Kết luận và đề xuất

Một phần của tài liệu TC-KH-20 (Trang 79 - 82)

4.1. Kết luận

Trên cơ sở biểu hiện nhận thức, hành động của sinh viên Trường ĐHAG về chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia của Việt Nam trước tác động của các kênh thông tin. Xuất phát từ hoạt động thực tiễn của Trường ĐHAG, chúng tôi rút ra một số đánh giá:

Một là, phần lớn sinh viên Trường ĐHAG có nền tảng kiến thức về chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia. Đa số sinh viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, có nhận thức cao để phân biệt được kiến thức đúng hay sai về chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia từ mạng xã hội, có ý thức cao nghiên cứu các thơng tin này từ các kênh chính thống.

Hai là, sinh viên sử dụng mạng xã hội để truy cập về về chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia là rất lớn, và có một tỷ lệ khơng nhỏ đã tin tưởng những nội dung phản ánh về chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia trên mạng xã hội và nhận định những thông tin trên là đúng.

Ba là, tỷ lệ truy cập những thông tin về chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia từ mạng xã hội và kênh thơng tin chính thống có tỷ lệ gần ngang nhau. Khả năng phân biệt thông tin đúng hay sai là chưa cao. Sinh viên chưa thích thú tìm hiểu, cũng như cịn thụ động tiếp cận các nguồn tài liệu chính thống về vấn đề ở trên.

Bốn là, một bộ phận nhỏ sinh viên đã nhận thức chưa đúng về nội dung chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia của Việt Nam và đã có những biểu hiện thích, chia sẽ, hưởng ứng từ những thơng tin chưa chính xác trên mạng xã hội, có thể do chủ quan chưa kiểm chứng với các nguồn thơng tin chính thống.

Hình 3.5 Sinh viên hưởng ứng những sự kiện, lời kêu gọi từ MXH

Năm là, có một số lượng nhỏ sinh viên mặc dù có kiến thức về nội dung chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia, song có rất ít hành động, cũng như chưa thể hiện rõ được vai trò của thanh niên trong nhiệm vụ của mình góp phần xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia.

Có thể những biểu hiện sự hạn trong nhận thức và hành động của sinh viên Trường ĐHAG là do sự nhận thức còn hạn chế của bản thân một số em, cũng có thể là do thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức. Hoặc do sự truyền đạt của đội ngũ giảng viên cho các em chưa đạt yêu cầu đề ra, và rất cần Đảng ủy, BGH nhà trường quan tâm tổ chức, định hướng, có những chương trình hành động, tạo dựng sân chơi nhằm nắm bắt và định hướng tư tưởng giúp các em nắm vững nội dung này.

4.2. Đề xuất

Từ kết quả nghiên cứu phân tích đánh giá, để nâng cao nhận thức, hành động của sinh viên về chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia trước tác động của các kênh thông tin, Trường ĐHAG cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, Đảng ủy, BGH Trường ĐHAG cần chú trọng xây dựng bộ máy chuyên trách thực sự có năng lực, được đào tạo, bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ đủ “tầm”, đủ mạnh để quản lý q trình giáo dục chính trị tư tưởng, định hướng nhận thức và hành động cho sinh viên Trường ĐHAG trước tác động của các kênh thông tin; tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng tham gia q trình giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức và hành động cho sinh viên hoàn thành tốt nhiệm vụ;

Thứ hai, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên và các đoàn thể khác của Trường ĐHAG nên quan tâm nhiều hơn đến cơng tác tun truyền, đổi mới hình thức, nội dung, phương pháp sao cho các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, hướng đến thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia cho sinh viên có giá trị sát thực, phù hợp với nhu cầu của sinh viên, đủ sức để có thể thu hút, lơi kéo được tất cả các đối tượng đến với các hoạt động lành mạnh, bổ ích.

Thứ ba, các phịng, khoa, trong đó có đội ngũ giảng viên cần quan tâm hơn nữa công tác giáo dục nâng cao nhận thức và hành động tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia đối với sinh viên trước tác động của mạng xã hội, các kênh thông tin và được cụ thể trong chức năng, nhiệm vụ và quy chế hoạt động của đơn vị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Quốc phòng (2007), Giáo trình Một số nội dung cơ bản về lãnh thổ, biên giới quốc

gia, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

[2] Chính phủ 2013, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP (sau này có ban hành Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị

định số 73/2013/NĐ-CP) về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

[3] Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. (2003). Luật Biên giới quốc gia, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[4] Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2016), Luật Tiếp cận thơng tin, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[5] Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2016), Luật Báo chí, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[6] Nguyễn Hồ Thanh, Nguyễn Chí Hải (2020), Tác động của mạng xã hội và các kênh

thơng tin chính thống đến nhận thức và hành động của sinh viên Trường Đại học An Giang về vấn đề chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia hiện nay (Đề tài khoa học

cấp Đơn vị).

[7] Trường Đại học An Giang (2019), Báo cáo thường niên 2019.

Title: EVALUATION OF STUDENTS AWARENESS OF AN GIANG UNIVERSITY ON INFORMATION ON SOCIAL NETWORKS AND GENERAL INFORMATION CHANNEL TO THE PROBLEMS OF TERRITORIAL RIGHTS,

NATIONAL BORDERS

NGUYEN HO THANH

An Giang University, Vietnam National University Ho Chi Minh

Abstract: In the framework of the article, the author presents an overview of issues on

territorial sovereignty, national borders, social networks, mainstream information channels and impact assessment of social networks and information channels awareness and action of students of An Giang University on national sovereignty and border. On that basis, propose a number of solutions to raise students' awareness and actions on building and protecting national sovereignty and national borders against the impact of information channels.

Keywords: Information channel, Territorial sovereignty, National borders, Students,

Một phần của tài liệu TC-KH-20 (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)