9. Cấu trúc của luận văn
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.4. Khái quát chung về nghị luận văn học
1.1.4.1. Khái quát về văn nghị luận văn học
Văn nghị luận là dạng văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc,
người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Trong cuộc sống, khi gặp những vấn đề cần bàn bạc, trao đổi, phát biểu bình luận bày tỏ quan điểm thì người ta sử dụng văn nghị luận. Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục ; những tư tưởng quan điểm phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
Nghị luận văn học là dạng văn bản dùng để bày tỏ sự cảm thụ tác phẩm
văn học theo suy nghĩ của cá nhân, là những lý lẽ để đánh giá, phân tích, bàn bạc về vấn đề thuộc lĩnh vực văn học để khám phá thế giới nội tâm của tác giả, đồng thời tìm ra những giá trị thuyết phục người khác nghe theo quan điểm, ý kiến cá nhân của mình.
Về kiểu bài, ở trường THPT, học sinh được làm các kiểu bài NLVH sau :
23
Kiểu bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. Đây là một hình thức
của bài văn NLVH mà nội dung là phân tích, bình luận một ý kiến về lịch sử văn học, lý luận văn học, tác phẩm văn học…
Ví dụ đề thi Đại học khối C năm 2006 của Bộ Giáo dục và đào tạo :
Trong bài Cảm nghĩ về truyện “Vợ chồng A Phủ”, Tơ Hồi viết:
“Nhưng điều kỳ diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt.” (Tác phẩm văn học 1930 – 1975, Tập hai, NXB Khoa học Xã hội, 1990. tr.71)
Phân tích nhân vật Mỵ trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (đoạn trích được học) của Tơ Hồi để làm sáng tỏ nhận xét trên.
Kiểu bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Học sinh trình bày ý kiến,
nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ hay đoạn thơ. Ví dụ : Nêu cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau :
Bèo giạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mơng khơng một chuyến đị ngang. Không cầu gợi chút niềm thân mật, Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa. Lịng q dợn dợn vời con nước,
Khơng khói hồng hơn cũng nhớ nhà.
(Trích Tràng giang - Huy Cận, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 29)
Kiểu bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xi. Học sinh
trình bày ý kiến, nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm, đoạn trích văn xi.
24
Ví dụ : Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong tác phẩm Chữ người tử tù để thấy đó là cảnh tượng xưa nay chưa từng có.
Kiểu bài so sánh văn học. Đây là kiểu bài khó và chưa được cụ thể thành bài học trong chương trình sách giáo khoa hiện hành nhưng thực tế, giáo viên vẫn hướng dẫn học sinh làm kiểu bài này. Mục đích của kiểu bài này trước hết và quan trọng là để chỉ ra được chỗ giống và khác nhau giữa các đối tượng so sánh, từ đó thấy được những mặt kế thừa, những điểm cách tân của từng khuynh hướng văn học, giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm; thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm; sự đa dạng muôn màu của phong cách nhà văn, góp phần hình thành kỹ năng lý giải nguyên nhân của sự khác nhau giữa các hiện tượng văn học.
Ví dụ: Đề thi thử kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 trường THPT Phạm Phú Thứ (thành phố Hồ Chí Minh)
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Tơ Hồi viết Vợ chồng A Phủ; sau năm 1975, Nguyễn Minh Châu viết Chiếc thuyền ngoài xa. Đều viết về nỗi khốn khổ của người phụ nữ nhưng cách nhìn nhận, cách giải quyết vấn đề và thơng điệp mà hai nhà văn muốn gửi đến bạn đọc có khác nhau. Anh (chị) hãy làm sáng tỏ điều đó.
1.1.4.2. Yêu cầu của một bài văn nghị luận văn học
Đã có rất nhiều ý kiến, tài liệu đưa ra những yêu cầu đối với một văn bản NLVH. Dựa trên những gì được tìm hiểu cùng với kinh nghiệm thực tế, chúng tôi đưa ra những yêu câu cầu sau đối với một văn bản NLVH.
Trước hết, văn bản NLVH phải đảm bảo đầy đủ, chính xác yêu cầu của đề bài. Về cơ bản, bài viết NLVH phải đảm bảo các yêu cầu về nội dung và
hình thức.
Về mặt hình thức, văn bản NLVH phải đảm bảo cấu trúc của một bài văn NLVH, đảm bảo đúng chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt và cách trình bày cần sáng rõ. Trong bài viết có vận dụng, kết hợp hài hòa giữa các
25
TTLL để làm sáng tỏ yêu cầu của đề bài, người đọc hiểu được quan điểm của người viết về vấn đề cần bàn luận.
Về mặt nội dung, văn bản NLVH xác định đúng vấn đề nghị luận. Hệ thống luận điểm, luận cứ logic phải làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
Sau khi đảm bảo các yêu cầu cơ bản, một bài viết NLVH được đánh giá cao còn là một bài viết có dấu ấn đặc sắc riêng. Không như các môn học
khác chỉ cần tìm ra đáp án chính xác, bài văn NLVH không chỉ cần đảm bảo u cầu “đúng” mà cịn phải “hay”, khơng chỉ đảm bảo tính khoa học mà cao hơn nữa là phải có tính nghệ thuật, thẩm mĩ cho bài viết. Mà cái hay, cái đẹp, cái thẩm mĩ… có thể mang tính chủ quan. Học sinh có thể tạo cái hay, cái đẹp cho bài viết của mình bằng cả những sáng tạo hình thức, những lý giải sâu sắc về nội dung, những suy nghĩ mới khơng theo lối mịn… Để có được điều đó là cả một câu chuyện dài, một q trình rèn luyện, tích lũy dày cơng.
1.1.4.3. Cấu trúc một bài văn nghị luận văn học
Thông thường, một bài viết NLVH thường có bố cục 3 phần :
Phần đặt vấn đề/ giới thiệu vấn đề : Ở phần này, học sinh sẽ giới thiệu
nội dung nghị luận, giới thiệu ngữ liệu, ý kiến… mà đề bài yêu cầu nghị luận.
Phần triển khai, giải quyết vấn đề nghị luận : Ở phần này học sinh sẽ
vận dụng các thao tác nghị luận như phân tích, so sánh, bình luận, bác bỏ để làm triển khai vấn đề nghị luận, bày tỏ quan điểm cá nhân về vấn đề nghị luận, thuyết phục người đọc đồng tình với quan điểm của mình.
Phần tổng kết : Ở phần này, học sinh sẽ khái quát lại trọng tâm của bài
viết, khái quát nhận thức, cảm xúc của mình về vấn đề nghị luận.
Đó là cấu trúc thông thường của một văn bản NLVH. Học sinh bằng khả năng của mình hồn tồn có thể sáng tạo cho cả bài viết hoặc trong từng phần của bài viết.
1.1.4.4. Các bước xây dựng một bài văn nghị luận văn học Bước 1 : Phân tích đề, định hướng bài viết
26
Đây là bước đầu tiên và cũng là một bước rất quan trọng khi tiến hành viết bài nghị luận văn học. Phân tích đề, định hướng bài viết chính là kim chỉ nam cho cả bài bài viết. Nếu định hướng tốt thì bài viết sẽ đi đúng hướng và sâu sắc.
Trong bước này, học sinh thường được hướng dẫn là đọc kĩ đề, xác định các từ khóa trong đề bài để nắm được trọng tâm yêu cầu. Về cơ bản, học sinh cần phải xác định được ở đề bài những yêu cầu về nội dung nghị luận, kiểu bài, giới hạn ngữ liệu... Nếu coi bài viết là một lập luận thì bước xác định yêu cầu của đề bài chính là xác định luận đề cho bài viết.
Bước 2: lập dàn ý/ đề cương
Hình thành dàn ý chính là hình thành bộ khung, các luận điểm/ ý chính cho bài viết. Bước lập dàn ý này có tác dụng giúp học sinh hình thành khái quát sơ lược bài viết, tránh thiếu ý, sót ý, xác định được đâu là ý trọng tâm, đâu là ý bổ sung. Từ đó cịn tạo tiền đề cho việc phân phối thời gian hợp lý khi viết bài.
Lập dàn ý trải qua hai bước nhỏ. Đầu tiên học sinh sẽ lập dàn ý khái quát là những luận điểm chính cho bài viết ở cả 3 phần: đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận về vấn đề. Sau khi đã hình thành các luận điểm chính, học sinh sẽ tìm các lý lẽ, dẫn chứng của các luận điểm chính. Đây là bước hình thành dàn ý chi tiết. Dàn ý càng chi tiết thì càng định hướng rõ ràng cho công đoạn tạo lập văn bản.
Bước 3. Tạo lập văn bản nghị luận
Trên cơ sở dàn ý chi tiết, học sinh sẽ tiến hành khâu quan trọng nhất là tiến hành tạo lập văn bản nghị luận. Đây là bước các em cần huy động tổng hợp tri thức, kĩ năng viết, kĩ năng phân phối thời gian… cùng với cảm xúc, trải nghiệm cá nhân. Bước này không chỉ đơn giản là cụ thể hóa dàn ý chi tiết mà trong q trình viết, học sinh cần lưu ý đến các phương tiện diễn đạt, liên kết tồn văn bản… Trong q trình viết, học sinh cịn có thể điều chỉnh dàn ý
27
hình thành lúc đầu. Bên cạnh đó, trong kiểu bài nghị luận văn học, yếu tố cảm xúc là yếu tố chỉ xuất hiện trong lúc học sinh viết bài mà bước lập dàn ý khơng thể hiện ra. Nhưng đây cũng chính là một yếu tố rất quan trọng tham gia vào việc tạo nên một bài viết đúng và sâu sắc, tạo ấn tượng cho bài viết. Học sinh bằng những trải nghiệm thực tế sẽ tạo nên những bài viết có “hồn” hay khơng.
Bước 4. Kiểm tra lại bài viết
Trong quá trình viết bài, sau mỗi phần quan trọng, thậm chí sau mỗi đoạn học sinh đã phải có thao tác kiểm tra nhanh phần vừa triển khai. Nhưng về cơ bản, sau khi viết/tạo lập xong văn bản nghị luận học sinh sẽ phải tiến hành kiểm tra tổng thể lại bài về các lỗi như chính tả, dùng từ đặt câu, bài viết đã đảm bảo các luận điểm, lý lẽ… Nếu có thiếu sót, học sinh sẽ phải tiến hành bổ sung cho bài viết.
Bước 5. Rút kinh nghiệm
Nhiều người cho rằng, khi học sinh kiểm tra lại bài và nộp bài là học sinh đã hoàn thành các khâu của việc tạo lập một văn bản nghị luận văn học. Theo tôi, bước cuối cùng hoàn thiện một bài viết nghị luận văn học là học sinh sau khi được trả bài, được giáo viên và bạn bè nhận xét sẽ phải tự rút ra ưu điểm, nhược điểm trong bài viết của mình thì mới hồn thành một bài viết. Điều này khơng chỉ có ý nghĩa với chính bài viết hiện tại của học sinh mà cịn có ý nghĩa tạo tiền đề để những bài viết sau được tốt hơn, không mắc lại những thiếu sót đã được giáo viên và bạn bè chỉ ra.
1.1.4.5. Vai trò TDPB trong làm văn nghị luận văn học
Trước khi học sinh trình bày cảm nhận, đánh giá, nhận xét một tác phẩm, một vấn đề văn học thì khâu đầu tiên là học sinh phải tiếp nhận, cảm thụ tác phẩm văn học đó. Ngay từ lúc này, TDPB có ý nghĩa rất lớn trong việc tiếp nhận văn học.
Văn bản chỉ trở thành tác phẩm khi có bạn đọc. Tiếp nhận văn học thực chất là một quá trình giao tiếp giữa người viết và người đọc, người bày tỏ và
28
người cảm thông. Trong tiếp nhận, năng lực, thị hiếu, sở thích của người tiếp nhận đóng vai trị rất quan trọng. Tuỳ theo lứa tuổi già hay trẻ, trình độ học vấn cao hay thấp, kinh nghiệm sống nhiều hay ít mà có kết quả tiếp nhận cụ thể, riêng biệt cho mỗi người. Thậm chí cùng một người, lúc nhỏ đọc tác phẩm ấy đánh giá khác, sau lớn lên đánh giá khác, về già lại đánh giá khác. Chính sự chủ động, tích cực của người tiếp nhận đã làm tăng thêm sức sống của tác phẩm.
Mặt khác, tác phẩm văn học tái hiện cuộc sống, cảm xúc, tư tưởng… trong tính cơ đọng, hàm súc, nhiều tầng ý nghĩa – đó là đặc trưng của nghệ thuật ngôn từ. Người đọc phải quan sát, tri giác để làm nổi lên những nét mờ, khôi phục những chỗ còn bỏ lửng, nhận ra mối liên hệ của những phần xa nhau, ý thức được sự chi phối của chỉnh thể đối với các bộ phận. Ở đây khơng chỉ có tác phẩm tác động tới người đọc, mà cịn có việc tác động, tìm tịi của người đọc đối với văn bản. Thiếu sự tiếp nhận tích cực của người đọc thì tác phẩm chưa thể hiện lên thật sinh động, đầy đặn, hoàn chỉnh.
Hơn nữa, trong văn học sử, có những vấn đề do sự tác động của hoàn cảnh lịch sử, xã hội, thời đại mà khơng cịn giữ ngun những cách nhìn ban đầu. Có những vấn đề hơm qua đúng hơm nay khơng còn dùng và ngược lại. Nhiều vấn đề có nhiều cách hiểu, gây tranh cãi nhiều thập kỉ mà khơng tìm ra chân lí.
Vì vậy hơn bao giờ hết, trong học văn nói chung, tiếp nhận văn học nói riêng, rất cần cái nhìn độc lập, cái nhìn mới, cách cảm mới để tìm ra những giá trị mới. Học sinh như những bạn đọc sáng tạo có thể lập luận để đưa ra chân lí đúng đắn hơn cho vấn đề. Yêu cầu này đặt ra đòi hỏi phải trang bị kĩ năng phân tích, đánh giá… vấn đề ở nhiều chiều hướng, vận dụng khả năng độc lập suy nghĩ cũng như sở thích, cách cảm thụ khác nhau của học sinh. Như vậy có thể thấy TDPB là rất cần thiết trong dạy và học Ngữ văn.
29
Sau quá trình tiếp nhận thì khi viết bài văn NLVH là lúc học sinh thể hiện những quan điểm, suy nghĩ, lý giải, đánh giá cá nhân đó một cách logic, hệ thống, thuyết phục.
Phản biện trong văn NLVH vừa có cái giống vừa có cái khác với phản biện trong nghị luận xã hội. Nếu đối tượng phản ánh và phạm vi phản ánh của văn nghị luận xã hội là những vấn đề về tư tưởng, đạo lí, hiện tượng xã hội… những vấn đề mang tính thời sự thì đối tượng nghị luận của văn NLVH chủ yếu là các vấn đề được đề cập trong tác phẩm văn học, vấn đề văn học sử, giá trị của tác phẩm… Đối tượng khác nhau nên hướng phản biện cũng khác nhau. Khi nghị luận những vấn đề xã hội, người viết không chỉ bàn luận một cách độc lập mà còn biết xem xét, đánh giá từ các góc nhìn, các quan điểm khác nhau của dư luận xã hội. Để phản biện được sâu sắc trong bài văn nghị luận xã hội, theo chúng tơi, người viết phải bám sát, phải trải mình với hiện thực, có vốn sống. Vốn sống càng phong phú thì bài viết nghị luận xã hội càng sâu sắc, bài làm văn sẽ giàu sức sống, mang tính thời sự cao, kết hợp với việc mạnh dạn đề xuất chính kiến của mình để lí giải và thuyết phục người đọc bằng những lí lẽ xác đáng. Nhưng phản biện trong văn học, học sinh khơng chỉ cần có vốn sống phong phú mà cịn cần có một sự hiểu biết nhất định về đời sống văn học, có kiến thức chiều sâu về tác giả, tác phẩm, năng lực tiếp nhận và cảm thụ… Muốn có được điều này, học sinh phải trải qua thời gian tìm, đọc, suy nghĩ... chưa kể đến sự đam mê, yêu thích. Chính vì thế phản biện trong bài viết NLVH thường khó khăn hơn, địi hỏi cơng sức nhiều hơn. Điều này lý giải vì sao, học sinh phổ thông cảm thấy dễ dàng bày tỏ quan điểm hơn trong bài viết nghị luận xã hội còn trong bài văn NLVH thì thường hạn chế hơn.
30