Trần Thị Thanh Thanh1
Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học
tập của sinh viên tại Trường Đại học Tài chính – Kế tốn. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy có 05 yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến thái độ học tập của sinh viên tại trường đại học, đó là Ảnh hưởng xã hội; Phương pháp giảng dạy của giảng viên; Niềm tin của sinh viên; Sự cải tiến về chất lượng dịch vụ; Cơ hội việc làm trong tương lai, trong đó các yếu tố Ảnh hưởng xã hội; Phương pháp giảng dạy của giảng viên; Sự cải tiến về chất lượng dịch vụ; Cơ hội việc làm trong tương lai đều có tương quan thuận và yếu tố Niềm tin của sinh viên có tương quan nghịch đối với thái độ học tập của sinh viên tại trường đại học. Kết quả nghiên cứu sẽ là những thơng tin hữu ích cho các tổ chức giáo dục đại học hiện nay.
Từ khóa: Thái độ học tập của sinh viên; Ảnh hưởng xã hội; Phương pháp giảng
dạy của giảng viên; Niềm tin của sinh viên; Sự cải tiến về chất lượng dịch vụ; Cơ hội việc làm trong tương lai.
1. Mở đầu
Hoạt động học tập của sinh viên là hướng tới việc trở thành người lao động có trình độ sau khi tốt nghiệp đại học nên định hướng nghề nghiệp được thể hiện rõ nét trong suốt quá trình học tập của sinh viên. Vì vậy, việc nắm vững kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của nghề, tiếp cận và cập nhật kiến thức với sự phát triển của ngành nghề có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy sinh viên tích cực tự giác học tập. Theo Fink (2003), nhu cầu học tập và kỳ vọng của người học có thể thay đổi. Theo nghĩa này, khi người học biết được những gì cần thiết để học sẽ làm cho quá trình học trở nên dễ dàng hơn. Học tập nhằm mục đích khơng nhớ kiến thức (học hời hợt) mà nhằm mục đích tìm hiểu kiến thức, nỗ lực học tập và quan trọng nhất là có thể sử dụng kiến thức (học sâu) (Holsapple, C. và Wu, J., 2008). Thái độ đối với việc học là yếu tố quan trọng đối với người học để thiết lập mục tiêu, khả năng giải quyết vấn đề, niềm tin của họ đối với việc học, động lực bên trong, bên ngồi của họ trong q trình học và tất cả các hoạt động học tập mà họ thực hiện. Hiện nay với xu hướng tồn cầu hóa và áp lực thị trường trong lĩnh vực giáo dục đã và đang đặt ra khơng ít thách thức địi hỏi các trường đại học phải thường xuyên nâng cao chất lượng, đổi mới phương thức giảng dạy của cán bộ, giảng viên để đào tạo những sinh viên tốt nghiệp vừa có kiến thức, vừa có kỹ năng thực tế, đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng; thúc đẩy các tổ chức giáo dục đại học liên tục xem xét về nhu cầu trách nhiệm kinh tế và cải thiện hiệu suất. Họ sẽ phải đối mặt với việc tuyển sinh đầu vào và áp lực tài chính nếu 1 . ThS., Trường Đại học Tài chính - Kế tốn
họ khơng thể đáp ứng sự hài lịng của sinh viên (Fink, L.D, 2003). Vì thế, các tổ chức giáo dục cần phải hiểu sinh viên bị ảnh hưởng trực tiếp những gì bởi thực tiễn quản lý của trường đại học, điều này sẽ ảnh hưởng đến quyết định của họ để chọn địa điểm cho việc học tập của họ. Giáo dục đại học ở nước ta hiện nay đã có sự thay đổi, như việc xác định quan niệm, mục đích của giáo dục đại học là đào tạo nhân tài (Luật Giáo dục Việt Nam, 2012). Tuy nhiên, trong thực tế, các trường đại học ở Việt Nam hiện nay, cũng mới chỉ đủ khả năng trang bị cho người học (sinh viên, học viên hay nghiên cứu sinh…) kiến thức cơ bản, trang bị khả năng phân tích độc lập, dám suy nghĩ và biết suy nghĩ (suy nghĩ có phương pháp - tư duy khoa học). Như vậy, rõ ràng là ngay cả khi chúng ta đổi mới mục tiêu giáo dục đại học thì mục tiêu này cũng khơng phù hợp với khả năng, cũng như chất lượng thực tế của nền giáo dục đại học trong nước. Nội dung chương trình giáo dục đại học nước ta đang bộc lộ rất nhiều bất cập và hạn chế như nội dung kiến thức đào tạo còn nặng về lý thuyết, chưa tạo được sự liên thông giữa các chuẩn mực giáo dục đại học trong nước và quốc tế, chương trình học cịn nặng với thời lượng lớn (www.vanlanguni.
edu.vn). Tất cả điều này ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên tại trường đại học.
Bởi mỗi sinh viên đều có những định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Việc định hướng nghề nghiệp diễn ra trong thời gian dài, có thể được thực hiện trong thời gian học ở trường đại học hoặc ngay cả sau khi tốt nghiệp đại học, định hướng nghề nghiệp lúc sinh viên đang học đại học thì do tinh thần chủ động của bản thân sinh viên, do ý thức học hỏi chuyên môn, rèn luyện kỹ năng nghề phù hợp. Ngay cả sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể tự rèn luyện, phát triển để phù hợp với nhiều ngành nghề khác nhau trong thị trường lao động. Thông thường việc chọn lựa ngành học ở trường đại học quyết định đến nghề nghiệp sau này của sinh viên nhưng thực tế không phải lúc nào cũng bất di bất dịch. Việc định hướng nghề nghiệp của mỗi cá nhân góp phần quan trọng trong việc tìm kiếm được việc làm. Điều đó khơng những chỉ có ý nghĩa đối với bản thân cá nhân ấy mà cịn có ý nghĩa đến phát triển nguồn nhân lực cho cả nước. Một khi cá nhân tìm được việc làm phù hợp với khả năng thì họ sẽ hứng thú trong cơng việc, cải tiến phương cách lao động mang lại hiệu quả cao và họ sẽ gắn bó với cơng việc nhiều hơn. (Trần Thị Phụng Hà, 2014). Với truyền thống hơn 44 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Tài chính - Kế tốn ln phấn đấu trở thành một trường đại học chuyên ngành theo hướng nghề nghiệp ứng dụng, đóng vai trị nịng cốt trong hệ thống các trường đại học khu vực miền Trung - Tây nguyên; trung tâm đào tạo chất lượng cao nguồn nhân lực quản lý kinh tế, tài chính của khu vực và cả nước. Vì thế, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên tại Trường Đại học Tài chính – Kế tốn là rất cần thiết. Tuy nhiên, cần phải xác định rõ những yếu tố nào thúc đẩy thái độ học tập của sinh viên tại trường đại học. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên và ứng dụng đối với trường hợp nghiên cứu tại Trường Đại học Tài chính – Kế tốn nhằm tăng cường ý định lựa chọn trường đại học của người học, từ đó giúp các trường đại học có những biện pháp thiết thực nhằm định hướng và tạo điều kiện tốt nhất cho người học trong việc lựa chọn trường đại học.