩn rất nhiều thơng tin sai, chưa được kiểm duyệt, qua đó một bộ phận sinh viên nhằm tưởng, đã tin tưởng dẫn đến sai kiến thức về CQLT, BGQG của Việt Nam, có lập trường, tư tưởng chưa đúng đắn, cần được giáo dục, định hướng kịp thời.

Một phần của tài liệu TC-KH-20 (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)