1 .Lý do chọn đề tài
8. Bố cục của luận văn
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực trạng của việc sử dụng công nghệ thông tin và sử dụng sách điện
điện tử trong dạy học Lịch sử ở trường THCS
* Đối tượng khảo sát: Chúng tôi tiến hành điều tra khảo sát 10 GV ở các
trường THCS và 187 HS ở trường THCS Pascal – Đông Anh, Hà Nội và trường THCS Ái Mộ – Long Biên, Hà Nội.
* Phương pháp khảo sát:
Chúng tôi sử dụng bảng hỏi điều tra về thực trạng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử, điều kiện tổ chức các lớp học có sử dụng công nghệ thông tin, những nhu cầu và mong muốn của GV và HS về việc sử dụng sách điện tử về những câu chuyện lịch sử trong dạy học chủ đề Xã hội cổ đại chương trình mơn Lịch sử và Địa lý lớp 6. Sau khi tiến hành điều tra trực tuyến bằng google form, chúng tôi tiến hành xử lý kết quả. Kết quả chúng tôi thu được ý kiến của 10 GV bậc THCS và 187 HS ở trường THCS Pascal và trường THCS Ái Mộ.
* Nội dung khảo sát:
Về phía GV: Quan niệm của GV về việc sử dụng CNTT nói chung và SĐT nói riêng; đánh giá của GV về mức độ, tần suất của việc sử dụng CNTT trong DHLS ở trường phổ thông, đánh giá những hiệu quả của việc sử dụng CNTT trong dạy học LS; những khó khăn mà GV gặp phải ở trường THCS khi sử dụng CNTT trong DHLS; nhu cầu, mong muốn của GV khi thiết kế hay sử dụng một SĐT hỗ trợ việc dạy học về những câu chuyện Lịch sử trong dạy học phần Xã hội cổ đại.
Về phía HS: Đánh giá của HS về tầm quan trọng của việc phát triển năng lực sử dụng CNTT cho HS trong DHLS ở trường THCS; kỹ năng sử dụng CNTT của HS; mức độ sử dụng các phần mềm, công cụ công nghệ của GV trong DHLS; mức độ hứng thú của HS khi GV tổ chức các hoạt động học
24
tập có ứng dụng CNTT; mong muốn thiết kế hay sử dụng một Ebook hỗ trợ việc học về những câu chuyện Lịch sử trong dạy học chủ đề xã hội cổ đại.
* Kết quả khảo sát
Sau khi tiến hành điều tra, khảo sát dành cho giáo viên và học sinh, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Về quan điểm của GV và HS về việc sử dụng CNTT trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng:
- Đối với GV
Kết quả cho thấy rằng, tất cả các GV được khảo sát (100%) thống nhất việc ứng dụng CNTT trong dạy học là một trong những biện pháp đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Như vậy, chúng ta thấy rằng so với cách dạy học truyền thống, việc sử dụng CNTT với các phần mềm hỗ trợ giúp GV tổ chức thêm được nhiều hoạt động dạy học hiệu quả và thu hút HS trên lớp. Từ đó, GV có thể sáng tạo nhiều hoạt động dạy học phát huy được các năng lực chung và năng lực chuyên biệt của môn học cho HS. Khi được hỏi về mức độ Về vấn đề ý nghĩa của việc khai thác và sử dụng công cụ CNTT trong dạy học Lịch sử hiện nay, kết quả thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.1 Ý nghĩa của việc khai thác và sử dụng CNTT trong dạy học Lịch sử hiện nay (Tỷ lệ %)
Nội dung Tỉ lệ (%)
1. Phát triển năng lực tự học tự chủ 100% 2. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của HS 100% 3. Phát triển năng lực tìm hiểu của HS 100% 4. Phát triển năng lực nhận thức và tư duy Lịch sử của HS 100% 5. Phát triển năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học của
HS
100%
25
7. Mở rộng và khắc sâu kiến thức bài học 66,7% Như vậy, hầu như GV đều đồng ý rằng, việc sử dụng CNTT trong bài học làm cho môn Lịch sử phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt trong mơn Lịch sử. Ngồi ra, việc ứng dụng CNTT giúp môn Lịch sử trở nên hấp dẫn hơn và bên cạnh đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ mơn và kích thích hứng thú, trí tưởng tượng của người học. Mơn Lịch sử ln gắn liền với kênh hình ảnh minh hoạ về các nhân vật, sự kiện lịch sử đã xảy ra hay những câu chuyện Lịch sử… Vì vậy, dưới tác dụng của CNTT, các hình ảnh, video, nội dung khi đưa vào bài học sẽ giúp môn Lịch sử sinh động và hấp dẫn hơn.
- Đối với HS
Về ý nghĩa của việc khai thác và sử dụng CNTT trong dạy học Lịch sử hiện nay được thực hiện khảo sát đổi với HS, kết quả được thống kê lại như sau:
Bảng 1.2. Tác dụng của việc sử dụng CNTT trong dạy học Lịch sử hiện nay đối với HS (Tỷ lệ %)
Nội dung Tỉ lệ (%)
1. Làm cho môn Lịch sử trở nên sinh động, thu hút hơn. 77,6% 2. Góp phần nâng cao chất lượng học tập cho bộ môn. 60,7% 3. Giúp em tự học đạt kết quả cao hơn. 41,1% 4. Góp phần phát triển tính độc lập, sáng tạo của người học. 39,3% 5. Kích thích hứng thú, trí tưởng tượng của người học. 43,9%
Từ bảng trên, chúng ta thấy có trên 70% ý kiến cho rằng việc sử dụng CNTT làm cho môn Lịch sử trở nên sinh động, thu hút hơn. Trên 60% HS cho rằng CNTT giúp góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn thông qua việc sử dụng CNTT. Ngoài ra, hơn 40% HS cho rằng việc sử dụng CNTT giúp kích thích hứng thú, trí tưởng tượng người học làm cho mơn Lịch sử trở
26
nên hấp dẫn hơn. Thực tế dạy học tại trường THCS của chúng tôi cho thấy rằng, các em HS là đối tượng dễ dàng tiếp cận CNTT và HS đã tạo ra những sản phẩm về lịch sử đẹp mắt, ấn tượng và dễ nhớ như thẻ nhớ nhân vật, phiếu học tập,…
Về thực trạng sử dụng CNTT trong dạy học:
- Đối với GV
Về mục đích của việc sử dụng cơng nghệ trong dạy học Lịch sử, 100% GV đều lựa chọn sử dụng để thiết kế bài giảng điện tử. Thiết kế các bài giảng điện tử có sử dụng các cơng cụ trình chiếu sẽ giúp GV dễ dàng hơn trong việc sử dụng hình ảnh, tư liệu trong các bài giảng. Lựa chọn ít nhất là sử dụng dạy học với sách điện tử, chỉ có 6,7% ý kiến GV chọn CNTT để thiết kế SĐT hỗ trợ dạy học.
Bảng 1.3. Mức độ của việc sử dụng các phần mềm/công cụ công nghệ trong dạy học Lịch sử hiện nay đối với GV (Tỷ lệ %)
Mức độ sử dụng (%) Tên phần mềm Hồn tồn khơng sử dụng Hiếm khi sử dụng Sử dụng trong một số bài học Thường xuyên sử dụng Microsoft Word 0 0 0 100 Microsoft Point 0 0 9,7 90,3 Canva 0 6 30 64 Padlet 6 24 14 56 Microsoft Teams 0 39 30 30,9 Cohota 14 9 20,3 56,7 Kahoot, 0 12,5 20,1 67,4
27 Quizizz Powtoon 40 23 14 23 Book creator 45 35 12,3 7,7 Kotobee Authors 84 7 7 2
Nhìn vào kết quả trên, chúng ta có thể thấy rằng, phần lớn GV hiện nay đang sử dụng những phần mềm quen thuộc như Word, PowerPoint ở mức độ thường xuyên trên 90%. Song bên cạnh đó, hiện nay có nhiều phần mềm, công cụ mới hỗ trợ GV dạy học thì GV chưa có nhiều hiểu biết về các phần mềm này, tỷ lệ thường xuyên sử dụng đều dưới 60%. Khả năng ứng dụng CNTT vào dạy học đối với GV còn hạn chế, chưa sử dụng nhiều và phát huy được những ưu điểm của cơng nghệ mang lại.
Ngồi ra, để đánh giá được mức độ hiệu quả của giờ học Lịch sử khi có sử dụng các cơng cụ/phần mềm dạy học, chúng tôi đã đặt ra câu hỏi cho GV và kết quả cho thấy rằng 77,6% GV đồng ý việc sử dụng các phần mềm dạy học giúp HS có hứng thú hơn vào các bài học. So với việc sử dụng nhiều kênh chữ trong SGK, sử dụng kênh hình, video Lịch sử sinh động liên quan đến các bài học sẽ giúp HS dễ dàng tưởng tượng hơn về các sự kiện, nhân vật lịch sử. - Đối với HS
Ở môn Lịch sử, HS được tham gia các bài học có sử dụng hình thức học tập với CNTT, trong đó học tập qua các cơng cụ trình chiếu Microsoft Point, Canva, Padlet… tham gia trò chơi trên Kahoot và Quizizz.
Kết quả khảo sát về tần suất sử dụng các phần mềm/công cụ công nghệ trong dạy học cụ thể như sau:
Bảng 1.4. Mức độ của việc sử dụng các phần mềm/công cụ công nghệ trong dạy học Lịch sử hiện nay đối với HS (Tỷ lệ %)
28 Mức độ sử dụng (%) Tên phần mềm Hồn tồn khơng được học Hiếm khi được học Sử dụng trong một số bài học Thường xuyên được học Microsoft Word 13,9 23,7 24,1 34,7 Microsoft Point 5,34 11,76 60,96 22 Canva 16,6 16,6 37,4 29,4 Padlet 40,1 29,9 16 14 Microsoft Teams 6 31 23 40 Cohota 2,6 4,8 53,7 35,3 Kahoot, Quizizz 3,9 18,7 43,9 33,7 Powtoon 63,3 26 4,7 6 Book creator 40 37 13 20 Kotobee Authors 56 32 9 3
Qua quan sát kết quả từ bảng trên, ý kiến của các em HS cho thấy rằng, Microsoft PowerPoint được sử dụng nhiều nhất (82,96%), cơng cụ này, giúp hỗ trợ GV trình chiếu bài giảng, cung cấp hình ảnh, video và các giao diện bắt mắt và dễ dàng soạn bài và sử dụng. Ngồi ra, các cơng cụ Kahoot, Quizizz cũng được GV sử dụng trong một số bài học lên đến trên 40% và hơn 33% GV sử dụng thường xuyên cơng cụ này trong q trình dạy học.
Về thuận lợi và khó khăn khi ứng dụng CNTT vào việc dạy và học
29
Kết quả khảo sát cho thấy rằng, 100% tất cả GV được khảo sát thống nhất việc sử dụng các cơng cụ hỗ trợ cho q trình dạy học; Nhà trường chủ động đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng học tập cho bộ môn; Hỗ trợ học sinh tự học đạt kết quả cao hơn; Trường học có đầy đủ máy chiếu và các hỗ trợ khác cho việc sử dụng cơng nghệ. Ngồi ra, có 67% ý kiến GV cho rằng họ được tập huấn thường xuyên về cách sử dụng các công cụ công nghệ. Tóm lại, kết quả khảo sát được thể hiện thơng qua biểu đồ dưới đây:
Hình 1.1. Khi ứng dụng CNTT trong dạy học Lịch sử giáo viên có những thuận lợi (tỷ lệ %)
Bên cạnh những thuận lợi thì việc ứng dụng CNTT trong dạy học Lịch sử thì giáo viên cũng gặp khơng ít khó khăn, trước hết là GV không biết đến một số công cụ/phần mềm để ứng dụng trong dạy học và khơng có đủ thời gian cho các tiết dạy có sử dụng CNTT chiếm 33% Cịn lại hầu hết GV đồng ý rằng, những bài học có sử dụng CNTT ln được GV có hứng thú hơn chiếm 100%. Tóm lại, kết quả khảo sát được thể hiện thông qua biểu đồ dưới đây: 0 20 40 60 80 100 120 Cơng cụ hỗ trợ cho
q trình dạy học. trương ủng hộ đổi Nhà trường chủ mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng học tập cho bộ môn. Hỗ trợ học sinh tự học đạt kết quả cao hơn. Trường có đủ máy chiếu và các hỗ trợ khác cho việc sử dụng công nghệ. Được tập huấn thường xuyên về cách thức sử dụng các công cụ công nghệ.
Khi ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử, giáo viên có những thuận lợi là
30
Nội dung Tỷ lệ (%)
1. Khơng có đủ thời gian. 33
2. Điều kiện và cơ sở vật chất còn hạn chế. 33 3. Chưa được đào tạo bài bản nên chưa biết cách khai thác
hiệu quả.
33
4. Soạn bài giảng điện tử mất nhiều thời gian. 100 5. Ứng dụng cơng nghệ thơng tin có q nhiều thơng tin hấp
dẫn, làm phân tán suy nghĩ.
0
6. Chưa sử dụng thành thạo máy vi tính. 33 7. Khơng biết hoặc khó tìm được các phần mềm, ứng dụng
vào dạy học.
33
Bảng 1.5. Khó khăn trong việc ứng dụng các cơng cụ/phần mềm mà GV gặp phải (%)
- Đối với HS
Ở trường THCS Pascal, HS được khảo sát, đánh giá về cơ sở vật chất phục vụ cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học, chúng tôi thu về được kết quả như sau:
Nội dung Tỷ lệ (%)
1. Điều kiện cơ sở vật chất nhà trường tốt. 61,7 2. Điều kiện học tập ở nhà có máy tính, điện thoại thơng
minh và có mạng wifi.
68,2
3. Gia đình hỗ trợ, tạo điều kiện để em có cơ hội ứng dụng CNTT trong học tập môn Lịch sử.
46,7
4. Thầy cô trên lớp hỗ trợ, tạo điều kiện để em có cơ hội ứng dụng CNTT trong học tập môn Lịch sử.
57
Thông qua kết quả khảo sát đã cho thấy rằng, trường THCS Pascal có nhiều thuận lợi về cơ sở vật chất, điều kiện học tập và được thầy cô trên lớp
31
hỗ trợ, tạo điều kiện để em có cơ hội ứng dụng CNTT trong học tập mơn Lịch sử đều chiếm khoảng 60%.
Những khó khăn trong việc sử dụng các công cụ/phần mềm mà HS gặp phải (%) được thể hiện cụ thể ở bảng sau:
Bảng 1.6. Khó khăn trong việc sử dụng các công cụ/phần mềm mà HS gặp phải trong q trình sử dụng như sau:
Khó khăn Tỉ lệ (%)
Điều kiện và cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế. 14% Chưa sử dụng thành thạo máy vi tính. 19,6% Khơng biết hoặc khó tìm được các phần mềm, ứng dụng
vào học tập môn Lịch sử
30,8%
Ứng dụng cơng nghệ thơng tin có q nhiều thơng tin hấp dẫn, làm phân tán suy nghĩ.
32,7%
Điều kiện học tập ở nhà cịn hạn chế (chưa có đủ các thiết bị hoặc máy tính chưa được nâng cấp phù hợp).
17,8%
Từ kết quả trên cho thấy rằng, hầu như HS khơng gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng các phần mềm CNTT vào học tập. Cùng với sự phát triển cơng nghệ, những khó khăn khi ứng dụng CNTT, 32,7% HS cho rằng CNTT có quá nhiều thông tin hấp dẫn làm phân tán suy nghĩ.