Hình ảnh về sản phẩm kiểm tra cuối kì của học sinh lớp 6A

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng sách điện tử về những câu chuyện lịch sử trong dạy học phần xã hội cổ đại (chương trình môn lịch sử và địa lí 2018, cấp trung học cơ sở)” (Trang 87)

79

Kết quả của bài cuối kì cho thấy rằng từ nội dung câu chuyện không chỉ giúp học sinh khám phá được những kiến thức cơ bản mà học sinh còn vận dụng sáng tạo vào bài kiểm tra cuối kì I với những sản phẩm tốt, chất lượng và đạt mục tiêu bài học. Như vậy, trong đánh giá thành tích học tập của học

sinh không chỉ đánh giá kết quả mà chú ý cả q trình học tập. Đánh giá thành tích học tập theo quan điểm phát triển năng lực, không giới hạn vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ được giao. Thông qua đánh giá quá trình học tập và đánh giá tổng kết chúng tơi có thể khẳng định rằng, việc sử dụng câu chuyện trong dạy học lịch sử sẽ góp phần tăng sự hứng thú u thích mơn học của HS.

2.5. Thử nghiệm sư phạm

Việc tiến hành thực nghiệm sư phạm là cơ sở khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học, đồng thời dựa trên cơ sở để phân tích các kết quả thu được sau thử nghiệm, sẽ rút ra được những nhận xét, đánh giá khái quát, những bài học cần thiết về yêu cầu thiết kế và sử dụng SĐT trong DHLS trong thực tế để có thể phát triển năng lực người học, đáp ứng những yêu cầu đổi mới của giáo dục và xã hội.

2.5.1. Mục đích thử nghiệm

Thứ nhất, thử nghiệm sư phạm là một khâu quan trọng để áp dụng

những nghiên cứu vào thực tiễn giảng dạy lịch sử và là cơ sở khoa học kiểm tra tính khả thi của việc sử dụng SĐT về những câu chuyện Lịch sử trong dạy học phần Xã hội cổ đại ở trường THCS.

Thứ hai, là căn cứ để phân tích, xác định tính hiệu quả, khả thi và mở

rộng để phát huy tính tích cực trong thực tiễn dạy học Lịch sử ở trường THCS được xác định từ kết quả kiểm tra và ý kiến phản hồi.

Thứ ba, thử nghiệm sư phạm là nền tảng đánh giá, kết luận về việc sử

80

có thể đưa ra các giải pháp thích hợp nhất góp phần thay đổi cách dạy, cách học và nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Lịch sử.

2.5.2. Nội dung thử nghiệm

- Về đối tượng: Thử nghiệm tiến hành tại trường THCS Pascal – Đông Anh – Hà Nội.

Đối tượng học sinh tại trường THCS Pascal đều có điểm chung là kĩ năng sử dụng CNTT ở mức thành thạo, có đầy đủ các thiết bị điện tử phục vụ cho quá trình học tập Online, đáp ứng các yêu cầu của việc sử dụng SĐT.

Chúng tôi tiến hành thử nghiệm sư phạm qua bài 6. Ai Cập cổ đại là dạng bài hình thành kiến thức mới.

Lớp thử nghiệm: Lớp 6A trường THCS Pascal.

- Thời gian tiến hành: Tiến hành từ ngày 15 – 19/11/2021.

2.5.3. Phương pháp thử nghiệm

Phương pháp đánh giá thử nghiệm sư phạm:

Về mặt định lượng: Chúng tôi xây dựng câu hỏi khảo sát về mức độ hứng thú

về các câu chuyện lịch sử sau các bài học chủ đề Xã hội cổ đại.

Về mặt định tính:

Về hình thức tổ chức, tiến trình giờ dạy thử nghiệm được triển khai theo trình tự của một giờ dạy học. Các hoạt động dạy học được thiết kế trên nền tảng CNTT và khai thác các ứng dụng Nearpod, Padlet, câu chuyện vào các hoạt động dạy học. Các hoạt động dạy học đề cao việc phát triển năng lực học sinh, lấy người học làm trung tâm, giáo viên đóng vai trị là người hướng dẫn, định hướng, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Thông qua giờ dạy thử nghiệm, kết quả sư phạm được đánh giá dựa trên các phương diện sau:

1. Kiến thức: Học sinh đã đạt được những mục tiêu sau:

Nêu được tác động của điều kiện tự nhiên (các dịng sơng, đất đai, màu

81

thành lập nhà nước của người Ai Cập; Kể được tên và nêu được những thành tựu chủ yếu về văn hoá ở Ai Cập.

2. Các kỹ năng mà HS đã được thực hành thông qua giờ học sử dụng Padlet, Nearpod.

3. Thái độ học tập: GV thông qua quan sát, đánh giá HS trong quá trình dạy học dựa trên những mặt biểu hiện sau:

+ Có tinh thần, thái độ, hứng thú, say mê trong khi làm bài tập.

+ Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử thơng qua hoạt động tương tác với SĐT,..

+ Tổng hợp đánh giá từ các nhóm GV và HS.

* Kế hoạch thực hiện:

Quá trình chuẩn bị: GV chuẩn bị giáo án chi tiết, liệt kê các thao tác cần chuẩn bị.

Về hình thức tổ chức, tiến hành giờ dạy thử nghiệm được triển khai theo trình tự của một giờ dạy học bài 6. Ai Cập cổ đại. Các hoạt động dạy học được thiết kế dựa trên nền tảng CNTT và khai thác tối đa thế mạnh của Padlet và Nearpod vào các hoạt động dạy học. Các hoạt động dạy học đề cao sự phát triển năng lực học sinh, lấy người học làm trung tâm, giáo viên đóng vai là người hướng dẫn, định hướng, hỗ trợ HS khi cần thiết.

2.5.4. Kết quả thử nghiệm

Kết quả thử nghiệm được đánh giá trên cả hai phương diện là định tính và định lượng.

Về mặt định tính, kết quả thử nghiệm căn cứ vào nhận xét đánh giá của

GV về thái độ của HS trong các giờ học, tính tích cực khi tham gia các hoạt động học tập và mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của các em; phản hồi, cảm nhận của HS sau mỗi giờ học. Sau một thời gian (4 tuần) tiến hành thử nghiệm đối với lớp 6A, chúng tơi nhận thấy có một số sự thay đổi rõ rệt cả về

82

kiến thức, năng lực và thái độ của HS. Những thay đổi này được biểu hiện ở 1 số điểm sau:

Ở giờ học đầu tiên khi GV tiến hành hướng dẫn HS tìm hiểu và sử dụng Padlet, Nearpod trong học tập, HS còn rất bỡ ngỡ, cịn gặp khó khăn khi truy cập vào Nearpod do vấn đề đường truyền mạng. Tuy nhiên, GV hướng dẫn HS đăng nhập và khắc phục tình trạng trên do đó khi thực hiện các bài tập tương tác với SĐT các em tỏ ra rất hào hứng với SĐT về những câu chuyện Lịch sử đã thu hút các em HS vào bài học tốt hơn. Các câu hỏi hay yêu cầu GV đưa ra, các em đều thực hiện một cách nhanh nhất trong điều kiện có thể.

Về mặt định lượng:

Qua thống kê kết quả của bài kiểm tra cuối kì I ở lớp 6A, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Kết quả thử nghiệm dựa trên kết quả khảo sát trên Google form về mức độ yêu thích bài học thu được kết quả như sau:

Kết quả kiểm tra cuối kì (tỷ lệ 100%)

Điểm giỏi Điểm khá 82% 18%

83

Kết quả thu được cho thấy khoảng 66,6% HS rất thích và thích bài Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại.

Ngồi ra chúng tơi khảo sát về những câu chuyện mà HS ấn tượng nhất trong bài Ai Cập cổ đại, chúng tôi thu được kết quả cụ thể:

Mức độ yêu thích bài Ai Cập - Lưỡng Hà của con như thế nào? Rất thích và thích Bình thường 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Câu chuyện Ai Cập là tặng phẩm

của sông Nile Câu chuyện về Kim Tự Tháp hoá tiêu biểu của cư dân Ai Cập và Câu chuyện về các thành tựu văn Lưỡng Hà cổ đại

Con ấn tượng nhất với câu chuyện nào trong Bài Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

Con ấn tượng nhất với câu chuyện nào trong Bài Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại 66,6%

84

Như vậy, từ kết quả này, có thể bước đầu khẳng định được tính hiệu quả, khả thi của đề tài: “Thiết kế và sử dụng sách điện tử về những câu

chuyện lịch sử trong dạy học phần Xã hội cổ đại (Chương trình mơn Lịch sử và Địa lí 2018, cấp trung học cơ sở)”.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Trong chương 2, đề tài tập trung đề xuất quy trình thiết kế và biện pháp sử dụng SĐT về những câu chuyện lịch sử sao cho hiệu quả trong dạy học lịch sử nói chung và dạy học phần Xã hội cổ đại nói riêng. Trong đó, vấn đề chúng tôi quan tâm và dành thời gian nhiều đó là nghiên cứu và làm rõ những quy trình thiết kế SĐT và biện pháp sử dụng hiệu quả SĐT.

Về quy trình thiết kế SĐT về những câu chuyện lịch sử, GV cần thực hiện theo quy trình: Xác định mục tiêu; Lựa chọn nội dung, tài liệu để xây dựng các câu chuyện; Lựa chọn cơng cụ; Thiết kế, đóng gói SĐT.

Về biện pháp sử dụng SĐT về những câu chuyện lịch phục vụ việc DHLS được hiệu quả, cần đảm bảo yêu cầu an toàn, đảm bảo yêu cầu 3Đ, đảm bảo tính hiệu quả và thực tiễn.

Thơng qua nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng việc ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử là một vấn đề cần thiết, trong đó SĐT về những câu chuyện lịch sử là một sự lựa chọn mới và hấp dẫn để GV đưa vào dạy học và áp dụng một cách linh hoạt và sáng tạo nhằm góp phần đổi mới trong dạy học lịch sử.

85

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để rút ra các kết luận sau:

1.1. Dựa vào việc tổng quan tài liệu nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng CNTT trong dạy học nói chung và sử dụng SĐT trong dạy học Lịch sử nói riêng, chúng tôi nhận thấy đây là một trong những xu hướng nhằm đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS theo hướng phát triển năng lực cho người học và phù hợp với xu hướng giáo dục hiện đại trên thế giới.

1.2. Từ kết quả của quá trình nghiên cứu tài liệu và điều tra khảo sát thực tế giáo viên và học sinh trường THCS Ái Mộ và trường THCS Pascal, đề tài đã xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề sử dụng CNTT trong DHLS nói chung và thiết kế, sử dụng SĐT trong DHLS nói riêng. Qua khảo sát cho thấy rằng, GV và HS đều thấy được những ưu điểm của các phương tiện dạy học hiện đại trong DHLS góp phần giúp HS thêm u thích bộ mơn, tăng hứng thú học tập của HS thơng qua các hình ảnh, video trực quan sinh động. 1.3. Kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn là cơ sở đề xuất quy trình thiết kế SĐT dựa trên việc tuân thủ chặt chẽ bốn nguyên tắc thiết kế SĐT: đảm bảo tính khoa học, đảm bảo tính hệ thống, đảm bảo tính tương tác và tính đa phương tiện, đảm bảo về mặt kỹ thuật và thẩm mỹ. Cuốn sách điện tử được thiết kế gồm 17 trang được thiết kế trên cơng cụ đồ họa Canva và đóng gói sách qua cơng cụ Bookcreator. Sau đó chúng tơi đưa ra những biện pháp sử dụng SĐT về những câu chuyện Lịch sử để mở đầu bài học, hình thành kiến thức mới, sơ kết bài học và để kiểm tra đánh giá phần Xã hội cổ đại.

1.4. Chúng tôi tiến hành thử nghiệm sư phạm tại trường THCS Pascal Đông Anh – Hà Nội, đánh giá hiệu quả việc sử dụng SĐT thông qua các công cụ như phiếu khảo sát, bài tập tương tác trên Nearpod,… Kết quả thử nghiệm là căn cứ bước đầu cho thấy việc thiết kế và sử dụng SĐT là hướng đi đúng đắn góp phần đổi mới phương pháp DHLS và phát triển năng lực của HS.

86

2. Khuyến nghị

Từ kết quả nghiên cứu và với mong muốn quy trình thiết kế và sử dụng SĐT về những câu chuyện lịch sử trong dạy học phần Xã hội cổ đại đề xuất có thể thực hiện trong thực tế dạy học, chúng tơi có một số kiến nghị sau:

2.1. Đối với các trường Sư phạm: Việc các trường Sư phạm đổi mới PP đào tạo là hết sức quan trọng. Bởi đổi mới PPDH nói chung ở các trường gắn liền với đổi mới phương pháp đào tạo ở các trường sư phạm. Do vậy, tôi khuyến nghị việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo các nhà trường cần chú ý dành thời lượng phù hợp cho các học phần về ứng dụng CNTT trong dạy học Lịch sử nói chung và sử dụng SĐT nói riêng. Đồng thời cũng cần dành nhiều thời gian cho sinh viên có cơ hội để thực hành nhiều hơn nữa các kỹ năng sử dụng HLĐT, như vậy nó sẽ giúp GV tiếp cận nhanh hơn, hiệu quả hơn với những những nghiên cứu, ứng dụng CNTT của các trường Sư phạm.

2.2. Đối với nhà trường THCS: Trường THCS đóng vai trị quan trọng trong

quá trình ứng dụng CNTT, sử dụng SĐT trong dạy học nói chung và DHLS nói riêng. Các trường cần có sự đầu tư về cơ sở vật chất: xây dựng phòng học đa chức năng với phương tiện công nghệ hiện đại như máy vi tính kết nối Internet, máy chiếu, loa,... Bên cạnh đó, nhà trường cần có những chính sách nhằm thúc đẩy việc GV sử dụng HLĐT, nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, tổ chức seminar chuyên môn theo tháng, theo quý để GV có thể giới thiệu, chia sẻ những thông tin, ứng dụng cập nhật.

2.3. Đối với mỗi GV: GV là một trong những nhân tố thiết yếu đóng vai trị

quyết định tới hiệu quả của việc thiết kế và sử dụng SĐT vào DHLS. Trong xu thế tiếp tục sử dụng CNTT vào dạy học ngày càng được phổ biến trong dạy học nói chung và DHLS nói riêng, việc giáo viên tiếp cận với SĐT trong quá trình dạy học sẽ giúp việc thúc đẩy hiệu quả học tập và sử dụng nó trong việc dạy học.

87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018, Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Lịch sử và Địa lý cấp Trung học cơ sở. (Ban hành theo thông tư số 32/2018/ TT- BGDĐT, ngày 26/12/2018.

2. Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII).

3. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

4. Nguyễn Thị Côi (Chủ biên) (2009), “Rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm

môn Lịch sử”. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Côi (2016), “Dạy học Lịch sử ở trường Phổ thông với việc

phát triển các năng lực bộ mơn cho học sinh”, Tạp chí giáo dục số 389, năm

2016.

6. Phan Ngọc Liên (CB) (2009), “Phương pháp dạy học Lịch sử”, NXB Giáo dục.

7. Phan Ngọc Liên (chủ biên) (2008), “Đổi mới nội dung và phương pháp dạy

học Lịch sử ở trường phổ thông”, NXB Đại học Sư Phạm.

8. Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Mạnh Hưởng (2009), “Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn Sử”.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục trung học.

9. Vũ Quang Hiển, Hoàng Thanh Tú (2014), “Phương pháp dạy học môn Lịch

sử ở trường trung học phổ thông”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Hoàng Thanh Tú (2009), “Vận dụng mơ hình tiếp cận cơng nghệ (TAM)

trong dạy học mơn Lịch sử ở trường THPT”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN,

Khoa học xã hội và nhân văn tập 25, số 18, tr 155-160.

11. Nguyễn Văn Tuấn (2008), “Sách điện tử và sử dụng công nghệ tạo sách

88

12. Nguyễn Mạnh Hưởng (2008), “Công nghệ thông tin và truyền thông với

vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử ở phổ thông”, Tạp chí Giáo

dục, số 185, tr 41-44.

13. Nguyễn Mạnh Hưởng (2008), “Công nghệ thông tin và truyền thông với

vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử ở phổ thơng”, tạp chí giáo dục,

số 185, tr 41-43.

14. Nguyễn Mạnh Hưởng (2010), “Đặc trưng của việc dạy – học Lịch sử và con đường hình thành kiến thức cho HS với sự hỗ trợ của cơng nghệ thơng tin”, tạp chí giáo dục, số 235, tr 41-44, 2010.

15. Nguyễn Mạnh Hưởng (2011), “Đôi nét về đổi mới phương pháp dạy học

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng sách điện tử về những câu chuyện lịch sử trong dạy học phần xã hội cổ đại (chương trình môn lịch sử và địa lí 2018, cấp trung học cơ sở)” (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)