Kĩ năng so sánh

Một phần của tài liệu Xây dựng các chỉ báo và câu hỏi đánh giá năng lực khoa học của học sinh trong dạy học mở đầu về khoa học tự nhiên khoa học tự nhiên 6 (Trang 46 - 48)

2.1. Các kĩ năng

2.1.2.Kĩ năng so sánh

Cho đến nay, từ "so sánh" đƣợc dùng rộng rãi và phổ biến trong đời sống thƣờng này, kể cả trong nhà trƣờng lẫn ngồi xã hội. Chính vì tính rộng rãi và phổ biến ấy mà từ này dƣờng nhƣ đã trở thành một từ thông dụng và cũng vì thế làm giảm đi rất nhiều tính thuật ngữ, tính khoa học vốn có trong nghiên cứu khoa học. Bất kì ai cũng có thể giải thích đƣợc rằng, so sánh là đem cái này đối chiếu với cái khác, đem cái nọ đặt cạnh cái kia để hiểu rõ hơn về cái đƣợc đem ra so sánh ấy. Đây là cách hiểu phổ biến và thông dụng hiện nay.

Theo cuốn Từ điển tiếng Việt do tác giả Văn Tân chủ biên thì so sánh là “so cẩn thận vật này với vật khác để biết tốt xấu, hơn kém” [1; tr 888], cịn cuốn Từ điển tiếng Việt do Hồng Phê chủ biên thì so sánh là “nhìn vào cái này mà xem xét cái kia để thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc hơn kém” [2; tr 830]. Tƣơng tự nhƣ vậy, cuốn Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Nhƣ Ý chủ biên thì “so sánh” đƣợc hiểu là “xem xét cái này với cái kia để thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc sự hơn kém nhau” [3; tr 1380].

Trong khi đó, ở nƣớc ngồi, khi tìm hiểu về so sánh, các nhà nghiên cứu cũng đều đƣa ra cách hiểu của mình về khái niệm này. Trong Từ điển Triết học của Liên xô (cũ), so sánh đƣợc xem là: “Đối chiếu các đối tƣợng nhằm phát hiện ra những nét giống nhau hay khác nhau giữa chúng (hoặc cả hai cái cùng một lúc). Là tiền đề quan trọng nhất của khái quát hóa. Đóng một vai trị to lớn trong suy lí theo phép tƣơng tự. Những phán đoán

thể hiện kết quả so sánh là mục tiêu phát hiện nội dung các khái niệm về các đối tƣợng đƣợc so sánh; về mặt này thì so sánh đƣợc dùng làm một phƣơng pháp bổ sung - và đôi khi cả thay thế - cho định nghĩa” [2]. Điều này có nghĩa là khi đã nói đến so sánh là phải có hai đối tƣợng và đem hai đối tƣợng đó đặt cạnh nhau để xem xét nhằm rút ra đƣợc cái gì giống nhau và khác nhau giữa chúng. Nhƣ vậy, trong hoạt động nhận thức, so sánh đều đƣợc các nhà khoa học thống nhất coi là một thao tác. So sánh là cốt lõi của suy luận tƣơng tự trong logic học, đó là việc “xác định sự giống nhau trong một số mặt, tính chất và quan hệ giữa những đối tƣợng không đồng nhất; suy lí theo tƣơng tự là những kết luận đƣợc rút ra căn cứ vào sự giống nhau ấy...”. Điều này cho thấy, so sánh là một thao tác trí tuệ giúp con ngƣời dùng để nhận thức hiện thực khách quan, để suy luận và khám phá thế giới.

Trong một thời gian dài, nhà trƣờng phổ thông của Việt Nam, ở nhiều cấp học, bậc học, khi nói đến so sánh, phần lớn học sinh đều hiểu theo cách định nghĩa mà chúng tơi vừa nêu trên. Đó là việc đem cái này đối chiếu với cái khác, đem đối tƣợng này đối chiếu với đối tƣợng kia để tìm đƣợc cái tƣơng đồng hoặc khác biệt giữa chúng.

Hiểu nhƣ vậy là đúng, không sai, nhƣng chƣa thật đầy đủ, nếu nhƣ chúng ta muốn đi sâu hơn nữa vào việc tìm hiểu so sánh ở những lĩnh vực khác nhau. Trong nghiên cứu khoa học, tuy cùng gọi là “so sánh”, nhƣng các nhà khoa học vẫn có sự xác định khác nhau về khái niệm này, tùy thuộc vào góc độ nghiên cứu. Chúng ta biết rằng, cùng một sự vật, hiện tƣợng nhƣng nếu đứng dƣới góc độ xem xét khác nhau sẽ có thể dẫn đến những cách phân tích, nhận xét và có những kết luận khác nhau; và vì thế chúng ta có thể nhận thấy rằng, so sánh khơng phải chỉ là đối tƣợng nghiên cứu của một lĩnh vực khoa học duy nhất mà còn là đối tƣợng nghiên cứu chung của nhiều lĩnh vực khoa học khác. Nhƣng dƣới mỗi góc độ ấy, vì những mục

đích và phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau mà các nhà khoa học vẫn có thể phân tích và nhìn nhận chúng theo những cách khác nhau. Nhƣ đã phân tích ở trên, dƣới góc độ của logic học thì “so sánh” sẽ là một “thao tác”, giúp cho việc nhận thức thế giới một cách chính xác, đầy đủ hơn.

Ở Tiểu học, so sánh là kĩ năng nhận ra những điểm giống và khác nhau giữa hai hay nhiều sự vật, hiện tƣợng, khái niệm hoặc quy trình,…..… Ở THCS, so sánh liên quan đến việc xác định các điểm tƣơng đồng và khác biệt giữa hai hoặc nhiều đối tƣợng, khái niệm hoặc sự kiện. HS thực hiện các quan sát chi tiết để xác định các điểm tƣơng đồng và / hoặc sự khác biệt, từ đó rút ra kết luận về tầm quan trọng của sự tƣơng đồng và/ hoặc sự khác biệt.

Một phần của tài liệu Xây dựng các chỉ báo và câu hỏi đánh giá năng lực khoa học của học sinh trong dạy học mở đầu về khoa học tự nhiên khoa học tự nhiên 6 (Trang 46 - 48)