1 .Lý do chọn đề tài
8. Bố cục của luận văn
2.4. Một số biện pháp sử dụng sách điện tử về những câu chuyện Lịch sử
2.4.1. Sử dụng SĐT về những câu chuyện Lịch sử để mở đầu bài học phần Xã
trong dạy học phần Xã hội cổ đại
Dựa theo tiến trình của một bài học thì việc sử dụng những câu chuyện trong dạy học Lịch sử phần Xã hội cổ đại có thể được tiến hành theo các biện pháp như sau:
2.4.1. Sử dụng SĐT về những câu chuyện Lịch sử để mở đầu bài học phần Xã hội cổ đại. Xã hội cổ đại.
Trong dạy học, mở đầu bài học là một trong những bước triển khai quan trọng. Mở đầu hiệu quả sẽ là một khởi đầu thuận lợi và ảnh hưởng tích cực đến suốt tiến trình mơn học nói chung, bài học/chủ đề nói riêng. Mở đầu đúng cách sẽ tạo được tâm thế học tập cho người học.
Mục đích của mở đầu bài học/chủ đề nhằm thu hút sự chú ý, quan tâm của người học đến nội dung sắp học và tạo hứng thú và tâm thế học tập. Ngoài ra, mở đầu còn nhằm định hướng nội dung sẽ học và phát triển tư duy
52
cho người học. Đồng thời, mở đầu bài học còn nhằm kết nối và tạo điểm nhấn cho nội dung bài học/chủ đề.
Dựa vào cơ sở lý thuyết trong đề tài hướng tới, việc mở đầu bài học từ những câu chuyện có tác dụng:
- SĐT giúp cho HS rất hào hứng, thích thú khi tham gia hoạt động học tập và lắng nghe câu chuyện.
Ví dụ trong bài Ai Cập cổ đại, việc sử dụng câu chuyện Sông Nile đạt được mục tiêu nêu được tác động của điều kiện tự nhiên (các dịng sơng, đất đai màu mỡ) đối với sự hình thành nền văn minh Ai Cập.
Cách thức tiến hành sử dụng câu chuyện trong bài Ai Cập cổ đại được tiến hành như sau:
- Bước 1. Định hướng cho HS trước khi nghe câu chuyện: “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nile”.
- Bước 2. Nghe/xem kể chuyện (nghe câu chuyện, radio). - Bước 3. HS nghe audio và hoàn thành nhiệm vụ.
- Bước 4. Định hướng mở rộng cho học sinh tìm hiểu về sơng Nile.
Ví dụ cho bài Ai Cập cổ đại, HS lắng nghe câu chuyện “Ai Cập là tặng
phẩm của sông Nile” như sau:
“Chào các bạn, Ai Cập là vùng đất với những thành tựu văn minh rực rỡ thời cổ đại. Nơi đó có sơng Nile – dịng sơng mang vai trị vơ cùng quan trọng trong việc hình thành nên nền văn minh Ai Cập cổ đại, đúng như nhà sử học Herodotus đã viết: “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nile”.
Sơng Nile chính là món q vơ giá mà thiên nhiên ban tặng cho người dân Ai Cập cổ đại. Khí hậu châu Phi khơ nóng, hàng tháng trời khơng mưa, nhiều vùng đất hầu như khơng có cỏ cây ở những sa mạc cát. Nằm trong vùng khí hậu khắc nghiệt ấy, Ai Cập hầu như khơng có mưa, nhưng ở nơi này người ta không cần mưa, bởi con sông Nile chảy qua ngay giữa đất nước và cứ hai lần mỗi năm, khi những trận mưa lớn đổ đầy thượng nguồn, nước sông
53
dâng tràn bờ và gây ngập lụt toàn bộ đất nước. Khi đó, người dân Ai Cập buộc phải chèo thuyền di chuyển qua lại giữa các ngôi nhà và hàng cây cọ. Sau khi nước rút sẽ để lại trên đất liền một lớp phù sa đen hay còn được người Ai Cập gọi là “Ar”. Lượng phù sa này vô cùng màu mỡ và được bồi đắp hàng năm chính là nơi canh tác trồng trọt, giúp người Ai Cập ln có những mùa màng bội thu. Chính vì vậy, từ thời xa xưa, người Ai Cập đã thờ phụng sông Nile như thể dịng sơng này chính là Thượng đế. Bạn có muốn nghe một bài ca tụng họ hát cho dịng sơng của mình từ bốn ngàn năm trước?
“Vinh quang thuộc về ngài, hỡi sông Nile. Ngài dâng lên từ lịng đất và ni dưỡng Ai Cập! Ngày tưới đẫm những cánh đồng và có quyền năng nuôi dưỡng tất cả gia súc. Ngài thoả mãn cơn khát của sa mạc, hơn mọi nguồn nước….”.
Dòng nước mát lành của sơng Nile đã góp phần đem lại sự sống, làm hình thành nên nền văn minh Ai Cập cổ đại – vùng đất của những kim tự tháp kỳ vĩ. Sông Nile quả là con sơng huyền thoại, là “món q” mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng cho đất nước Ai Cập”.
Sau khi học sinh lắng nghe câu chuyện học sinh tương tác với SĐT và trả lời câu hỏi: : Sơng Nile đem lại những thuận lợi và khó khăn gì cho người dân Ai Cập cổ đại?
Kết quả sau khi triển khai thử nghiệm từng phần cho thấy học sinh rất hào hứng khi nghe câu chuyện và rất tích cực thực hiện hoạt động học tập. Với lớp 6A có 37/37 HS lắng nghe câu chuyện “Ai Cập là tặng phẩm của
sông Nile”.
HS đã đưa ra những câu trả lời rất hay như câu trả lời của HS Trí Dũng: Những thuận lợi mà sơng Nin đem lại: Nước sông chống lại các hiện tượng xói mịn đất, sự xâm lấn của sa mạc và là nguồn nước ngọt chính cho vùng đất khơ cằn Ai Cập; Những khó khăn: 3 tháng thì người Ai Cập khơng kịp thu hoạch lương thực.
54
Ngoài ra, HS đưa ra thêm một số câu hỏi: Vì sao phù sa của sơng Nile có màu đen?