Một số yêu cầu khi sử dụng SĐT về những câu chuyện lịch sử ở trường

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng sách điện tử về những câu chuyện lịch sử trong dạy học phần xã hội cổ đại (chương trình môn lịch sử và địa lí 2018, cấp trung học cơ sở)” (Trang 59 - 60)

1 .Lý do chọn đề tài

8. Bố cục của luận văn

2.3. Một số yêu cầu khi sử dụng SĐT về những câu chuyện lịch sử ở trường

trƣờng THCS

2.3.1. Đảm bảo yêu cầu an toàn

Đây là một yêu cầu quan trọng khi sử dụng các phương tiện dạy học nói chung và SĐT nói riêng. Khi sử dụng SĐT bắt buộc phải có sự hỗ trợ của các thiết bị điện tử như thiết bị nghe nhìn, trình chiếu (máy chiếu, hệ thống âm thanh…). Do đó, trong q trình sử dụng GV và HS cần chú ý một số vấn đề an toàn như: an toàn điện, an toàn cho thị giác, an tồn cho thính giác… cần có kĩ năng an toàn điện, tránh bị điện giật. Các thiết bị có hệ thống khuếch đại lớn cần điều chỉnh âm lượng vừa đủ, tránh ảnh hưởng đến thính giác của HS,…

2.3.2. Đảm bảo yêu cầu 3Đ

Yêu cầu 3Đ là ba yêu cầu: đúng lúc, đúng chỗ và đúng cường độ được các nhà sư phạm tổng kết khi sử dụng phương tiện dạy học nói chung và sử dụng SĐT nói riêng.

Yêu cầu sử dụng đúng lúc: Sự hỗ trợ của SĐT cho bài giảng sẽ nhằm

nâng cao hiệu quả rất nhiều nếu nó xuất hiện vào đúng lúc nội dung và phương pháp dạy học cần đến nó. GV cũng cần cân đối thời gian và bố trí quy trình sử dụng SĐT hỗ trợ bài dạy một cách hợp lý trong mỗi giờ học để giúp HS thêm u thích bộ mơn.

Yêu cầu sử dụng đúng chỗ: Yêu cầu sử dụng đúng chỗ trong sử dụng

phương tiện dạy học nói chung và SĐT nói riêng là mối quan hệ về mặt không gian và phương tiện dạy học. Việc sử dụng SĐT cần đảm bảo các yêu cầu về sự an toàn, sức khoẻ của GV và HS; sự an tồn, tiện ích và hiệu quả của phương tiện.

Yêu cầu sử dụng đúng mức độ: Yêu cầu đúng mức độ hay chính là yêu

cầu “vừa sức”, tức là việc sử dụng SĐT hỗ trợ bài giảng phải đảm bảo phù hợp với trình độ nhận thức và đặc điểm tâm lí của từng đối tượng HS. Sử

51

dụng SĐT sẽ giúp môn lịch sử hấp dẫn hơn, bài giảng tăng tính tương tác, tính đa phương tiện. Tuy nhiên, việc lạm dụng SĐT sẽ dẫn tới sự quá tải thông tin đối với HS, tạo ra không khí căng thẳng trong giờ học. Yêu cầu đúng mức độ để đảm bảo rằng việc sử dụng CNTT trong dạy học nói chung hay SĐT trong dạy học nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, tăng khả năng tương tác giữa GV với HS, HS với HS.

Việc ứng dụng CNTT vào trong DHLS nói chung hay việc sử dụng SĐT vào trong DHLS nói riêng phải u cầu hiệu quả, có tính ứng dụng cao và hướng tới hình thành cho học sinh các năng lực cần thiết.

Ngoài ra, việc thiết kế SĐT trong dạy học lịch sử ở cấp THCS cần phù hợp với đặc điểm và yêu cầu thực tiễn là của GV và HS, từ đó góp phần thúc đẩy sự sáng tạo, bồi đắp hứng thú cho HS yêu thích việc học tập mơn Lịch sử, hình thành thái độ sống tích cực.

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng sách điện tử về những câu chuyện lịch sử trong dạy học phần xã hội cổ đại (chương trình môn lịch sử và địa lí 2018, cấp trung học cơ sở)” (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)