Kết luận chƣơn gI

Một phần của tài liệu Xây dựng các chỉ báo và câu hỏi đánh giá năng lực khoa học của học sinh trong dạy học mở đầu về khoa học tự nhiên khoa học tự nhiên 6 (Trang 43)

Trong chƣơng này, chúng tôi đã tổng quan những cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài và khẳng định:

1. Dạy học tích hợp theo định hƣớng phát triển năng lực là phƣơng pháp dạy học đáp ứng cao cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục của nhân loại ở thế kỉ 21.

2. Thực tế cho thấy phƣơng pháp dạy học tích hợp chƣa đƣợc chú ý thỏa đáng trong thực tiễn dạy học ở trƣờng THCS mà nguyên nhân chủ yếu vẫn là do ảnh hƣởng của các phƣơng pháp dạy học truyền thống cũng nhƣ việc giáo viên chƣa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về phƣơng pháp dạy học này.

CHƢƠNG 2

XÂY DỰNG CÁC CHỈ BÁO VÀ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ TRONG SÁCH GIÁO KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 2.1. Các kĩ năng

2.1.1. Kĩ năng quan sát

Quan sát trong tiếng Anh còn đƣợc gọi là "Observe", quan sát đƣợc hiểu một cách đơn giản chính là việc bạn nhìn, ngắm, thực hiện bằng mắt để nhằm thu lại những thơng tin chính cần thiết. Nếu nhƣ trong cuộc sống thƣờng ngày, chúng ta sử dụng các giác quan, cụ thể bằng mắt để quan sát một vật nào đó thì trong các hoạt động nghiên cứu quan sát còn đƣợc sử dụng các biện pháp, dụng cụ hỗ trợ việc quan sát mà chúng ta khơng thể nhìn trực tiếp bằng giác quan. Ví dụ nhƣ bạn muốn quan sát sao băng thì sẽ khó nhìn bằng mắt thƣờng mà phải sử dụng kính thiên văn hỗ trợ. Hoặc nếu bạn muốn quan sát một tế bào, vi khuẩn nào đó cũng sẽ khơng nhìn bằng mắt thƣờng mà phải dùng đến kính hiển vi.

Trong quan sát cũng đƣợc chia thành quan sát định tính và định lƣợng. Nếu nhƣ ghi nhận sự có mặt, vắng mặt của vật đó thì gọi là quan sát định tính. Cịn trong trƣờng hợp quan sát vật đó mà phải dùng đếm, tính tốn thì là quan sát định lƣợng.

Kỹ năng quan sát trong tiếng Anh đƣợc gọi là " Observation skills". Đối với kỹ năng quan sát thì nó là một trong những kỹ năng đƣợc thƣờng xuyên sử dụng. Kỹ năng quan sát khác với quan sát thơng thƣờng. Với kỹ năng quan sát thì sẽ khơng nhìn sự vật hiện tƣợng một cách ngẫu nhiên, thông thƣờng mà nó sẽ nhìn sự vật một cách có mục đích rõ ràng, sau đó thì nhanh chóng ghi nhớ chúng, ghi chép lại và sâu chuỗi thành những điều liên quan đến nhau. Observation skills ln có một vai trị đặc biệt quan trọng đối với con ngƣời chúng ta, dù bạn làm ở ngành nghề hay lĩnh vực

nào nhƣ khoa học, công nghệ thông tin, y tế, kinh doanh… thì cũng đều cần trau dồi loại kỹ năng đặc biệt này. Nó có vai trò giúp chúng ta nhận ra bản chất của sự vật, sự việc một cách nhanh chóng, từ đó tìm ra cách giải quyết khi gặp vấn đề. Kỹ năng quan sát cũng thuộc bộ các loại kỹ năng mềm cần thiết đối với con ngƣời bởi nó giúp ích rất nhiều cho chúng ta trong việc phát triển bản thân.

Vai trò của kỹ năng quan sát đối với con ngƣời là rất quan trọng, nó đặc biệt giúp ích nhiều cho chúng ta trong học tập và công việc. Khi quan sát, chúng ta không chỉ sử dụng mỗi đơi mắt mà cịn vận dụng tất cả các giác quan sẵn có để nhìn nhận, đánh giá những gì chúng ta thấy và trải nhiệm. “Quan sát” và “nhìn” là 2 khái niệm khác nhau, cũng giống nhƣ trong tiếng Anh chúng ta có 2 khái niệm rạch ròi là “observe” và “see” vậy. “Nhìn” là một hành động thụ động cịn “quan sát” là hành động chủ động và có mục đích rõ ràng. Ví dụ, bạn nhìn những hàng cây ven đƣờng hay những chú chim bay trên bầu trời nhƣng bạn khơng đi sâu vào phân tích chúng hay để não bộ ghi lại những thông tin về chúng để về sau có thể sử dụng.

Ở bậc Tiểu học, kĩ năng quan sát của HS đƣợc thể hiện ở việc biết sử dụng một hay nhiều giác quan để thu nhận thông tin về đặc điểm, kích thƣớc, hình dạng, kết cấu, vị trí hay sự kiện. HS biết sử dụng các dụng cụ nhƣ thƣớc kẻ, kính hiển vi,… để có đƣợc những thơng tin, kết quả quan sát đƣợc chính xác hơn so với quan sát bằng mắt thƣờng.

Đối với học sinh THCS, kỹ năng quan sát liên quan đến việc sử dụng các giác quan để thu thập thông tin định tính và định lƣợng về một vật thể, sự kiện hoặc hiện tƣợng cụ thể. Kết quả là, HS sẽ có thể mơ tả chính xác các thay đổi về mẫu và mối quan hệ. Để phát triển kĩ năng này thì việc HS sử dụng nhiều giác quan là cần thiết. HS cần thực hiện cả hai quan sát định

tính (ví dụ: hình dạng, màu sắc và kết cấu) và quan sát định lƣợng (ví dụ: kích thƣớc hoặc số) để mơ tả các thuộc tính của đối tƣợng một cách chính xác. Bên cạnh đó, HS có thể sử dụng các cơng cụ nhƣ kính hiển vi và calipers để mở rộng phạm vi quan sát cũng nhƣ các câu hỏi khác nhau để thực hiện quan sát tốt hơn.

2.1.2. Kĩ năng so sánh

Cho đến nay, từ "so sánh" đƣợc dùng rộng rãi và phổ biến trong đời sống thƣờng này, kể cả trong nhà trƣờng lẫn ngồi xã hội. Chính vì tính rộng rãi và phổ biến ấy mà từ này dƣờng nhƣ đã trở thành một từ thơng dụng và cũng vì thế làm giảm đi rất nhiều tính thuật ngữ, tính khoa học vốn có trong nghiên cứu khoa học. Bất kì ai cũng có thể giải thích đƣợc rằng, so sánh là đem cái này đối chiếu với cái khác, đem cái nọ đặt cạnh cái kia để hiểu rõ hơn về cái đƣợc đem ra so sánh ấy. Đây là cách hiểu phổ biến và thông dụng hiện nay.

Theo cuốn Từ điển tiếng Việt do tác giả Văn Tân chủ biên thì so sánh là “so cẩn thận vật này với vật khác để biết tốt xấu, hơn kém” [1; tr 888], cịn cuốn Từ điển tiếng Việt do Hồng Phê chủ biên thì so sánh là “nhìn vào cái này mà xem xét cái kia để thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc hơn kém” [2; tr 830]. Tƣơng tự nhƣ vậy, cuốn Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Nhƣ Ý chủ biên thì “so sánh” đƣợc hiểu là “xem xét cái này với cái kia để thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc sự hơn kém nhau” [3; tr 1380].

Trong khi đó, ở nƣớc ngồi, khi tìm hiểu về so sánh, các nhà nghiên cứu cũng đều đƣa ra cách hiểu của mình về khái niệm này. Trong Từ điển Triết học của Liên xô (cũ), so sánh đƣợc xem là: “Đối chiếu các đối tƣợng nhằm phát hiện ra những nét giống nhau hay khác nhau giữa chúng (hoặc cả hai cái cùng một lúc). Là tiền đề quan trọng nhất của khái quát hóa. Đóng một vai trị to lớn trong suy lí theo phép tƣơng tự. Những phán đoán

thể hiện kết quả so sánh là mục tiêu phát hiện nội dung các khái niệm về các đối tƣợng đƣợc so sánh; về mặt này thì so sánh đƣợc dùng làm một phƣơng pháp bổ sung - và đôi khi cả thay thế - cho định nghĩa” [2]. Điều này có nghĩa là khi đã nói đến so sánh là phải có hai đối tƣợng và đem hai đối tƣợng đó đặt cạnh nhau để xem xét nhằm rút ra đƣợc cái gì giống nhau và khác nhau giữa chúng. Nhƣ vậy, trong hoạt động nhận thức, so sánh đều đƣợc các nhà khoa học thống nhất coi là một thao tác. So sánh là cốt lõi của suy luận tƣơng tự trong logic học, đó là việc “xác định sự giống nhau trong một số mặt, tính chất và quan hệ giữa những đối tƣợng khơng đồng nhất; suy lí theo tƣơng tự là những kết luận đƣợc rút ra căn cứ vào sự giống nhau ấy...”. Điều này cho thấy, so sánh là một thao tác trí tuệ giúp con ngƣời dùng để nhận thức hiện thực khách quan, để suy luận và khám phá thế giới.

Trong một thời gian dài, nhà trƣờng phổ thông của Việt Nam, ở nhiều cấp học, bậc học, khi nói đến so sánh, phần lớn học sinh đều hiểu theo cách định nghĩa mà chúng tơi vừa nêu trên. Đó là việc đem cái này đối chiếu với cái khác, đem đối tƣợng này đối chiếu với đối tƣợng kia để tìm đƣợc cái tƣơng đồng hoặc khác biệt giữa chúng.

Hiểu nhƣ vậy là đúng, không sai, nhƣng chƣa thật đầy đủ, nếu nhƣ chúng ta muốn đi sâu hơn nữa vào việc tìm hiểu so sánh ở những lĩnh vực khác nhau. Trong nghiên cứu khoa học, tuy cùng gọi là “so sánh”, nhƣng các nhà khoa học vẫn có sự xác định khác nhau về khái niệm này, tùy thuộc vào góc độ nghiên cứu. Chúng ta biết rằng, cùng một sự vật, hiện tƣợng nhƣng nếu đứng dƣới góc độ xem xét khác nhau sẽ có thể dẫn đến những cách phân tích, nhận xét và có những kết luận khác nhau; và vì thế chúng ta có thể nhận thấy rằng, so sánh không phải chỉ là đối tƣợng nghiên cứu của một lĩnh vực khoa học duy nhất mà còn là đối tƣợng nghiên cứu chung của nhiều lĩnh vực khoa học khác. Nhƣng dƣới mỗi góc độ ấy, vì những mục

đích và phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau mà các nhà khoa học vẫn có thể phân tích và nhìn nhận chúng theo những cách khác nhau. Nhƣ đã phân tích ở trên, dƣới góc độ của logic học thì “so sánh” sẽ là một “thao tác”, giúp cho việc nhận thức thế giới một cách chính xác, đầy đủ hơn.

Ở Tiểu học, so sánh là kĩ năng nhận ra những điểm giống và khác nhau giữa hai hay nhiều sự vật, hiện tƣợng, khái niệm hoặc quy trình,…..… Ở THCS, so sánh liên quan đến việc xác định các điểm tƣơng đồng và khác biệt giữa hai hoặc nhiều đối tƣợng, khái niệm hoặc sự kiện. HS thực hiện các quan sát chi tiết để xác định các điểm tƣơng đồng và / hoặc sự khác biệt, từ đó rút ra kết luận về tầm quan trọng của sự tƣơng đồng và/ hoặc sự khác biệt.

2.1.3. Kĩ năng phân loại

Phân loại là khái niệm đƣợc sử dụng rất phổ biến trong các lĩnh vực. Đây là cách sắp xếp, phân chia các sự vật, hiện tƣợng hoặc khái niệm theo những đặc điểm cụ thể. Có thể phân loại theo mức độ, trật tự nhất định trên cơ sở dựa vào những dấu hiệu giống và khác nhau giữa chúng. Tùy thuộc vào mục đích để phân loại các sự vật, hiện tƣợng theo trật tự nhất định và theo mục đích phân loại.

Ở Tiểu học, phân loại là kĩ năng nhận dạng các đặc điểm; tính chất đặc trƣng, phổ biến của các sự vật, hiện tƣợng để xếp vào các nhóm. Để thực hiện kĩ năng này, HS cần thêm kĩ năng nhƣ quan sát, …....

Ở THCS, phân loại liên quan đến nhóm các đối tƣợng, khái niệm hoặc sự kiện thành các danh mục, theo các tính năng hoặc đặc điểm đƣợc chia sẻ. Nhờ quan sát cho tiết, HS có thể vẽ đƣợc Venn và bản đồ khái niệm, tạo ra một khóa nhị phân. Xác định các điểm tƣơng đồng và/ hoặc sự khác biệt để từ đó rút ra kết luận về tầm quan trọng của sự tƣơng đồng và/ hoặc sự khác biệt.

2.1.4. Kĩ năng sử dụng dụng cụ thiết bị thí nghiệm

Kĩ năng sử dụng các dụng cụ thiết bị đƣợc hiểu là khả năng HS biết cách sử dụng các dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành một cách chính xác và đảm bảo an toàn. Nhờ sự trợ giúp của các dụng cụ, thiết bị mà HS có thể tìm tịi, khám phá ra nhiều điều mới, kiểm chứng đƣợc kết quả lý thuyết khi tiến hành thí nghiệm. Ngồi ra, HS cịn biết lựa chọn các loại thiết bị thích hợp cho từng mục đích thí nghiệm, thao tác chính xác, hiệu quả.

Ở Tiểu học, việc sử dụng dụng cụ thí nghiệm chỉ dừng ở mức học sinh biết đƣợc chức năng, mức độ sử dụng của các dụng cụ và thiết bị khác nhau. HS cũng đã biết lựa chọn và sử dụng các dụng cụ vào các tình huống cơng việc thích hợp.

Ở THCS, HS đã biết đƣợc các chức năng và giới hạn đo của các thiết bị khác nhau để có thể lựa chọn phù hợp nhất và cho đƣợc kết quả chính xác. Bên cạnh đó, HS biết ƣớc tính, tức là đốn giá trị của một cái gì đó mà khơng thực hiện một phép đo nào và biết ƣớc tính trong suy luận. Để phát triển kĩ năng này, giáo viên cần thực hiện các hƣớng dẫn trong khi sử dụng dụng cụ thí nghiệm để HS nắm bắt một cách rõ ràng. HS cần thực hiện các thí nghiệm càng nhiều càng tốt và chú ý cẩn thận, chính xác khi đo lƣờng.

2.2. Các chỉ báo kĩ năng

2.2.1. Chỉ báo kĩ năng quan sát

1. Biết sử dụng một hoặc nhiều giác quan để thu nhận thông tin về các đặc điểm, kích thƣớc, hình dạng, kết cấu, vị trí, sự kiện.

Sử dụng các giác quan để thu thập thơng tin định tính và định lƣợng về một vật thể, sự kiện hoặc hiện tƣợng cụ thể. Kết quả là, chúng ta sẽ có thể mơ tả chính xác các thay đổi về mặt mẫu và mối quan hệ.

2. Biết sử dụng các dụng cụ nhƣ thƣớc kẻ, kính hiển vi,.. để có những thơng tin, kết quả chính xác hơn.

1. Sử dụng càng nhiều giác quan của chúng ta là cần thiết.

2. Sử dụng các cơng cụ nhƣ kính hiển vi và các công cụ khác để mở rộng phạm vi quan sát.

3. Thực hiện cả hai quan sát định tính (ví dụ: hình dạng, màu sắc và kết cấu) và quan sát định lƣợng (ví dụ: số hoặc kích thƣớc) để mơ tả các thuộc tính của đối tƣợng một cách chính xác. 4. Sử dụng các loại câu hỏi khác nhau để giúp thực hiện quan sát tốt hơn.

2.2.2. Chỉ báo kĩ năng phân loại

Biết nhận dạng các đặc điểm; tính chất đặc trƣng, phổ biến của các sự vật, hiện tƣợng để xếp chúng vào các nhóm.

1. Biết nhóm các đối tƣợng, khái niệm hoặc sự kiện thành các danh mục, theo các tính năng hoặc đặc điểm đƣợc chia sẻ.

2. Biết vẽ sơ đồ Venn và bản đồ khái niệm và tạo ra 1 khóa nhị phân.

3. Thực hiện các quan sát chi tiết. Xác định các điểm tƣơng đồng và/ hoặc sự khác biệt.

4. Rút ra kết luận về tầm quan trọng của sự tƣơng đồng và/ hoặc sự khác biệt.

2.2.3. Chỉ báo kĩ năng sử dụng dụng cụ thí nghiệm

1. Biết đƣợc chức năng, mức độ sử dụng các dụng cụ và thiết bị khác nhau.

2. Biết lựa chọn và sử dụng các dụng cụ vào các tình huống cơng việc thích hợp.

1. Biết đƣợc các chức năng và giới hạn đo của các thiết bị khác nhau để có thể chọn phù hợp nhất và có đƣợc kết quả chính xác nhất.

2. Biết ƣớc tính, tức là đốn giá trị của một cái gì đó mà khơng thực sự thực hiện một phép đo

- Biết ƣớc tính trong việc đƣa ra suy luận.

3. Phát triển kĩ năng:

- Thực hiện đƣợc các hƣớng dẫn trong khi sử dụng dụng cụ thí nghiệm.

- Biết cách phân loại và lựa chọn các dụng cụ phù hợp với mục đích sử dụng.

- Cẩn thận và chính xác khi đo lƣờng.

2.3. Xây dựng các câu hỏi đánh giá năng lực khoa học theo mức độ

2.3.1. Biết

Tên bài học Câu hỏi đánh giá

Kỹ năng quan sát Kỹ năng phân loại

Kỹ năng sử dụng dụng cụ thí nghiệm

1. Giới thiệu về Khoa học tự nhiên 1. Các dụng cụ hằng ngày sử dụng nguồn năng lƣợng nào? 2. Quan sát các vật đƣợc liệt kê và nói cho các bạn cùng nhóm biết các vật nào có điểm chung? 3. Quan sát hoạt động của các ứng dụng KHTN trong đời sống và cho biết nó đƣợc thay thế cho những phƣơng tiện nào trƣớc đây? 1. Các ứng dụng của KHTN trong đời sống? 1. Em hãy trình bày chức năng của đèn cồn, bình thủy tinh trong hình 1.1? 2. An tồn trong phịng thực hành 1. Quan sát các dụng cụ, hóa chất và cho biết rủi ro chúng ta gặp phải

Một phần của tài liệu Xây dựng các chỉ báo và câu hỏi đánh giá năng lực khoa học của học sinh trong dạy học mở đầu về khoa học tự nhiên khoa học tự nhiên 6 (Trang 43)